PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC
I. Văn bản khoa học và ngôn ngữ khoa học
1. Văn bản khoa học
- VBKH là VB nghiên cứu một vấn đề khoa học, trình bày một ND khoa học dùng để giảng dạy hoặc phổ biến những kiến thức khoa học thông dụng
- Các dạng: dạng viết, dạng nói
- Các loại VB: VBKH chuyên sâu, VBKH giáo khoa, VBKH phổ cập
2. Ngôn ngữ khao học
NNKH là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các VBKH
II. Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học 1. Tính khái quát, trừu tượng
- Biểu hiện rõ nhất ở các phương tiện ngôn ngữ, trước hết là các thuật ngữ khoa học
- Thuật ngữ là một bộ phận quan trọng trong vốn từ vựng của mỗi ngôn ngữ, nó có các đặc điểm
+ Là lớp từ ngữ chuyên dùng để biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ và thường được dùng trong các VBKH, công nghệ
+ Thường mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại
+ Thuật ngữ có tính khái quát, trừu tượng cao, không có tính biểu cảm
2. Tính lí trí, lôgic
- Việc dùng từ ngữ: các thuật ngữ đơn nghĩa
- Việc dùng câu: Mỗi câu thường tương đương với một phán đoán lôgic, nghĩa là được xây dựng từ hai khái niệm khoa học trở nên theo một quan hệ nhất định
- Việc trình bày các đoạn văn, văn bản thường rõ ràng và cách lập luận thường hợp lí, chắt chẽ
3. Tính khách quan, phi cá thể: Ngôn ngữ trong văn bản khoa học có màu sắc trung hoà, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc cá thể
- Về từ ngữ: Dùng các thuật ngữ đơn nghĩa, không dùng các từ ngữ đa nghĩa, nghĩa chuyển có sắc thái biểu cảm khác nhau - Về câu: Chỉ mang thông tin khoa học thuần túy với nghĩa tường minh, cấu trúc đơn giản, rõ ràng
- Về đoạn văn, văn bản: Mạch lạc, chặt chẽ
………
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT- MÔN VĂN – LỚP 12 ( Đề 1) TỔ NGỮ VĂN Năm học: 2017-2018
Họ và tên: ………
Lớp:…………
Đề Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu, Nỏ thần vô ý trao tay giặc, Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
(Tố Hữu)
Câu 1 : Đoạn thơ trên đề cập đến câu chuyện gì ? Thuộc thể loại nào của văn học dân gian ? (1.0 điểm) ...
...
...
Câu 2 : Cách nói “Trái tim lầm chỗ để trên đầu ” sử dụng biện pháp tu từ gì ? (1.0 điểm)
...
...
...
Câu 3 : Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ ? (1.0 điểm)
...
31
Điểm
Câu 4 : Theo anh/ chị, nhân vật Mị Châu đáng thương hay đáng trách ? Lí giải suy nghĩ trong khoảng 5 câu ? (3.0 điểm)
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 6:
Nói đến văn chính luận của Hồ Chí Minh không thể không nhắc đến bản Tuyên ngôn độc lập. Văn kiện này không chỉ mang ý nghĩa lịch sử trọng đại mà còn là một áng văn chính luận tiêu biểu, mẫu mực.
Tiếp sau Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận như Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966). Những văn kiện quan trọng này vừa thiết tha làm rung động trái tim hàng triệu người Việt Nam yêu nước. Những áng văn chính luận tiêu biểu của Hồ Chí Minh không chỉ được viết bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu, ghét nồng nàn, sâu sắc của một trái tim vĩ đại được biểu đạt bằng những lời văn chặt chẽ, súc tích. (Ngữ văn 12)
Câu 5: Anh/ chị hiểu ý chung của đoạn văn là gì (2.0đ)
………
………
………
………...
...
Câu 6: Từ đoạn văn trên, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 4-5 dòng trình bày suy nghĩ về Hồ Chí Minh?(2.0 đ)
………
………
………
………
………
Hết
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐÁP ÁN KIỂM TRA 15 PHÚT- MÔN VĂN – LỚP 12 TỔ NGỮ VĂN Năm học: 2017-2018 ( Đề 1)
Họ và tên: ………
Lớp:…………
Đáp án Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu, Nỏ thần vô ý trao tay giặc, Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.
(Tố Hữu)
Câu 1 : Đoạn thơ trên đề cập đến câu chuyện : Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy, thuộc thể loại truyền thuyết. (1.0 điểm)
Câu 2: Cách nói “Trái tim lầm chỗ để trên đầu ” sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nói về tình yêu mù quáng của Mị Châu. (1.0 điểm)
Câu 3 : Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm (1.0đ)
Câu 4 : Học sinh có thể chọn cách suy nghĩ của mình ( 3.0 điểm) :
- Đáng thương : vì nàng trong trắng, ngây thơ, yêu chân thành , tin tưởng tuyệt đối.
- Đáng trách : xem nhẹ vận mệnh quốc gia, quá mù quáng,...
- Vừa đáng thương vừa đáng trách : trong trắng ngây thơ nhưng vô tình làm hại quốc gia,...
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu 5:
33
Điểm
Nói đến văn chính luận của Hồ Chí Minh không thể không nhắc đến bản Tuyên ngôn độc lập. Văn kiện này không chỉ mang ý nghĩa lịch sử trọng đại mà còn là một áng văn chính luận tiêu biểu, mẫu mực.
………chỉ được viết bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn bằng cả tấm lòng yêu, ghét nồng nàn, sâu sắc của một trái tim vĩ đại được biểu đạt bằng những lời văn chặt chẽ, súc tích. (Ngữ văn 12) Câu 5: Anh/ chị hiểu ý chung của đoạn văn (2.0đ): Khẳng định giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong các bài văn chính luận của Hồ Chủ Tịch. Nhưng trong đó nổi bật nhất vẫn là bản Tuyên ngôn Độc Lập.
Câu 6: Học sinh tự trình bày theo cảm nhận của mình theo nội dung yêu cầu (2.0đ) Hết
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT- MÔN VĂN – LỚP 12 TỔ NGỮ VĂN Năm học: 2017-2018 (Đề 2)
Họ và tên: ………
Lớp:…………
Đề
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 5 :
Dân tộc Việt Nam ta xây dựng đất nước trên tình thương và đấu tranh: thương nước, thương nhà, thương người, thương mình; đồng thời đấu tranh kiên cường bất khuất chống cường quyền, chống xâm lược. Dân tộc ta có tinh thần yêu nước rất cao, đồng thời là một dân tộc giàu lòng nhân ái. Ngày nay, trong chế độ mới, chúng ta nêu cao giá trị tinh thần đó. Đặc biệt, thanh niên cần phải xây dựng tình thương sâu sắc đối với nhân dân lao động và vì tình thương đó mà căm ghét bóc lột, ăn bám và tội ác. Tình cảm ấy, ý thức ấy phải biểu hiện trong nếp sống, trong sự tiếp xúc hằng ngày với nhân dân. (Ngữ văn 12)
Câu 1: Nêu ý chung của đoạn văn? (2.0 đ)
………
………...
...
...
...
Điểm
………
………
Câu 3: Suy nghĩ của anh /chị về mối quan hệ giữa tình thương và đấu tranh trong đoạn văn?(2.0 đ)
………
………
………
………
………
………
………
………
Câu 4: Viết đoạn thể hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trong việc xây dựng xã hội tình thương và đấu tranh (viết 5 câu) (2.0 đ)
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Câu 5: Xác định câu chủ đề của đoạn văn? (1.0 đ)
………
………
………
………
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi :
Tây Bắc ơi có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàu Khi Tổ Quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu!
(Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên) Câu 6: Tình cảm của nhà thơ đối với Tây Bắc ở đoạn thơ trên ?(2.0 đ)
………
………
………
………
………
………
35
………
………
………..
Hết
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT ( Đề 2) TỔ NGỮ VĂN MÔN VĂN- LỚP 12
Năm học: 2017-2018 Họ và tên: ………
Lớp:…………
Đề
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 5 :
Dân tộc Việt Nam ta xây dựng đất nước trên tình thương và đấu tranh: thương nước, thương nhà, thương người, thương mình; đồng thời đấu tranh kiên cường bất khuất chống cường quyền, chống xâm lược. Dân tộc ta có tinh thần yêu nước rất cao, đồng thời là một dân tộc giàu lòng nhân ái. Ngày nay, trong chế độ mới, chúng ta nêu cao giá trị tinh thần đó. Đặc biệt, thanh niên cần phải xây dựng tình thương sâu sắc đối với nhân dân lao động và vì tình thương đó mà căm ghét bóc lột, ăn bám và tội ác. Tình cảm ấy, ý thức ấy phải biểu hiện trong nếp sống, trong sự tiếp xúc hằng ngày với nhân dân. (Ngữ văn 12)
Câu 1: Nêu ý chung của đoạn văn : Dân tộc Việt Nam ta xây dựng đất nước trên tình thương và đấu tranh : thương nước, thương nhà, thương người, thương mình ; đồng thời đấu tranh kiên cường bất khuất chống cường quyền, chống xâm lược. (2.0 đ)
Câu 2: Nhận xét về kết cấu của đoạn văn : Đoạn văn được viết theo cấu trúc diễn dịch. Câu chủ đề ở đoạn. Các câu sau đều phục vụ cho nội dung câu chủ đề. (1.0 đ)
Điểm
đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu diễn ra hằng ngày...Cũng như phải đấu tranh chống áp bức, cường quyền, bạo lực, xâm lược để xây nền hòa bình cho nhân loại. (2.0 đ).
Câu 4: Viết đoạn thể hiện trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay trong việc xây dựng xã hội tình thương và đấu tranh (viết 5 câu) (2.0 đ)
Hướng dẫn : Tuổi trẻ phải học tập, trải nghiệm, gắn bó với cuộc sống của nhân dân, làm những việc tốt và có ích cho xã hội. Phải biết đấu tranh với cái xấu cái ác ở xung quanh...
Câu 5 : Xác định câu chủ đề của đoạn văn : Dân tộc Việt Nam ta xây dựng đất nước trên tình thương và đấu tranh: thương nước, thương nhà, thương người, thương mình; đồng thời đấu tranh kiên cường bất khuất chống cường quyền, chống xâm lược. (1.0 đ)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi
Tây Bắc ơi có riêng gì Tây Bắc Khi lòng ta đã hóa những con tàu Khi Tổ Quốc bốn bề lên tiếng hát Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu!
(Tiếng hát con tàu- Chế Lan Viên) Câu 6: Tình cảm của nhà thơ đối với Tây Bắc?(2.0 đ)
- Là tình cảm đối với cách mạng, là lòng biết ơn, tri ân Tây Bắc
- Thể hiện khát vọng lên đường, hòa mình vào cuộc sống rộng lớn của dân tộc, hướng vào mạch nguồn của đất nước, của nhân dân.
H ết
37
Ngày soạn: 4/9/2017 Tiết : 14