(Trích – Sô-Lô-Khốp) A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: Chiến tranh, số phận con người và nghị lực vượt qua số phận. Chủ nghĩa nhân đạo cao cả thể hiện ở cách nhìn chiến tranh một cách tòan diện, chân thật cùng NT truyện
2. Về kĩ năng: Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
3. Về thái độ: Hiểu được sự khốc liệt của chiến tranh và bản lĩnh vượt lên số phận của người lính Xô viết thời hậu chiến cùng nghệ thuật đặc sắc của truyện.
B. Chuẩn bị bài học 1. Giáo viên
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức hoạt động dạy học - Tổ chức HS đọc TP
- Định hướng HS tiếp cận bài học thông qua hoat động nêu vấn đề, phân tích, diễn giảng, gợi mở, thảo luận
1.2 Phương tiện: SGK,SGV, thiết kế bài học, tranh ảnh, tư liệu về tác giả, TP nếu có.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện cần thiết C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
- Hình tượng “thuốc” – bánh bao tẩm máu người và ý nghĩa nhan đề tác phẩm và nhân vật Hạ Du – hình ảnh tượng trưng cho những người cách mạng Tân Hợi?
- Vòng hoa trên mộ Hạ Du có ý nghĩa gì?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu tiểu dẫn sgk
GV cho HS đọc phần tiểu dẫn trong
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Sô-Lô-Khốp (1905-1984)
- Sinh tại một thị trấn thuộc tỉnh Rô-xtốp trên vùng thảo
227
sgk trang 118, 119 và trả lời câu hỏi.
°Những nét chính về Sô-Lô-Khốp?
HS: dựa vào tiểu dẫn, nêu nét chính về SôLôKhốp
GV: nhấn mạnh một số ý chính về TG v cho HS tham khảo tham sgk
°Nêu xuất xứ? Phạm vi hiện thự phản ánh? Nội dung thể hiện? Vị trí đọan trích?
HS: sáng tác 1957…
GV: chốt vấn đề, giải thích
Để có được chiến thắng đó, để giúp nhân loại thoát khỏi hiểm họa phát xít, trên 20 triệu người Xô viết đã hi sinh, hơn 1700 thánh phố bị phá hủy, 70000 làng mạc cùng 3000 nhà máy, xí nghiệp bị phá hủy.
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản GV cho HS tìm hiểu Vb thông qua trả lời một số câu hỏi
°Hoàn cảnh và tâm trạng của An- đrây Xô-cô-lốp trong chiến tranh, sau khi chiến tranh kết thúc và trước khi gặp bé Va-ni-a được miêu tả như thế nào?
tHS: nêu hoàn cảnh, tâm trạng của Xô-cô-lốp
GV: diễn giải, chốt vấn đề
Xô – cô – lốp bị thương hai lần, bị bắt làm tù binh trong trại tập trung của phát xít Đức, vợ và con gái là nạn nhân của bom đạn phát xít.
Thời khắc cuối cùng trước khi chiến thắng, niềm hi vọng duy nhất là đứa con trai A-na-tô-li cũng bị dập tắt phũ phàng. Nỗi đau quá lớn làm cho Xô-lô-khốp “như vỡ tung ra” Nỗi đau cùng cực trong lòng người chiến sĩ tuy đã dạn dày trong
nguyên sông Đông.
- Tham gia công tác CM từ khá sớm, là một tấm gương về sự nỗ lực tự học để vươn đến đình cao văn hóa của nhân loại
- Một số TP tiêu biểu: sgk
- Là nhà văn Nga lỗi lạc, được đánh già vào hàng các nhà văn lớn nhất TK XX. 1965 được nhận giải thưởng Nô-ben về VH.
- Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều tứ tiếng trên thế giới.
2. Truyện ngắn “Số phận con người”
- Xuất xứ: Lần đầu được inh trên báo Sự thật, năm 1957, là TP đầu tiên trong VH Xô viết sau chiến tranh đã dũng cảm, táo bạo nhìn thẳng vào sự thật khắc nghiệt của chiến tranh, đề cập vấn đề số phận con người sau chiến tranh.
- Phạm vi hiện thực phản ánh là cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, anh dũng của nhân dân Xô viết chống phát xít Đức xâm lược (1939-1945)
- Nội dung: sgk
- Vị trí đoạn trích: là phần cuối của truyện II. Đọc hiểu văn bản
1. Nỗi đau, sự mất mát của con người do chiến tranh gây ra
a. Nhân vật Xô-cô-lốp
- Bị thương hai lần, bị bắt làm tù binh trong trại tập trung của phát xít Đức.
- Vợ và con gái là nạn nhân của bom đạn phát xít.
- Thời khắc cuối cùng trước khi chiến thắng, niềm hi vọng duy nhất là đứa con trai A-na-tô-li cũng bị dập tắt phũ phàng. Nỗi đau quá lớn làm cho Xô-lô-khốp “như vỡ tung ra” Nỗi đau cùng cực trong lòng người chiến sĩ tuy đã dạn dày trong bom đạn
- Sau chiến tranh, anh được giải ngũ ngưng không còn gia đình, không còn nhà để trở về, không dám trở về quê hương vì nỗi đau đè nặng của quá khứ.
- Tìm đến người bạn xin tá túc, kiếm việc làm là vận chuyển hàng hóa từ thành phố về các huyện.
- Kết thúc một ngày làm việc là quá và li rượu bế tắc trong lòng người cựu chiến binh đơn độc sau khi ra khỏi chiến tranh.
D. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
...
...
...
Ngày soạn: 5/2/2018 Tiết: 83
SỐ PHẬN CON NGƯỜI (tt)
(Trích – Sô-Lô-Khốp) A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: Chiến tranh, số phận con người và nghị lực vượt qua số phận. Chủ nghĩa nhân đạo cao cả thể hiện ở cách nhìn chiến tranh một cách tòan diện, chân thật cùng NT truyện
2. Về kĩ năng: Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
3. Về thái độ: Hiểu được sự khốc liệt của chiến tranh và bản lĩnh vượt lên số phận của người lính Xô viết thời hậu chiến cùng nghệ thuật đặc sắc của truyện.
B. Chuẩn bị bài học 1. Giáo viên
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức hoạt động dạy học - Tổ chức HS đọc TP
- Định hướng HS tiếp cận bài học thông qua hoat động nêu vấn đề, phân tích, diễn giảng, gợi mở, thảo luận
1.2 Phương tiện : SGK,SGV, thiết kế bài học, tranh ảnh, tư liệu về tác giả, TP nếu có.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện cần thiết C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:
- Tác giả Sô-Lô-Khốp? Truyện ngắn “Số phận con người”?
- Nỗi đau, sự mất mát của nhân vật Xô-cô-lốp do chiến tranh gây ra?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt
229
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu VB (tt)
GV cho HS tiếp tục tìm hiểu VB, GV chia hs thành 4 nhóm thảo luận trong 5 phút
° Nhóm 1: Số phận của bé Va- ni-a được nói đến ntn trong và sau chiến tranh?
HS : mất cả bố, mẹ, không người thân, họ hàng, không nhớ quê hương…
GV: nhấn mạnh một số ý chính
°Nhóm 2 :Trước và sau khi nhận bé Va-ni-a làm con, tâm trạng của Xô-cô-lốp ntn?
HS: nói tâm trạng của Xô-cô- lốp trước và sau khi nhận Va-ni- a làm con
GV: chốt vấn đề, giải thích
°Nhóm 3 : Quyết định của Xô- cô-lốp đã mang lại những khó khăn và niềm vui ntn cho hai bố con?
HS: thay đổi nếp sống, Xô-cô- lốp thấy vui hơn, ngủ ngon hơn…
GV: chốt vấn đề, giải thích
°Nhóm 4 : Cuộc vượt lên số phận của hai bố con có thực sự đơn giản, nhẹ nhàng (Trái tim Xô-cô-lốp liệu đã lành hẳn vết thương trong quá khứ? Hai cha con họ còn phải đối mặt với những thử thách nào trong cuộc sống)?
HS: suy nghĩ, phát biểu GV: định hướng vấn đề
°Suy nghĩ và thái độ của nhà văn thông qua hai nhân vật Xô- cô-lốp và Va-ni-a?
HS: nêu thông điệp nhà văn muốn gửi gắm qua hai nhân vật
I. Tìm hiểu chung II. Đọc hiểu văn bản
1. Nỗi đau, sự mất mát của con người do chiến tranh gây ra
a. Nhân vật Xô-cô-lốp b. Bé Va-ni-a
- Bố chết trận, mẹ bị bom chết khi hai mẹ con đang đi trên tàu, không còn gia đình, không có người thân
- Rách bươm xơ mướp, mặt mũi bẩn thỉu, đầu tóc rối bù, ai cho gì ăn lấy, bạ đâu ngủ đó
- Cặp mắt “như những ngôi sao sáng ngời sau trận mưa đêm”, có “đôi hàng mi dài cong vút” tố cáo cuộc chiến tranh phát xít hủy diệt, nói lên sức sống trường tồn của một dân tộc, của con người Xô viết
Bé Va-ni-a là một cái mốc tạo nên bước ngoặt về tính cách, tâm lí của Xô-cô-lốp. Nó góp phần soi sáng, tô đậm một đặc điểm của tính cách Nga: nhân ái, nâng niu, trân trọng, xót thương trẻ thơ, nạn nhân của chiến tranh phát xít.
2. Tinh thần trách nhiệm và nghị lực trong cuộc sống còn đầy khó khăn thời hậu chiến
- Trước khi nhận Va-ni-a làm con, tâm trạng Xô-cô-lốp nặng trĩu, u ám
- Nhận Va-ni-a làm con, tâm hồn anh nhẹ nhõm, bừng sáng Hai trái tim cô đơn lạnh giá bất chợt ấm lên vì được chụm lại bên nhau, được sưởi ấm bởi tình người ấm áp.
- Nhận Va-ni-a làm con, Xô-cô-lốp gặp phải bao nhiêu khó khăn trong cuộc sống nhưng có được niềm vui bất ngờ Lòng nhân ái có thể giúp cho trái tim con người chai sạn vì đau khổ trở nên êm dịu tình người, vượt qua đau khổ tìm lại hơi ấm tình thương gia đình.
- Bị thu bằng lái xe, sức lực cũng dần cạn kiệt nhưng anh không muốn trái tim Va-ni-a bị tổn thương
- Nỗi đau riêng vẫn ám ảnh anh trong giấc ngủ, khi tỉnh dây, gối đẫm nước mắt anh đã nuốt thầm giọt lệ để Va-ni-a không phải khóc
Xô-cô-lốp là điển hình của tính cách Nga kiên cường, dũng cảm, giàu lòng nhân ái, là biểu tượng cho số phận con người trong TK XX.
3. Suy nghĩ, thái độ của tác giả
- Không giấu giếm niềm kính trọng, cảm mến đối với nhân vật
- Suy nghĩ sâu sắc về tính cách Nga, số phận và tính cách con người chân chính, nghĩa vụ, trách nhiệm, sự hy sinh vô
Tố cáo chiến tranh, khát vọng hướng đến hòa bình.
4. Củng cố:
- Ý nghĩa văn bản: Con người bằng ý chí và nghị lực, lòng nhân ái và niềm tin vào tương lai, cần và có thể vượt qua những mất mát do chiến tranh và bi kịch của số phận.
- Nghệ thuật:
+ Miêu tả sâu sắc, tinh tế nội tâm và diễn biến tâm trạng nhân vật.
+ Lối kể chuyện giảng dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn và lôi cuốn.
+ Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc.
5. Dặn dò: Học toàn bài, chuẩn bị bài “Trả bài viết số 6” cho tiết sau.
D. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
...
...
...
Ngày soạn: 10/3/2018 Tiết: 84