Phân loại nguồn nhân lực trong tổ chức công

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại bộ công thương lào (Trang 30 - 33)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG TỔ CHỨC CÔNG

1.1.3. Phân loại nguồn nhân lực trong tổ chức công

a) Nguồn nhân lực sẵn có trong dân số: bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động khơng kể đến trạng thái có làm việc hay khơng làm việc, khái niệm này còn được gọi là dân cư hoạt động có nghĩa là tất cả những người có khả năng làm việc trong dân cư tính theo độ tuổi lao động theo quy định.

- Độ tuổi lao động là giới hạn về những điều kiện cơ thế, tâm lý, sinh lý, xã hội mà con người tham gia vào quá trình lao động. Giới hạn độ tuổi lao động được quy định tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước vào trong từng thời kỳ.

Giới hạn độ tuổi lao động gồm:

+ Giới hạn dưới: quy định số tuổi thanh niên bước vào độ tuổi lao động. Ở nước CHDCND Lào hiện nay là đủ 15 tuổi.

+ Giới hạn trên: quy định độ tuổi về hưu, ở Lào hiện nay là 60 tuổi đối với nữ và 65 tuổi đối với nam.

Nguồn nhân lực sẵn có trong dân cư chiếm một tỷ lệ tương đối lớn trong dân số, thường từ 50% hoặc hơn nữa tùy theo đặc điểm của dân số và nhân lực từng nước.

Theo những tài liệu nghiên cứu gần đây cho thấy số người trong độ tuổi lao động ở các nước kinh tế chậm phát triển chiếm tỷ lệ thấp (khoảng 55% - 57%) so với các nước cơng nghiệp phát triển (khoảng 64% - 66%) Chính vì thế gánh nặng về số người không lao động ở các nước nghèo lại càng nặng hơn.

b) Nguồn nhân lực tham gia hoạt động kinh tế (dân số hoạt động kinh tế): nguồn nhân lực này không bao gồm những người trong độ tuổi lao động có khả năng hoạt động kinh tế nhưng thực tế không tham gia hoạt động kinh tế (thất nghiệp, có khả năng làm việc song khơng muốn làm việc, đang học tập).

c) Nguồn nhân lực dự trữ: gồm những người trong độ tuổi lao động nhưng vì lý do khác nhau chưa tham gia hoạt động kinh tế song khi cần có thể huy động được. Số này đóng vai trị một nguồn về nhân lực gồm có:

+ Những người làm cơng việc nội trợ trong gia đình: khi điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, nếu bản thân họ muốn tham gia lao động ngồi xã hội họ có thể nhanh chóng rời bỏ cơng việc nội trợ để làm cộng việc thích hợp ngồi xã hội. Đây là nguồn nhân lực đáng kể và đại bộ phận là phụ nữ hàng ngày vẫn phải đảm nhiệm những trọng trách duy trì, bảo vệ, phát triển gia đình về nhiều mặt đó là những hoạt động có ích và cần thiết. Cơng việc nội trợ gia đình đa dạng, vất vả đối với phụ nữ ở các nước chậm phát triển dẫn đến năng suất lao động thấp so với những công việc tương tự được tổ chức ở quy mơ lớn hơn, có trang bị kỹ thuật tốt hơn.

+ Những người tốt nghiệp ở các trường phổ thông và các trường chuyên nghiệp được coi là nguồn nhân lực dự trữ quan trọng và có chất lượng. Đây là nguồn nhân lực ở độ tuổi thanh niên có học vấn trình độ. Tuy nhiên khi nghiên cứu nguồn nhân lực này cần phải chia tỉ mỉ hơn:

Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động, tốt nghiệp trung học phổ thông, không muốn tiếp tục học nữa, muốn tìm một cơng việc.

Nguồn nhân lực đã đến tuổi lao động, chưa học hết trung học phổ thông, không tiếp tục học nữa, muốn tìm việc làm.

Nguồn nhân lực ở độ tuổi lao động đã tốt nghiệp ở các trường chuyên nghiệp (trung cấp, cao đẳng, đại học) thuộc các chun mơn khác nhau tìm việc làm.

+ Những người đã hồn thành nghĩa vụ qn sự cũng thuộc nguồn nhân lực dự trữ có khả năng tham gia vào hoạt động kinh tế. Số người thuộc nguồn nhân lực dự trữ này cũng cần phân biệt rõ có nghề hay khơng có nghề, trình độ văn hóa, sức khỏe... từ đó tạo cơng việc làm thích hợp.

+ Những người trong độ tuổi lao động đang bị thất nghiệp (có thể hoặc khơng có nghề) muốn tìm việc làm cũng là nguồn nhân lực dự trữ sẵn sàng tham gia vào hoạt động kinh tế.

1.1.3.2. Căn cứ vào vai trò của từng bộ phận

- Nguồn lao động chính: đây là bộ phận nguồn nhân lực nằm trong độ tuổi lao động và là bộ phận quan trọng nhất.

- Nguồn lao động phụ: là bộ phận dân cư nằm ngoài độ tuổi lao động có thể cần tham gia vào nền sản xuất xã hội.

- Nguồn lao động bổ sung: là bộ phận nguồn nhân lực được bổ xung từ các nguồn khác (số người hết hạn nghĩa vụ quân sự, số người trong độ tuổi lao động thôi học ra trường, số người lao động nước ngoài trở về …).

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại bộ công thương lào (Trang 30 - 33)