Đề bài và đáp án

Một phần của tài liệu giao an 12 MÔN VĂN tong hop cac tiet 2017 2018 HAY NHẤT (Trang 194 - 198)

1. Đề: Xem tiết trước.

2. Đáp án:

I. Đọc – hiểu: (2,0 điểm)

Câu 1: Phong cách ngôn ngữ báo chí.

(0,5 điểm) Câu 2:

- Một biện pháp nghệ thuật: Đối lập (một thung lũng có khung cảnh đẹp đẽ, thơ mộng >< xơ xác, tiêu điều.) (0,25 điểm)

- Tác dụng: nhấn mạnh và làm nổi bật tình trạng bị tàn phá nặng nề của thung lũng hoa Hồ Tây do khách giẫm đạp. (0,25 điểm)

Câu 3:

- Kỹ năng: Hình thức đoạn văn, cấu trúc chặt chẽ, đảm bảo số lượng câu, diễn đạt, dùng từ, sáng tạo. (0,5 điểm)

- Nội dung: (0,5 điểm)

+ Mỗi du khách, đơn vị kinh doanh lữ hành đều phải ý thức trách nhiệm của mình đối với việc bảo vệ quang cảnh, môi trường du lịch.

+ Các ban, ngành chức năng cũng cần chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục.

+ Xử phạt,…

Câu 2 : Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân. ( SGK Ngữ Văn 12 tập 2, NXB Giáo dục) : xem tiết trước

II. Nhận xét 1. Ưu điểm - Đọc – hiểu:

+ Nhìn chung các em nhận diện và xác định được phong cách ngôn ngữ báo chí

+ Xác định được biện pháp nghệ thuật

5. Dặn dò: Chuẩn bị bài “Chiếc thuyền ngoài xa” cho tiết sau.

D. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

...

...

Ngày soạn: 28/2/2017

RA ĐỀ BÀI VIẾT SỐ 6 (Bài làm ở nhà)

A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức

- Biết nhận diện một bài viết nghị luận văn học, biết so sánh các nhân vật trong mỗi tác phẩm văn học, liên hệ một vấn đề có liên quan đến tác phẩm.

- Biết phân tích, triển khai ý, bài viết theo hướng của yêu cầu đề 2. Về kĩ năng

195

- Biết cách viết một bài văn nghị luận văn học

- Biết lập luận ý một cách logic, hành văn trong sáng, trôi chảy, đáp ứng yêu cầu đề bài - Biết giải quyết những vấn đề đặt ra của đề bài có tính chất mở rộng phần suy luận, tư duy.

3. Về thái độ: Có sự nghiêm túc, cẩn trọng trong quá trình làm bài viết của mình B. Chuẩn bị b à i học

1. Giáo viên

1.1. Dự kiến biện pháp tổ chức hoạt động dạy học - Tổ chức HS đọc đề bài

- Định hướng HS tiếp cận đề bài và hoàn thành bài viết 1.2. Phương tiện: Đề bài giáo viên đã chuẩn bị trước 2. Học sinh

- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp

- Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện cần thiết C. Hoạt động dạy học

1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cần đạt GV phát đề cho

HS, HS đọc đề, làm bài theo thời gian quy định. Thời gian làm bài là một tuần.

Đề bài:

Cảm nhận của anh/ chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt – Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu).

ĐÁP ÁN 1. Về kiến thức :

Đây là một đề bài thuộc thể loại nghị luận văn học nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức về hình ảnh người phụ nữ trong hai tác phẩm Vợ Nhặt và Chiếc thuyền ngoài xa. HS có thể kể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng yêu cầu học sinh khi làm bài cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:

* Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm(1.0 đ)

* Nhân vật người vợ nhặt: Tuy không miêu tả thật nhiều nhưng nhân vật người vợ nhặt vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau. Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu : Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng là một lòng ham sống mãnh liệt; Phía sau vẻ nhếch nhác, lại là một người hiểu

* Nhân vật người đàn bà hàng chài: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc họa sắc nét, theo lối tương phản giữa bên ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.

Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu: Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh; Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi; Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời. (dẫn chứng) (2.0 đ)

* So sánh : Nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật :

– Tương đồng : Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khất lấp. Cả hai đều khắc họa bằng những chi tiết chân thực…(1.0 đ)

– Khác biệt : Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở nhân vật người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình…(1.0 đ)

* Lí giải sự khác biệt (2.0 đ):

+ Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao (cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà hàng chài lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại (cảm hứng thế sự – đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại)

+ Sự khác biệt giữa con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng phúc tạp (Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này.

* Kết bài: Khái quát những nét giống và khác nhau tiêu biểu và nêu những cảm nghĩ của bản thân; Bài học cho bản thân. (1.0 đ)

2. Về kĩ năng :

- Bố cục bài văn phải rõ ràng

- Hành văn trong sáng, diễn đạt gãy gọn, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, 197

sử dụng dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp.

- Trình bày sáng sủa, chữ viết sạch đẹp, ít sai lỗi câu, lỗi chính tả, lối diễn đạt.

3. Thang điểm :

- Điểm 9-10 : Đáp ứng tốt yêu cầu về kiến thức, hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, ít sai sót.

- Điểm 7-8 : Hiểu đề, hướng khai thác hợp lí. Đáp ứng được tương đối tốt các yêu cầu về kiến thức , còn vài sai sót nhỏ.

- Điểm 5-6 : Tỏ ra hiểu đề, nắm được nội dung cần trình bày. Trình bày được một nửa số ý, biết hành văn nhưng còn lúng túng, diễn đạt chưa trôi chảy.

- Điểm 2-3-4 : Bài viết quá sơ sài, không sát yêu cầu đề.Văn viết yếu, lập luận lủng củng. Còn mắc nhiều lỗi chính tả, chữ viết cẩu thả.

- Điểm 0 : Không hiểu đề, viết lan man, lạc đề hoặc để giấy trắng.

---HẾT--- 4. Củng cố: coi lại và rút kinh nghiệm cho bài sau

5. Dặn dò: chuẩn bị bài “Chiếc thuyền ngoài xa” cho tiết sau.

D. Rút kinh nghiệm:

:...

...

...

...

...

Ngày soạn: 12/1/2018 Tiết: 72

Một phần của tài liệu giao an 12 MÔN VĂN tong hop cac tiet 2017 2018 HAY NHẤT (Trang 194 - 198)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(291 trang)
w