Quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại bộ công thương lào (Trang 100 - 103)

NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BỘ CÔNG THƯƠNG LÀO

3.1.1. Quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về phát triển nguồn nhân lực

3.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực của Bộ Công ThươngCHDCND Lào đến 2020 CHDCND Lào đến 2020

3.1.1. Quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về phát triển nguồnnhân lực nhân lực

Đại hội IX của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã xác định rõ phải “gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ”. Đây chính là nội dung quan trọng thể hiện tính thực tế của chiến lược phát triển nhanh và bền vững của CHDCND Lào trong điều kiện hiện nay. Để thực hiện chiến lược này, Đại hội IX cũng nêu rõ những giải pháp trực tiếp cho chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đó là: “Xây dựng và hồn thiện giá trị, nhân cách con người Lào”; “đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt”; “Xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về nâng cao sức khỏe, tầm vóc con người Lào”. Có thể thấy rõ những định hướng chiến lược của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa:

Thứ nhất, gắn phát triển nguồn nhân lực với việc đẩy nhanh tốc độ phát

triển kinh tế - xã hội.

Chúng ta nhận thức rõ rằng, để có được những con người phát triển toàn diện, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì việc đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế

- xã hội để ngày càng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động phải được coi là nhiệm vụ cấp bách và mang tính quyết định. Vì thế, để có nguồn nhân lực có chất lượng Đảng và Nhà nước Lào đã và đang quan tâm đồng bộ tới những vấn đề sau:

- Chăm lo đời sống vật chất đi đôi với đời sống tinh thần của người lao động. “Đối với con người hưởng thụ không thể tách rời với cống hiến, phần cống hiến phải nhiều hơn phần hưởng thụ, bên cạnh nhu cầu vật chất cịn có nhu cầu tinh thần”. Nâng cao đời sống vật chất cho người lao động trước hết thơng qua đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với công bằng xã hội. Tình trạng phân hóa giàu nghèo nhanh chóng cùng với việc phát triển kinh tế thị trường những năm đổi mới đã tạo ra những hệ lụy về mặt xã hội sâu sắc. Giải quyết tình trạng này phải giữ vững nguyên tắc vừa bảo đảm kích thích sản xuất phát triển vừa có chính sách xã hội để tạo nên sự công bằng trong xã hội ở thời kỳ phát triển kinh tế thị trường.

- Tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh thị trường, phát triển kinh tế thị trường với đặc trưng là cạnh tranh sẽ tạo được động lực to lớn thúc đẩy sự vươn lên của nguồn nhân lực. Không vươn lên sẽ khơng có khả năng cạnh tranh, sẽ bị chính địi hỏi của nền kinh tế đào thải.

- Phải giữ vững tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế trong hội nhập quốc tế. Điều này giúp người lao động nước ta một mặt phát huy được tính tự tơn dân tộc, quyết tâm phấn đấu cho nền kinh tế nước nhà phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu, mặt khác cũng tạo cơ hội để người lao động Lào có thể tiếp thu cơng nghệ tiên tiến của thế giới, bồi bổ nguồn nhân lực trong nước, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

sức áp lực này phải được giải quyết theo “Phương hướng quan trọng nhất là Nhà nước cùng toàn dân ra sức đầu tư phát triển, thực hiện tốt kế hoạch và các chương trình kinh tế - xã hội. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi người dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động … Giảm đáng kể tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn”.

- Tăng cường cơng tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể chất cho người lao động và mọi người dân, đẩy mạnh kế hoạch dân số - kế hoạch hóa gia đình là bảo đảm thể chất và tính ổn định của nguồn nhân lực. Vấn đề này được Đảng Nhân dân cách mạng Lào xác định: “Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe là trách nhiệm của cộng đồng và mỗi người dân, là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đồn thể nhân dân và các tổ chức xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trị nịng cốt”, đồng thời đã có chương trình về kế hoạch hóa gia đình, ổn định tỷ lệ tăng dân số.

- Ngăn chặn, đẩy lùi tệ nạn xã hội vừa trực tiếp bảo đảm thể chất cho nguồn nhân lực của đất nước, vừa hướng tới mục tiêu phát triển con người.

Thứ hai, gắn việc phát triển nguồn nhân lực với q trình dân chủ hóa,

nhân văn hóa đời sống xã hội, khai thác có hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại. Đó là quan điểm tạo mơi trường lành mạnh cho các giá trị sống của nguồn nhân lực phát triển. Để có được mơi trường đó, trước hết phải coi trọng giáo dục đạo lý làm người, ý thức, trách nhiệm công dân, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, đạo đức, lối sống văn hóa, lịch sử dân tộc và bản sắc dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của mỗi người và tiền đồ của đất nước.

Thứ ba, nâng cao chất lượng sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học, công

nghệ. Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã chỉ rõ: “Đổi mới chính sách đào tạo, sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tơn vinh nhân tài, kể cả người Lào ở nước ngoài”. Giải quyết tốt vấn đề này là tạo được yếu tố nội sinh của nguồn nhân lực, cơ sở bền vững cho phát triển và hội nhập.

Thứ tư, để có nguồn nhân lực tốt trước hết phải có chiến lược phát triển

con người trên cơ sở một hệ thống chính sách đồng bộ hướng tới con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

Sự nghiệp đổi mới càng đi vào chiều sâu, thành tựu thu được ngày càng to lớn và được khẳng định. Quan điểm về xây dựng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực của thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế được Đảng Nhân dân cách mạng Lào thể hiện sâu sắc với quyết tâm chính trị cao và sự đồng thuận rộng lớn của tồn xã hội. Đó là những định hướng để nguồn nhân lực của đất nước phát triển nhanh, lành mạnh, đúng hướng.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại bộ công thương lào (Trang 100 - 103)