(Trích – Nguyễn Tuân)
A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức
- Vẻ đẹp đa dạng của sống Đà và người lái đò trên trang văn của Nguyễn Tuân.
- Vốn từ ngữ dồi dào, biến hóa, câu văn đa dạng, nhiều tầng, nhiều hình ảnh và nhịp điệu, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ.
2. Về kĩ năng: Đọc hiểu tùy bút theo đặc trưng thể loại
3. Về thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của sông Đà, hình tượng người lái đò, hiểu được tình yêu của N.Tuân đối với thiên nhiên, con người ở miền Tấy Bắc tổ quốc. Thấy được tài hoa, uyên bác của tác giả ở thiên tùy bút.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức hoạt động dạy học - Tổ chức HS đọc TP
- Định hướng HS tiếp cận bài học thông qua hoat động nêu vấn đề, phân tích, diển giảng, gợi mở, thảo luận 1.2 Phương tiện : SGK,SGV, thiết kế bài học, tranh ảnh, tư liệu về tác giả, sông Đà nếu có.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện cần thiết C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Khái niêm PCVH? Những biểu hiện của PCVH?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1 : Tìm hiểu tiểu dẫn sgk
GV cho HS đọc phần I trong sgk trang 185 và trả lời câu hỏi.
°Những nét chính về Nguyễn Tuân ? HS : nêu nét chính về N.Tuân khi học ở 11 GV: nhấn mạnh một số ý chính về tc giả
- Là người trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. lòng yêu nước của nhà văn thường không được phát biểu trực tiếp mà ẩn đằng sau những bức tranh thiên nhiên, những giá trị văn hóa cổ
I. Tìm hiểu chung 1. Tùy bút “ sông Đà”
- Thời gian sáng tác: Năm 1960
- Nội dung: Sự giàu có về tài nguyên và phong cảnh tuyệt vời của miền Tây Tổ Quốc cùng vẻ đẹp của con người Tây Bắc.
2. Đoạn trích “Ng ười lái đ ò s ông Đà” : sgk 127
truyền…của dân tộc
- Nguyễn tuân là nhà văn tài hoa ( nhìn nhận, khám phá mọi sự vật, hiện tượng ở phương diện thẩm mĩ, miêu tả con người ở góc độ tài hoa nghệ sĩ), uyên bác (văn ông đầy ắp những hiểu biết phong phú, đa dạng về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống (hội họa, điện ảnh…) cho đến ls, quân sự, thể thao..
- N.Tuân là người có cá tính mạnh mẽ, phóng khoáng. Ơng khơng thích những ci gì bằng phẳng, nhợt nhạt cũng như không ưa mọi khuôn phép gò bó. Ông luôn có hứng thú với những biểu hiện mới mẻ, phi thường của tạo vật và con người.
°Nêu thời gian sáng tác, nội dung của tâp tùy bút “Sông Đà”?
HS: sáng tác 1960…
GV: Tùy bút sông Đà gồm 15 thiên tùy bút và một bài thơ ở dạng phác thao đúng vào hàng kiệt tác của VHVN hiện đại.
°Nêu xuất xứ, HCST cùng cảm hứng chủ đạo của đoạn trích
“Người lái đị Sơng Đà”?
HS: nêu xuất xứ, chủ đề GV định hướng.
Nên nói qua giọng đọc: Đoạn 1 (cuộc sống của người…thế là hết thác) giọng đọc nhanh, mạnh, có khí thế,thể hiện được không khí của một trận kịch chiến gấp gáp, căng thẳng, dữ dội. đoạn 2 (Tôi có bay..cổ điển trên dòng trên), giọng đọc chậm rãi, nhẹ nhàng toát lên vẻ dịu êm, trữ tình của sông Đà
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản
°Nguyễn Tuân đã bắt mạch cảm xúc của mình từ đâu?Trong hành trình của chuyến đi gian khổ và hào hứng đến với Tây Bắc của Tổ Quốc, N.Tuân đã khắc họa những khía cạnh nào của Sông Đà?
HS : trả lời
GV : Cảm xúc khơi nguồn (Câu thơ của nhà thơ cách mạng Ba Lan; Câu thơ của Nguyễn Quang Bích về hướng chảy khác lạ của sông Đà); hai khía cạnh hung bạo và trữ tình GV chia HS ra làm 5 nhóm để thào luận
°Nhóm 1: Tìm những chi tiết miêu tả về hai bên bờ sông Đà?
Nghệ thuật?
°Nhóm 2: Tìm chi tiết về đoạn ghềnh Hát Loóng? Nghệ thuật?
°Nhóm 3: Tìm chi tiết về những hút nước trên sông? Nghệ thuật?
°Nhóm 4: Thác nước sông Đà được miêu tả như thế nào?
°Nhóm 5: Tìm chi tiết về Đá sông Đà? Nghệ thuật?
HS: thảo luận, sau 5 phút đúng lên trinh bày đại diện cho tổ GV: nghe, nhận xét, định hướng vấn đề
°Nhà văn đã tìm thấy thứ vàng nào của con sông Đà nói riêng và thiên nhiên Tây Bắc nói chung?
HS: trả lời
GV: vẻ đẹp hoang dại, hùng vĩ, tiềm năng thủy điện to lớn
II. Đọc hiểu văn bản 1. Hình tượng Sông Đà a. Sông Đà hung bạo - Hai bên bờ sông:
+ Đá dựng vách thành
+ Vách đá chẹt lòng sông như một cái yết hầu
Miêu tả, so sánh làm nổi bật sự hùng vĩ, hiểm trở của hai bên sông; lòng sông hẹp,nước chảy xiết.
- Đoạn ghềnh Hát Loóng
+ Nước xô đá,đá xô sóng,sóng xô gió + Luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt
Câu văn dài, nhân hóa, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc làm tăng sự gấp gáp như chuyển động của sóng to, gió lớn, khiến cho cà lòng sông như sôi lên, cuộn chảy dữ dằn.
- Những cái hút nước (xoáy nước):
+ Như cái giếng bê tông
+ Thở và kêu như cửa cống cái bị sặc + Nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào
+ Cạm bẫy chết người
So sánh ,nhân hóa, kể, tả, liên tưởng, tượng tượng khiến sông Đà như loài quái thú, hung ác, dữ dằn
- Thác nước sông Đà:
+ Réo gần mãi, lại réo to mãi lên + Oán trách, van xin, khiêu khích, chế nhạo
+ Rống lên như ngàn con trâu mộng, lồng lộn, phá tuông rừng lửa
Âm thanh được phóng to hết cỡ- âm vang cuồng loạn của con thác.
- Đá sông Đà – cả một chân trời đá + Mai phục hết trong lòng sông + Ngỗ ngược, nhăn nhúm, méo mó + Đứng, ngồi, nằm theo sở thích + Bày thạch trận trên sông
+ Phối hợp với nước thác
Liên tưởng, tưởng tượng phong phú, nhân hóa độc đáo khiến những hịn đá, tảng đá có sinh khí, mang tư thế, dáng vẻ của con người.
4. Củng cố: Đoạn trích, hình tượng con Sông Đà hung bạo
5. Dặn dò : Học toàn bài, chuẩn bị bài “ Người lái đò Sông Đà (tt)” cho tiết sau.
D. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
...
...
...
Ngày soạn: 27/10/2017 Tiết: 48
NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ (tt)
(Trích – Nguyễn Tuân) A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Vẻ đẹp đa dạng của sống Đà và người lái đò trên trang văn của Nguyễn Tuân.
- Vốn từ ngữ dồi dào, biến hóa, câu văn đa dạng, nhiều tầng, nhiều hình ảnh và nhịp điệu, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ.
2. Về kĩ năng: Đọc hiểu tùy bút theo đặc trưng thể loại
3. Về thái độ: Cảm nhận được vẻ đẹp của sông Đà, hình tượng người lái đò, hiểu được tình yêu của N.Tuân đối với thiên nhiên, con người ở miền Tấy Bắc tổ quốc. Thấy được tài hoa, uyên bác của tác giả ở thiên tùy bút.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức hoạt động dạy học - Tổ chức HS đọc TP
- Định hướng HS tiếp cận bài học thông qua hoat động nêu vấn đề, phân tích, diển giảng, gợi mở, thảo luận
1.2 Phương tiện : SGK,SGV, thiết kế bài học, tranh ảnh, tư liệu về tác giả, sông Đà nếu có.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện cần thiết C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ
- Hoàn cảnh sáng tác? ND của Tùy bút “Sông Đà”? Xuất xứ cùng cảm hứng chủ đạo của đoạn trích
“Người lái đò sông Đà”?
- Hình tượng con Sông Đà hung bạo?
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1: tìm hiểu VB (tt) GV cho HS tiếp tục tìm hiểu VB
°Từ những góc độ khác nhau,
II. Đọc hiểu văn bản 1. Hình tượng Sông Đà
129
N.Tuân đã có những phát hiện thật tinh tế và miêu tả một cách tài hoa những vẻ đẹp trữ tình đa dạng của dòng sông ntn ?
HS: nêu vẻ đẹp của sông Đà từ các cách nhìn khác nhau
GV: nhấn mạnh lãm rõ vấn đề
°Để khắc họa và lãm nổi bật hình tượng người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã làm thế nào?
Tương quan giữa hai bên?
HS: suy nghĩ, trả lời
GV: Nhà văn sáng tạo một đoạn văn tràn đầy không khí trận mạc, tưởng tượng ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa người lái đò với bầy thủy quái trên sông Đà nhan hiểm, xảo quyệt. thoạt nhìn đó là một cuộc chiến không cân sức…
°Trong cuộc chiến đó ai là người chiến thắng?
HS: ông lái đò đã chiến thắng…
GV định hướng, chia nhóm thảo luận trong 5 phút
°Nhóm 1: Nguyên nhân nào làm nên chiến thắng của ông lái đò?
Nhận xét về vẻ đẹp của con người lao động trên trang văn của Nguyễn Tuân?
HS: ông lái đò đã chiến thắng…
GV định hướng.
°Nhóm 2: Nếu có thể nói đến hai nét tính cách của sông Đà-hung bạo và tữ tình thì cũng có thể khái quát hai vẻ đẹp của người lái đò ntn? Đâu là chất vàng mười của những người lao động Tây Bắc mà Nguyễn Tuân đã tìm thấy và ngợi ca?
HS: suy ghĩ, trình bày ý kiến GV chốt vấn đề
* Hoạt động 2: Tổng kết GV cho HS học ghi nhớ sgk
a. Sông Đà hung bạo b. Sông Đà trữ tình
- Từ cao nhìn xuống: Sông đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc Sông Đà như người thiếu nữ Tây Bắc với vẻ đẹp trữ tình, trẻ trung, duyên dáng.
- Quan thời gian, không gian:
+ Mùa xuân: Nước xanh màu ngọc bích + Mùa thu: Nước lừ lừ chín đỏ
Tôn vinh vẻ đẹp, bày tỏ tình cảm yêu mến, tự hào về con sông xứ sở này
- Qua cái nhìn của một cố nhân: Dòng sông là một chất thơ, nối giữa quá khứ và hiện tại
- Từ điểm nhìn khi du thuyền trên sông:
+ Một vẻ đẹp tĩnh lặng, yên ả, thanh bình như còn đó dấu tích của lịch sử cha ông
+ Một vẻ đẹp tươi mới, tràn trề nhựa sống, như bắt đầu một mùa nảy lộc sinh sôi
+ Một vẻ đẹp hoang sơ, cổ kính tồn tại như mọt vĩnh hằng của tự nhiên
Tình yêu mến thiết tha đối với thiên nhiên đất nước. Với tác giả thiên nhiên cũng là một tác phẩm nghệ thuật vô song của tạo hóa tài hoa, uêyn bác, lịch lãm của tác giả.
2. Hình tượng người lái đò sông Đà
- Là vị chỉ huy “cài thuyền sáu bơi chèo” trong cuộc chiến đấu không cân sức với thiên nhiên dữ dội, hiểm độc: sóng, nước, đá, gió…
- Bằng trí dũng tuyệt vời, phong thái ung dung, tài hoa, người lái đò “nắm lấy bờm sóng” vượt qua “thủy chiến” ác liệt: đá nổi, đá chìm, ba phòng tuyến trùng vi vây bủa…thuần phục dòng sông
- Nhìn thử thách bằng cái nhìn giản dị mà lãng mạn, bình tĩnh và hùng dũng ngay cả lúc đã bị thương Người lái đò đã có một chiến thắng thật ngoạn mục
- Nguyên nhân làm nên chiến thắng của ông lái đò:
+ Ngoan cường, dũng cảm, ý chí quyết tâm vượt qua thử thách khốc liệt của cuộc sống.
+ Tài trí, sự hiểu biết, kinh nghiệm của những người đã nhiều năm gắn bó với nghề sông nước.
Người lái đò trí dũng, tài hoa têrn dòng sông hung bạo, trữ tình. Vẻ đẹp của những người lài đò àl vẻ đẹp bình dị, thầm lặng nhưng đầy trí tuệ và sức mạnh, đầy ý chí và nghị lực, tài năng và tài hoa, có khả năng chinh phục thiên nhiên, bắt nó phải phục vụ con người, xây dựng đất nước chính là “chất vàng mười” của con người Tây Bắc nói riêng và người lao động VN nói chung
Quốc, thể hiện tình yêu mến, sự gắn bó thiết tha của tác giả đối với đất nước và con người Việt Nam.
5. Dặn dò: Học toàn bài, chuẩn bị bài “ Chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận” cho tiết sau.
D. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
...
...
...
Ngày soạn: 30/10/2017 Tiết: 49