151
A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức
- Nắm được kĩ năng làm phần đọc hiểu. Nắm được các loại phong cách, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận; biết nhận diện các kiểu văn bản, từ đó, biết đặt đề tài và xác định câu chủ đề của mỗi loại văn bản. Cách nhận diện các biện pháp tu từ từ vựng và ngữ âm, sau đó nêu tác dụng của cán biện pháp tu từ đó. Qua đó, rút ra được bài học nhận thức gì cho bản thân từ văn bản yêu cầu. Phân biệt được tục ngữ, thành ngữ...
- Kĩ năng diễn đạt, bố cục trình bày kiểu bài văn nghị luận văn học, nghị luận xã hội.
- Sửa những lỗi sai trong làm văn.
2. Về kĩ năng: Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của bản thân về kiến thức, kĩ năng viết một bài nghị luận về một vấn đề xã hội dưới hình thức của một đoạn văn, một nhận định trong văn học hay một khía cạnh trong một tác phẩm hay một đoạn trích đã được học trong chương trình.
3. Về thái độ: Hiểu đúng yêu cầu của đề để làm bài tốt hơn B. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức hoạt động dạy học - Tổ chức HS đọc lại bài viết của mình
- GV tổ chức HS học thông qua hoạt động nêu vấn đề, phân tích, thảo luận, thực hành.
- Nhận xét, định hướng cách làm
1.2 Phương tiện: SGK,SGV, thiết kế bài học, bài làm của học sinh 2. Học sinh
- Soạn bài trước khi đến lớp
- Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện cần thiết C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở ghi chép của học sinh 3. Bài mới
* Hoạt động 1: GV yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài và yêu cầu của đề bài. GV phân tích cách nhận diện đề và cách khai thác để học sinh rút kinh nghiệm.
Thảo luận chung về đề bài để xác định vấn đề nghị luận, hệ thống luận ý, phạm vi dẫn chứng, các thao tác lập luận cần sử dụng trong bài viết.
Căn cứ bài làm học sinh GV nhận xét.
A. Đề :
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
[…] Hạnh phúc của tôi còn ở lúc quay về, thảnh thơi nhìn dòng Cửu Long đục màu phù sa uốn lượn trên bạt ngàn đồng ruộng xanh non. Ngó dải rừng Cát Tiên trải một màu xanh thẫm. Nhìn những mái nhà lô nhô phía dưới, thấy có đâu đó nơi gọi là nhà mình.
Hạnh phúc của tôi không chỉ là những lúc gặp gỡ bạn bè năm châu, vui chơi trên những cung đường lạ, ngất ngây trước những cảnh hùng vĩ hoành tráng xứ người.
Hạnh phúc của tôi là lúc ngồi trên chuyến bay trở về, nghe người kế bên thì thào giọng miền Tây:
“Đi đâu về rồi cũng thấy nước Việt mình thật đẹp, quê hương mình đẹp quá”, rồi mỉm cười nghe trong mình lắng lại một cảm giác dịu ngọt.
(Trích “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu”- Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn Việt Nam, năm 2016.
Trang 144)
1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ? (0,5 điểm) 2. Xác định hai biện pháp tu tu từ có trong đoạn trích? (0,5 điểm) 3. Nêu nội dung của đoạn trích
? (1,0 điểm)
4.Vì sao khi nghe câu nói của người đồng hành trên chuyến bay trở về, tác giả lại “ mỉm cười nghe trong mình lắng lại một cảm giác dịu ngọt”? (1,0 điểm)
I. Đề bài và đáp án : Xem tiết trước.
II. Nhận xét 1. Ưu điểm
* Phần Đọc – hiểu:
- Đa số các em biết xác định được phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
- Trả lời được hai trong các biện pháp tu từ sau: ẩn dụ, liệt kê, phép điệp, điệp ngữ, điêp cấu trúc.
- Nêu được nội dung của văn bản: hạnh phúc là được trở về sau một chuyến bay khám phá vẻ đẹp xứ người; hạnh phúc là được gặp lại hình bóng quê nhà, nghe tiếng mẹ đẻ thân thương…
- Nói được tác giả “mỉm cười nghe trong mình lắng lại một cảm giác dịu ngọt”, vì: đó là tác giả nghe được tiếng nói quê nhà, tự hào về quê hương, có cảm giác thanh thản, bình yên và sự đồng cảm…
* Phần làm văn:
- Câu NLXH:
+ Biết cách viết một đoạn văn với bố cục yêu cầu là mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.
+ Xác định được vấn đề yêu cầu: Hạnh phúc là sự trở về. Đưa ra được các khái niệm và sự hiểu biết của bản thân về hạnh phúc tương đối đầy đủ, hạnh phúc là cảm giác vui sướng, thỏa mãn một điều gì đó; trở về , quay lại một chốn thân quen.
+ Biết trả lời vì sao nói hạnh phúc là sự trở về và bình luận vấn đề chặt chẽ với nhiều lí lẻ thuyết phục ( Cảm nhận được sự bình an, thư thái trong tâm hồn; Nhận ra vai trò của quê hương, đất nước với mỗi con người; Trân trọng và yêu quý những điều giản dị, bình thường của cuộc sống để từ đó giúp ta yêu đời hơn) + Biết mở rộng vấn đề: lên án những người không thiết tha với quê hương và rút ra bài học nhận thức cho bản thân.
- Câu NLXH:
+ Nhìn chung bài viết đạt yêu cầu, đa số các em hiểu đề, nắm bắt được nội dung đoạn thơ trong bài Việt Bắc của Tố Hữu.
+ Biết cách trình bày luận điểm, luận chứng, suy luận của mình thông qua đoạn thơ
+ Nêu được vài nét cơ bản về tác giả và tác phẩm cũng như nội dung chính của đoạn thơ. Thấy được khung cảnh sôi động của cuộc kháng chiến được miêu tả qua hình ảnh những con đường “ những đường Việt Bắc của ta”. Với nhà thơ, con đường là biểu tượng cho sự hợp sức chung lòng, cho sự lớn mạnh không ngừng.
Hình ảnh so sánh “ Đêm đêm rầm rập như là đất rung”, cùng với từ láy tượng thanh “rầm rập” miêu tả tiếng bước chân nhanh, mạnh của người chiến sĩ trong một cuộc ra quân vĩ đại từ khắp các ngả đường của căn cứ cách mạng.
+ Sử dụng từ láy “điệp điệp, trùng trùng” nhằm miêu tả những đoàn quân nối tiếp nhau trải dài không dứt. Họ không chỉ được miêu tả như tập thể đầy sức mạnh mà còn hiện lên rất chân thực, lãng mạn “ánh sao đầu súng”, tượng trưng cho lí tưởng trên đầu mũi súng của người lính, một hình ảnh vừa hiện thực vừa lãng mạn, gợi nhiều liên tưởng về vẻ đẹp anh bộ đội cụ Hồ. Nghệ thuật đảo ngữ ở câu 5 đã nhấn mạnh lực lượng đông đảo thứ hai rất quan trọng làm nên bản hùng ca cách mạng – dân công. Cách
153
4. Củng cố: Đọc lại bài, rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho bài viết sau.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài “Vợ chồng A Phủ” cho tiết sau.
D. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
...
...
...
Ngày soạn: 24/11/2017 Tiết: 58