A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: Đối tượng của dạng đề nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; Cách thức triển khai bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
2. Về kĩ năng
- Tìm hiểu đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
- Huy động kiến thức, những cảm xúc, trải nghiệm của bản thân để viết bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
3. Về thái độ: Củng cố, nâng cao kiến thức về VNL, biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về VH.
B. Chuẩn bị bài học 1. Giáo viên
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức hoạt động dạy học - Tổ chức HS đọc văn bản
- Định hướng HS tiếp cận bài học thông qua hoat động nêu vấn đề, phân tích, diển giảng, gợi mở, thảo luận 1.2 Phương tiện : SGK,SGV, thiết kế bài học.
2. Học sinh
- Soạn bài trước khi đến lớp
- Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện cần thiết C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Cách làm bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ?
3. Bài mới
55
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đề và lập dàn ý
GV cho HS tìm hiểu 2 đề bài trong sgk trang 84 và hoàn thành yêu cầu đề bài.
GV chia HS ra làm 2 nhóm thảo luận 2 đề trong thời gian 5 phút và đại diện trình bày khi đã lập được dàn ý
GV: đọc và nhận xét
° Nhóm 1: Nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai cho rằng: “Nhìn chung văn học VN phong phú, đa dạng; nhưng nếu cần xác định một chủ lưu, một dòng chính, quán thông kim cổ, thì đó là VH yêu nước”. Em hiểu ý kiến trên ntn?
°Nhóm 2: “Bàn về đọc sách, nhất là đọc các TPVH lớn, người xưa nói:
“Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài”. Em hiểu ý kiến trên ntn?
GV: diễn giải thêm cho ý thứ nhất phần thân bài đề 2
- Tác phẩm VH ghi lại những
cảnh,những tình,những trải nghiệm của cuộc đời.Nhưng tiếp nhận những điều đó đến mức độ nào tuỳ thuộc vào trình độ kinh nghiệm và hiểu biết về cuộc đời của người đọc.VD (tuổi-đoc Truyện Kiều).
-Tuy nhiên không phải ai từng trải cung có những hiểu biết sâu sắc tphẩm VH.Và với những người tuổi trẻ, nếu chú ý quan sát, tìm hiểu, biết nâng cao trình độ văn hoá, trình độ lí luận, nhất định họ sẽ hiểu sâu sắc TP VH.
° Cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học?
HS: đọc phần ghi nhớ sgk, GV chốt vấn đề
* Hoạt động 2: Luyện tập
GV cho HS đọc bài luyện tập trong sgk và hoàn thành theo câu hỏi
HS: đọc bài, hoàn thành GV : nhận xét, định hướng Bài 2: dàn ý
* MB: Dẫn ý kiến của Hoài Thanh * TB:
- Giới thiệu vài nét về những thành công của thơ Tố Hữu: Nội dung, NT, Vai trò cổ vũ, động viên quần chúng CM.
I. Tìm hiểu đề và lập dàn ý 1. Đề 1
a. Tìm hiểu đề
- Làm rõ nghĩa của các cụm từ: Phong phú, đa dạng (có nhiều TP với nhiều hình thức khác nhau và nhiều thể loại khác nhau), chủ lưu ( dòng chính), quán thông kim cổ (thông suốt từ xưa đến nay)
- Nói dòng VH yêu nước là chủ lưu vì VH yêu nước thời nào cũng có, nó luôn tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của LS dân tộc,vì vậy có thể nó dòng VH yêu nước bao gờ cũng là một dòng chính chảy suốt theo thời gian của lịch sư.
b. Lập dàn ý
- Mở bài: Dẫn ý kến của Đặng Thai Mai - Thân bài:
+ VHVN rất phong phú, đa dạng: Về số lượng TP, về hình thức biểu hiện, về thể loại
+ VH yêu nước là chủ lưu xuyên suốt lịch sử VHVN: Về hoàn cảnh lịch sử, về các dòng VH ở một số thời kì lịch sử nhất định
+ Nguyên nhân khiến VH yêu nước trở thành chủ lưu xuyên suốt lịch sử VHVN
. Nguyên nhân khách quan: nhiều lần, nhiều năm phải đấu rtanh chống ngoại xâm
. Nguyên nhân chủ quan: Tình cảm gắn bó với quê ĐN sâu sắc, ý thức tự tôn DT, DT yêu thích sáng tạo và thưởng thức NT.
- Kết bài: Khẳng định ý kiến của Đặng Thai Mai 2. Đề 2
a. Tìm hiểu đề
- Làm rõ ba hình ảnh so sánh trong ý kiến của L. Ngữ Đường
- Những khá cạnh đùng đắn trong ý kiến đó, những điều bổ sung, mở rộng để có quan niệm toàn diện, sâu sắc về đọc sách b. Lập dàn ý
- Mở bài: Tiếp nhận các giá trị của sách, các TPVH luôn gắn liền với điều kiện, ý kiến chủ quan của người đọc. Dẫn ý kiến của Lâm Ngữ Đường
- Thân bài:
+ Giải thích nghĩa của ba hình ảnh so sánh của L.N.Đường:
. Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua cái kẽ: Tuổi trẻ đọc sách chỉ thấy được trong phạm vi nhỏ hẹp
. Lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân: theo thời gian, kinh nghiệm, vốn sống nhiều hơn thì tầm nhìn được mở rộng hơn khi đọc sách
. Tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài: Càng nhiều vốn sống, vốn văn hóa và kinh nghiệm thì đọc sách càng hiểu sâu hơn, rộng hơn
Càng lớn tuổi, có vốn sống, vốn văn hóa, kinh nghiệm…
thì đọc sách càng hiệu qủa.
5. Dặn dò: học ghi nhớ sgk, chuẩn bị bài “Việt Bắc – phần tác giả” cho tiết sau.
D. Rút kinh nghiệm:
………
………
……….
Ngày soạn: 20/9/2017 Tiết: 21
VIỆT BẮC (Tố Hữu) PHẦN I: TÁC GIẢ
A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Tác giả Tố Hữu
- Đường cách mạng, đường thơ và phong cách thơ Tố Hữu 2. Về kĩ năng:
- Đọc hiểu một văn theo đặc trưng thể loại
3. Về thái độ: Thấy được những nét chính trong cuộc đời thơ Tố Hữu, cảm nhận được một thời CM, kháng chiến gian khổ mà anh hùng của đất nước.
B. Chuẩn bị bài học 1. Giáo viên
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức hoạt động dạy học - Tổ chức HS đọc văn bản
- Định hướng HS tiếp cận bài học thông qua hoat động nêu vấn đề, phân tích, diển giảng, gợi mở, thảo luận
1.2 Phương tiện : SGK,SGV, thiết kế bài học, tư liệu, tài liệu nếu có 2. Học sinh
- Soạn bài trước khi đến lớp
- Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện cần thiết C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ
- Cảm nhận của em về một doạn thơ mà em thích nhất trong bài “Tây Tiến” của Quang Dũng?
- Đọc và phân tích đoạn thơ “Tây Tiến đoàn binh…..độc hành” trong bài thơ Tây Tiến, để làm rõ chân dung người chiến sĩ Tây Tiến – Quang Dũng ?
3. Bài mới
57
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về tiểu sử tác giả Tố Hữu GV cho HS đọc I sgk, trả lời câu hỏi.
• Nêu những nét chính về Tố Hữu?
HS: Dựa vào tiểu sử, tìm ý trả lời…
GV: định hướng ý chính, bổ sung kiến thức về T.Hữu: Cha, mẹ nhà thơ đều là những người yêu VHDG, tiếng hát ngọt ngào, êm dịu của người mẹ đã nâng giấc cho nhà thơ khi còn nhỏ ,trách nhiệm làm thư kí phải thức dạy từ 4 giờ sáng ghi chép ca dao, tục ngữ cho cha là một kỉ niệm đáng sợ thời thơ ấu nhưng để lại bao âm điệu, câu chữ ngân nga mãi trong lòng, hóa thân vào giọng điệu ngọt ngào, tâm tình thương mến trong thơ T.Hữu…
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đường CM, đường thơ Tố Hữu
GV cho HS đọc phần II trong sgk trang 95,96,97 và hoàn thành câu hỏi
• Có thể chia đời thơ Tố Hữu thành mấy chặng? Tác phẩm tiêu biểu của từng chặng?
Tóm tắt những nét tiêu biểu về dường CM, dường thơ Tố Hữu?
HS: chia thành 5 chặng, nêu những nét tiêu biểu của từng chặng, thảo luận theo 5 nhóm trong 3 phút
° Nhóm 1: tập thơ Từ ấy
° Nhóm 2: tập thơ Việt Bắc
° Nhóm 3: tập Gió lộng
° Nhóm 4: Ra trận, Máu và hoa
° Nhóm 5: Một tiếng đờn, Ta với ta
GV: nhận xét, bổ sung hoàn thành vấn đề
* Hoạt động 3: Tìm hiểu phong cách thơ Tố Hữu
I. Vài nét về tiểu sử
- Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế, sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo.
- 12 tuổi mồ côi mẹ,13 tuổi xa gia đình vào học tại trường Quốc học Huế.
- Sớm giác ngộ CM, lí tưởng cộng sản
- 1939 bị bắt, vượt ngục tiếp tục hoạt độn CM, được giao giữ những trọng trách lãnh đạo văn nghệ, văn hóa Việt Nam trong nhiều năm
- 1996 được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học, nghệ thuật
II. Đường cách mạng, đường thơ
a. Tập thơ Từ ấy (1937-1946): Gồm 72 bài chia thành 3 phần:
Máu lửa, Xiềng xích và Giải phóng
- Đánh dấu bước trưởng thành của người thanh niên quyết tâm đi theo Đảng: chia sẻ, cảm thông với cuộc đời cơ cực của những người nghèo khổ trong xh
- Khát khao tự do, quyết tâm chiến đấu trong chốn lao tù - Nồng nhiệt ca ngợi thắng lợi của CMT8
b. Việt Bắc (1946—1954): gồm 27 bài
- Tiếng ca hùng tráng, thiết tha về cuộc kháng chiến chống Pháp và con người kháng chiến
- Thể hiện những tình cảm lớn : tình quân dân, tiền tuyến –hậu phương,miền xuôi-miền ngược…
c. Gió lộng (1955-1916): gồm 25 bài - Hướng về quá khứ để đi sâu ân tình CM - Ngợi ca cuộc sống mới trên miền Bắc
- Tình cảm thiết tha, sâu đậm với miền Nam ruột thịt
d. Ra trận (1962-1971): gồm 34 bài; Máu và hoa (1972-1977) gồm 13 bài
- Bản hùng ca về miền Nam trong lửa đạn sáng ngời
- Ghi lại chặng đường CM đầy gian khổ, hi sinh, khẳng định niềm tin, niềm tự hào khi toàn thắng về ta
e. Một tiếng đờn (1992),Ta với ta (1999)
- Những suy tư, chiêm nghiệm mang tính phổ quát về con người, cuộc đời
- Niềm tin vào lí tưởng và con đường CM, tin vào chữ nhân luôn tỏa sáng trong mỗi tâm hồn con người
III. Phong cách thơ Tố Hữu
- Về nội dung: mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc : Hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng.
- Thơ Tố Hữu đậm tính sử thi,cảm hứng lãng mạn : thơ ông luôn đề cập đến những vấn đề mang ý nghĩa lịch sử và tính toàn dân. Con người chung trong thơ Tố Hữu là con người của sự nghiệp chung với những cố gắng phi thường.
- Giọng thơ: tự nhiên,đằm thắm chân thành, ngọt ngào thương mến.
5. Dặn dò: học toàn bài, chuẩn bị bài “Luật thơ” cho tiết sau.
D. Rút kinh nghiệm:
………
………
………..
Ngày soạn: 22/9/2017 Tiết: 22