A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức
- Những giá trị cơ bản của văn học
- Tiếp nhận trong đời sống văn học, tính chất và các cấp độ tiếp nhận văn học.
2. Về kĩ năng: Phân tích có chiều sâu các TPVH, cảm thụ TPVH ở cấp độ cao nhất
3. Về thái độ: Hiểu được giá trị cơ bản của VH, nắm vững bản chất của hoạt động giao tiếp văn học B. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức hoạt động dạy học - GV cho HS đọc bài
- Định hướng HS tiếp cận bài học thông qua HĐ nêu vấn đề, gợi mở, trả lời câu hỏi, phân tích, thảo luận
1.2 Phương tiện: SGK,SGV, thiết kế bài học.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện cần thiết C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ
- Lí do vì sao “vốn văn hóa dân tộc” lại có những ưu điểm và hạn chế ?
- Đặc trưng chung của văn hóa Việt Nam? Con đường hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam? Nghệ thuật
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1 : tìm hiểu giá trị văn học
GV chia hs thành 3 nhóm thảo luận 3 vấn đề trong 5 phút
- Nhóm 1: Tìm hiểu giá trị nhận thức của văn học GV cho HS đọc phần I trong sgk trang 184 đến trang 187 và hoàn thành theo yêu cầu câu hỏi
°Giá trị của VH được hiểu như thế nào?
HS: nêu KN giá trị VH GV: chốt vấn đề
GTVH là sản phẩm kết tinh từ quá trình sáng tạo
I. Giá trị văn học 1. Giá trị nhận thức
- Khái niệm: Là khả năng của VH có thể đáp ứng được yêu cầu của con người muốn hiểu biết rõ hơn, sâu hơn cuộc sống xung quanh và chính bản thân mình, từ đó tác động vào cuộc sống có hiệu quả hơn.
- Cơ sở của giá trị:
+ Xuất phát từ nhu cầu nhận thức của con người
+ Xuất phát từ khả năng phản ánh và lí giải hiện thực của sáng tác VH.
- Biểu hiện:
+ VH mang tới cho con người những nhận thức mới mẻ, sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống: tự nhiên, XH, quá khứ, hiện tại, các vùng miền, quốc gia, châu lục khác nhau…
+ VH giúp con người nhận thức về chính bản thân mình: mục đích tồn tại, tư tưởng, tình cảm, khát vọng, sức mạnh của con người…
271
văn học của nhà văn, đáp ứng nhu cầu khác nhau của đời sống con người, tác động sâu sắc đến cuộc sống và con người.
°Nêu khái niệm, cơ sở giá trị cùng biểu hiện của giá trị nhận thức của văn học?
HS: nêu KN, cơ sở, biểu hiện
GV: định hướng vấn đề chính cho HS
- Nhóm 2: Tìm hiểu giá trị giáo dục của văn học
° Nêu khái niệm, cơ sở giá trị cùng biểu hiện của giá trị giáo dục của văn học?
HS: nêu KN, cơ sở, biểu hiện
GV: định hướng vấn đề - Nhóm 3: Tìm hiểu giá trị TM của văn học
°Nêu khái niệm, cơ sở giá trị cùng biểu hiện của giá trị thẩm mĩ của văn học?
HS: nêu KN, cơ sở, biểu hiện
GV: chốt ý chính
* Hoạt động 2: GV cho HS đọc phần II trong sgk trang 188 đến trang 190 và hoàn thành theo yêu cầu câu hỏi
°Khái niệm tiếp nhận trong đời sống văn học?
HS: nêu KN GV: chốt vấn đề
°Trình bày những tính chất tiếp nhận văn học?
2. Giá trị giáo dục
- Khái niệm: Là khả năng của VH có thể làm thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, tình cảm của con người theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ, đồng thời làm cho con người ngày càng hoàn thiện về đạo đức.
- Cơ sở của giá trị:
+ Xuất phát từ nhu cầu hướng thiện của con người
+ Xuất phát từ khả năng biểu hiện VH: Khi phản ánh hiện thực, dù trực tiếp hay gián tiếp, bao giờ nhà văn cũng bọc lộ một thái độ, tư tưởng, tình cảm, sự nhận xét, đánh giá….
- Biểu hiện:
+ Về tư tưởng: Hình thành cho người đọc một lí tưởng tiến bộ, giúp họ có thái độ và quan điểm đúng đắm về cuộc sống
+ Về tình cảm: Giúp cho con người biết yêu ghét đúng đắn, làm tâm hồn con người trong sáng, lành mạnh hơn.
+ Về đạo đức: Nâng đỡ cho nhân cách con người phát triển, giúp họ biết phân biệt, biết gắn bó cuộc sống của mình với cuộc sống chung.
3. Giá trị thẩm mĩ
- Khái niệm: Là khả năng của VH có thể phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, khiến con người có thể cảm nhận và biết rung động tinh tế, sâu sắc hơn trước vể đẹp đó.
- Cơ sở của giá trị:
+ Xuất phát từ nhu cầu cảm thụ, thưởng tức cái đẹp của con người
+ Xuất phát từ đặc trưng VH: VH phản ánh đời sống theo quy luật của cái đẹp.
- Biểu hiện:
+ VH mang tới cho con người cái đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời: vẻ đẹp thiên nhiên, cảnh vật…
+ VH đi sâu miêu tả vẻ đẹp con người từ hình thể tới tâm hồn + VH khám phá những hình thức nghệ thuật phong phú, độc đáo để biểu hiện nội dung sáng tác.
II. Tiếp nhận văn học
1. Tiếp nhận trong đời sống văn học
Khi niệm: Tiếp nhận VH là quá trình người đọc bằng trí tưởng tượng, kinh nghiệm sống, vốn văn hóa và bằng cả tâm hồn, hòa mình vào TP, rung động, đắm chìm trong thế giới NT được xây dựng bằng ngôn từ, lắng nghe tiếng nói của tác giả, thưởng thức cái hay, cái đẹp, tài nghệ của người nghệ sĩ sáng tạo. Tiếp nhận VH là hoạt động tích cực của cảm giác, tâm trí người đọc, nhằm biến văn bản thành thế giới nghệ thuật trong tâm trí mình.
đến cách hiểu đúng với tác phẩm để trở về đúng với giá trị đích thực)
°Trình bày các cấp độ tiếp nhận của văn học?
HS: nêu KN, cơ sở, biểu hiện
GV: chốt ý chính
3. Các cấp độ tiếp nhận văn học - Có 3 cấp độ TNVH:
+ Cảm thụ chỉ tập trung vào nội dung cụ thể, nội dung trực tiếp của TP
. + Cảm thụ qua nội dung trực tiếp để thấy được nội dung tư tưởng của TP
+ Cảm thụ chú ý đến cả nội dung và hình thức biểu hiện của TP, hiểu TP, đối thoại với tác giả, tự đối thoại, tự đánh giá để từ đó tác động tích cực vào quá trình đời sống.
- Để tiếp nhận văn học có hiệu quả thực sự, người tiếp nhận cần:
+ Nâng cao trình độ, tích lũy kinh nghiệm
+ Trân trọng TP, tìm cách hiểu tác phẩm một cách khách quan, toàn vẹn.
+ Tiếp nhận một cách chủ động tích cực, sáng tạo, hướng tới cái hay, cái đẹp, cái đúng.
+ Không nên suy diễn tùy tiện.
4. Củng cố :
* Mối quan hệ giữa ba giá trị
- Giá trị nhận thức là tiền đề của giá trị GD, không có nhận thức đúng đắn thì VH không thể GD con người có hiệu quả. Ngược lại, giá trị GD làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức của VH; khi đã có giá trị nhận thức đúng đắn thì VH có tác động thúc đẩy con người hành động
- Giá trị nhận thức và giá trị GD của VH chỉ có thể phát huy tích cực, hiệu quả khi gắn với giá trị TM – đặc trưng của VH
- Ba giá trị cơ bản, chủ yếu đó của VH cùng môt lúc tác động tới người đọc trên từng trang sách, từng TP, và người đọc có thể cảm nhận trực tiếp điều này. Do đó,việc tìm hiểu các giá trị này của VH là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
*Cách tiếp nhận văn học: Tiếp nhận trong đời sống văn học,…
5. Dặn dò: học toàn bài, chuẩn bị bài “Tổng kết phần Tiếng Việt’ cho tiết sau.
D. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
...
...
...
Ngày soạn: 18/3/2018 Tiết: 100
273