Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại bộ công thương lào (Trang 49 - 52)

b) Hiệu lực quản lý nguồn nhân lực

1.3.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

1.3.3.1. Đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực là các hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện có hiệu quả hơn chức năng và nhiệm vụ của mình.

Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, để phát triển kinh tế của đất nước và tạo điều kiện cho các tổ chức vượt qua được các thách thức, tận dụng cơ hội, thắng thế trong cạnh tranh thì nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao càng được đặt ra rất cấp bách. Do đó, đào tạo là một hoạt động của quản lý nguồn nhân lực giữ một vai trò chiến lược quan trọng. Điều này càng hồn tồn đúng trong lĩnh vực cơng nơi mà năng lực của nguồn nhân lực (cơng chức, viên chức) có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng các dịch vụ cung cấp cho người dân. Hơn thế nữa, công nghệ mới đã và đang xâm nhập mạnh mẽ vào môi trường của các tổ chức, các nhu cầu đào tạo đặc biệt lại càng trờ nên cấp thiết, nhất là trong trường hợp của các tổ chức công, nơi mà công nghệ được coi như phương tiện xuất sắc để tiến hành

thiết lập lại các q trình thực hiện cơng việc, phương thức phục vụ khách hành. Đào tạo nguồn nhân lực là một hoạt động quan trọng mang tính chiến lược của quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công.

Trước hết, hoạt động đào tạo trong tổ chức công được ưu tiên hướng tới việc giúp cho công chức, viên chức, người lao động thích nghi với mơi trường nghề nghiệp, nâng cao khả năng hoàn thành các nhiệm vụ với hiệu quả cao nhất. Nâng cao khả năng, thái độ và hiểu biết hiện có ở một nhân viên. Như vậy, cần có kế hoạch thực hiện và triển khai tổng thể các hoạt động, cung cấp các phương tiện để thúc đẩy nhân viên phát triển năng lực của mình. Vì vậy, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trước tiên là đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động.

Hai là, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển

của tổ chức công.

Ba là, đào tạo địi hỏi mất chi phí về tài chính, nhiều khi cũng khơng hề

dễ dàng đối với các tổ chức. Nhưng để thành công trong quản lý nguồn nhân lực thì thay đổi nhận thức là bước đột phá đối với các lãnh đạo cấp cao và quản lý các cấp trong tổ chức công. Nhận thức đào tạo khơng chỉ là chi phí đơn thuần mà là một sự đầu tư có lợi nhất trong dài hạn và cần được chi tiêu, quản lý một cách hợp lý: đúng người biết điều gì được tìm kiếm trong việc đầu tư này (đâu là các lợi ích được dự trù?), dạng đầu tư nào cần được ưu tiên (người ta phải đầu tư vào dạng đào tạo nào?), cũng như là những kỳ vọng của việc đầu tư này (các lợi ích thu được có giá trị như các khoản đầu tư hay khơng?) Điều đó có nghĩa là các khoản dành cho đào tạo phải được hạch toán và quản lý một cách hiệu quả.

1.3.3.2. Phát triển nguồn nhân lực

Bản chất của phát triển nguồn nhân lực: Có thể tìm hiểu vấn đề phát triển nguồn nhân lực theo các cách tiếp cận khác nhau:

- Tiếp cận theo hướng tìm hiểu nội dung thì phát triển nguồn nhân lực là quá trình gia tăng về số lượng; nâng cao về chất lượng của nguồn nhân lực bao gồm ba nội dung cơ bản: phát triển quy mơ và cơ cấu thích hợp; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa hiện đại hóa; giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.

- Phát triển nguồn nhân lực đòi hỏi mỗi một thành viên của nguồn nhân lực phải phát triển nhân cách; phát triển năng lực vật chất và năng lực tinh thần; tạo dựng, hoàn thiện và ngày càng nâng cao cả về đạo đức và tay nghề; cả tâm hồn và hành vi (tức là phải phát triển cả kiến thức lẫn kỹ năng; cả thể lực lẫn tinh thần, đạo đức nhân cách...)

- Ở tâm vĩ mô phát triển nguồn nhân lực là tạo ra nguồn nhân lực có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong từng thời kỳ phát triển cả về mặt quy mô, cơ cấu lượng và chất lượng. Tiếp cận theo tiêu chức “mục đích” phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, vững chắc. Các yêu cầu đó là:

Một, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với cơng nghệ, phương tiện, phương phát tiên tiến hiện đại có khả năng tạo năng suất lao động xã hội cao.

Hai, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình đổi mới cơ cấu kinh tế và tổ chức lại nền sản xuất xã hội. Về đại thể thì tỷ trọng nơng nghiệp sẽ giảm, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ sẽ tăng lên trong tổng thể nền kinh tế quốc dân; nền kinh tế tự cung tự cấp trước đây sẽ được tổ chức lại theo kiểu sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa có sự phân cơng hợp tác chặt chẽ, song song với quá trình trang bị cơng nghệ tiên tiến hiện đại.

Theo hướng đó cơ cấu lao động xã hội sẽ thay đổi, trình độ kiến thức, tay nghề, tư duy, quan hệ xã hội sẽ thay đổi cùng với sự phát triển của sự phân công lao động và tổ chức lại nên sản xuất xã hội.

Ba, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa khơng chỉ là q trình kinh tế - kỹ thuật; mà cịn là các q trình kinh tế - xã hội, q trình kinh tế và bảo vệ, tái tạo mơi trường sống. Do vậy cùng với quá trình thực hiện trang bị lại, tổ chức lại lao động xã hội, thì phải rất chú trọng các vấn đề tổ chức lại đời sống xã hội về bảo vệ, tái tạo môi trường sống cho thế hệ hiện tại và cho các thế hệ tương lai.

Bốn, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là q trình đơ thị hóa, đồng thời phát triển nơng nghiệp, nông thôn. Đất đai giành cho kinh tế doanh nông nghiệp giảm trong khi đất chuyên dung phục vụ đô thị hóa tăng nhanh. Cùng với xu hướng di cư từ nơng thơn ra thành thị thì nhiều vùng nơng thơn bị đơ thị hóa, lao động nơng thơn chuyển thành lao động thành thị.

Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động ở đơ thị trở nên cấp bách. Cần có những chính sách thích hợp để giải quyết nhu cầu này trong ngắn hạn và trong dài hạn. Trong nông thôn cùng với việc phát triển nền nơng nghiệp hàng hóa, cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ cùng phát triển. Cơ cấu ngành nghề biến động, thúc đẩy quá trình đổi mới cơ cấu lao động, và đời sống kinh tế xã hội nơng thơn.

Năm, q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với q trình phân cơng sản xuất kinh doanh quốc tế. Thị trường lao động cũng được quốc tế hóa. Vấn đề đặt ra là phải làm gì để có thể hội nhập thị trường lao động quốc tế.

Một phần của tài liệu hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại bộ công thương lào (Trang 49 - 52)