(Nguyễn Đình Thi)
A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức
- Từ mùa thu hiện tại, nhớ về mùa thu trong quá khứ.
- Niềm vui sướng, tự hào được làm chủ đất nước và sức mạnh vùng lên của dân tộc - Thơ giàu nhạc điệu, nhiều tìm tòi, sáng tạo trong cách lựa chọn từ ngữ, hình ảnh 2. Về kĩ năng: Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
3. Về thái độ: Thông qua bài thơ giúp ta thêm yêu ĐN, tự hào về truyền thống hào hùng của con người VN B. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức hoạt động dạy học - Tổ chức HS đọc TP
- Định hướng HS tiếp cận bài học thông qua HĐ nêu vấn đề, gợi mở, trả lời câu hỏi, phân tích, diễn giảng 1.2 Phương tiện: SGK,SGV, thiết kế bài học.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài, soạn bài trước khi đến lớp - Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện cần thiết C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra 15 phút 3. Bài mới
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Tiểu 4.
dẫn
GV cho HS đọc tiểu dẫn sgk,trả lời câu hỏi.
°Nêu những nét chính về N.Đ.
Thi?
HS: Dựa vào tiểu sử, tìm ý trả lời…
GV: nhấn mạnh ý, cho HS học sgk (Sinh ngày : 20 – 12 –1924 tại Luông Pha băng (Lào).NĐT là người đa tài, ông hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghề thuật, lĩnh vực nào cũng có thành công nhất định: Viết sách khảo luận triết học, viết văn, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình.
Được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I –1996))
°Xuất xứ? HCST? Bố cục?
HS: Dựa vào tiểu dẫn trả lời…
GV: định hướng
* Hoạt động 2: Tìm hiểu VB GV cho HS đọc văn bản, hoàn thành câu hỏi
° Tác giả khơi nguồn cảm xúc, suy tư về Đất Nước vào một thời điểm như thế nào ở ba câu thơ đầu?Hình ảnh mùa thu HN trong hoài niệm của nhà thơ có đặc điểm gì?
HS: vào sáng mùa thu, có trời mát dịu, gói thổi nhẹ, hương cốm mới…
GV: nhận xét, diễn giảng,bổ sung hoàn thành vấn đề
°Cái khác rồi của mùa thu hiện tại so với mùa thu Hà Nội năm xưa là gì? Được làm chủ ,được tự do nên nhà thơ nhìn thấy đất nước được hiện lên như thế nào?
HS : Cái khác rồi đầu tiên và trước hết là niềm vui. Cái vui nghe bao trùm lên tất cả,trải ra trên mọi âm thanh , màu sắc và tình cảm. Đất nước hiện lên thật đẹp...
GV : diễn giảng, chốt vấn đề
°Cảm nhận của tác giả về hình ảnh quê hương trong đau thương? Nghệ thuật thể hiện?
HS: phát biểu GV: diễn giải, rút ý
° Hình ảnh đất nước ngời sáng
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Nguyễn Đình Thi: sgk 2. Bài thơ “Đất nước”:
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: sgk - Bố cục:
+ Từ đầu đến lá rơi đầy: Cảm xúc về mùa thu trong hoài niệm của nhà thơ.
+ Tiếp theo đến vọng nói về: Mùa thu hiện tại + Còn lại: Sức mạnh vùng lên của đất nước II. Đọc hiểu văn bản
1. Cảm xúc về mùa thu trong hoài niệm của nhà thơ.
- Mùa thu thời hiện tại: Buổi sáng trong lành, mát mẻ, gió nhẹ thổi, trong làn gió thoảng mùi hương cốm mới Chỉ bằng vài nét, tác giả đã gợi lên cả không gian, thời gian, màu sắc, hương vị của mùa thu
- Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ:
+ Cái chớm lạnh của buổi sáng mùa thu
+ Am thanh xao xác của gió heo may trên những phố dài
+ Tâm trạng của những người phải rời Hà Nội thân yêu ra đi : dứt khoát nhưng đầy lưu luyến
Mùa thu Hà Nội và tâm trạng của người ra đi năm xưa : đẹp một cách hiu hắt, vắng lặng, phảng phất buồn
2. Mùa thu hiện tại
- Cái vui nghe bao trùm lên tất cả,trải ra trên mọi âm thanh , màu sắc và tình cảm:
+ Trời xanh, núi rừng, ngả đường, dòng sông...tất cả được khẳng định ”là của chúng ta”
+ Điệp từ ngữ kết hợp những sắc thái: đỏ nặng phù sa, thơm mát, bát ngát đất nước rộng, dài, đất đai phì nhiêu, màu mỡ.
- Tâm trạng nhân vật trữ tình: từ buồn chuyển sang hào hứng, sôi nổi, vui gắn bó với vận mệnh của dân tộc, vui buồn cùng đất nước
Đoạn thơ là những lời tuyên bố dõng dạc và hùng hồn về chủ quyền dân tộc.
3. Sức mạnh vùng lên của đất nước a. Đất nước trong đau thương, căm thù
- Với đường nét tương phản: cánh đồng quê >< nát trời chiều trời, đất cũng tím bầm rớm máu sự đau thương của đất nước trong chiến tranh xót xa, căm giận trước cảnh quê hương bị tàn phá
- Nỗi đau nô lệ: thể xác (đè cổ, lột da), tinh thần (bát cơm chan đấy nước mắt) tích tụ căm hờn bật lên sự công phá quá trình chuyển hóa của đất nước
- Hình ảnh người lính hành quân với lòng nung nấu là biểu tượng của một đất nước anh hùng
- “Những đêm dài…người yêu”: Tình yêu đôi lứa hòa quyện trong tình yêu đất nước
- Từ trong đau thương, đất nước vùng lên giành tự do độc lập với sức mạnh phi thường:
+ Sức mạnh bắt nguồn từ lòng yêu nước, dũng cảm hi sinh:
“ngày nắng ... hi sinh”
+ Lòng căm thù giặc cao độ, không cam chịu làm nô lệ: “xiềng xích ... nhà”.
+ Cả dân tộc vùng lên chiến đấu bất khuất anh hùng áo vải của 77
Củng cố: Nghệ thuật (thơ giàu nhạc điệu, hình ảnh, cảm xúc). Ý nghĩa văn bản: từ mùa thu của thiên nhiên, TG thể hiện niềm vui sướng, tự hào của con người được làm chủ ĐN và khẳng định sức sống DT.
5. Dặn dò: học toàn bài, chuẩn bị bài ”Luật thơ (tt)” cho tiết sau.
D. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
...
...
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT- MÔN VĂN – LỚP 12 (Đề 1) TỔ NGỮ VĂN Năm học: 2017-2018
Họ và tên: ………
Lớp:…………
Đề
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3 : Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật
Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc Ngon mật ở đồng bằng mà hút nhụy tận miền Tây
(Theo Tuyển tập Chế Lan Viên, Ong và mật, NXB Văn học, 1985) Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên? (1.0 điểm)
………
………...
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ thứ nhất của đoạn thơ?(2.0 điểm)
………
………
………
………
………
………
Điểm
………
………
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
(Tố Hữu, Việt Bắc)
Câu 4: Nêu phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên? Chỉ ra nét tài hoa của tác giả trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô: ta –mình trong đoạn thơ và toàn bộ bài thơ? (3.0 điểm)
………
………
………
………
………
………
Câu 5: Nêu ý chính của đoạn thơ? (2.0 điểm)
………
………
………
………
………
………
Hết
79
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (Đề 1) TỔ NGỮ VĂN MÔN VĂN- LỚP 12
Năm học: 2017-2018 Họ và tên: ………
Lớp:…………
Đề
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 3 : Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật
Một giọt mật thành, đòi vạn chuyến ong bay Nay rừng nhãn non Đoài, mai vườn cam xứ Bắc Ngon mật ở đồng bằng mà hút nhụy tận miền Tây
(Theo Tuyển tập Chế Lan Viên, Ong và mật, NXB Văn học, 1985) Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn thơ trên: thể thơ tự do (1.0 điểm)
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ thứ nhất của đoạn thơ:(3.0 điểm) - Biện pháp tu từ trong câu thơ thứ nhất: so sánh (1.0 điểm)
- Tác dụng: gợi ra hình ảnh nhà thơ với quá trình sáng tạo chăm chỉ, cần mẫn, biến chất liệu hiện thực của đời sống thành tác phẩm. Ong làm ra mật ngọt cho đời bằng nhụy thơm của trăm loài hoa và sự lao động cần cù của mình thì nhà thơ cần có tài năng, tâm huyết và hiện thực cuộc sống muôn màu để làm ra thi phẩm (2.0 điểm)
Câu 3 : Từ ‘mật” trong đoạn thơ có ý nghĩa: từ mật trong đoạn thơ ngoài nghĩa tả thực còn được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chỉ thành quả lao động nghệ thuật của nhà thơ là tác phẩm (2.0đ)
Điểm
Mình về mình có nhớ không Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
(Tố Hữu, Việt Bắc)
Câu 4: Nêu phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên? Chỉ ra nét tài hoa của tác giả trong việc sử dụng cặp đại từ xưng hô: ta –mình trong đoạn thơ và toàn bộ bài thơ? (3.0 điểm)
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật (1.0 điểm)
- Nét tài hoa trong cách sử dụng đại từ xưng hô ta – mình (2.0 điểm)
+ Có khi mình để chỉ ngôi thứ nhất, có khi để chỉ ngôi thứ hai. Cặp đại từ ta –mình thường được sử dụng trong mối quan hệ thân tình, thể hiện sự gắn bó khăng khít, mình với ta tuy hai mà một
+ Gợi không khí ca dao, làm cho tình cảm người đi và kẻ ở thêm gần gũi, thân mật, tự nhiên, chân tình.
→ Thể hiện sự hòa quyện, gắn bó thắm thiết, không thể tách rời, đầy ân nghĩa thủy chung giữa người kháng chiến với nhân dân.
Câu 5: Đoạn thơ là câu hỏi ân tình tha thiết của người ở lại với cán bộ về xuôi có nhớ lại khoảng thời gian 15 năm gắn bó ân tình, thủy chung không, có nhớ lại chiến khu Việt Bắc che chở, bảo bọc cho cán bộ hay không?....(2.0 điểm)
Hết
81
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT- MÔN VĂN – LỚP 12 (Đề 2) TỔ NGỮ VĂN Năm học: 2017-2018
Họ và tên: ………
Lớp:…………
Đề
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi : Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo Hãy để cho bà nói má thơm của cháu Hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu
Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non Mẹ bế đứa con như ôm tròn trái đất Suối chạy tìm sông trăm vòng tươi mát Con chim sổ lồng bát ngát bay xa
(Xuân Diệu, Đôi mắt xanh non) Câu 1: Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên? (2.0 điểm)
………
………...
...
Câu 2: Các câu thơ trong đoạn thơ liên kết với nhau bằng hình thức nào? Nêu tác dụng của hình thức Điểm
………
………
………
………
………
Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ Đôi mắt xanh non” ?(1.0 điểm)
………
………
………
………
………
………
………
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi : Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(Quang Dũng, Tây Tiến) Câu 4 : Chỉ ra cách ngắt nhịp trong các câu thơ trên ? (1.0 điểm)
...
...
...
...
Câu 5 : Cho biết các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên ? Nêu tác dụng ? (3.0 điểm)
...
...
...
...
...
...
………
………
………
83
………
………
Hết
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT (Đề 2) TỔ NGỮ VĂN MÔN VĂN- LỚP 12
Năm học: 2017-2018 Họ và tên: ………
Lớp:…………
Đề Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :
Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo Hãy để cho bà nói má thơm của cháu Hãy nghe tuổi trẻ ca ngợi tình yêu
Hãy nhìn đời bằng đôi mắt xanh non Mẹ bế đứa con như ôm tròn trái đất Suối chạy tìm sông trăm vòng tươi mát Con chim sổ lồng bát ngát bay xa
(Xuân Diệu, Đôi mắt xanh non) Câu 1 :
-Thể thơ tám chữ. (1.0 điểm)
- Phương thức biểu đạt : biểu cảm. (1.0 điểm)
Điểm
Các câu thơ trong đoạn thơ liên kết với nhau bằng hình thức : phép lặp (lặp từ : hãy, hãy để, hãy nhìn đời) (1.0 điểm)
- Tác dụng của hình thức này :Tạo nhịp thơ gấp gáp, giọng thơ sôi nối, ý thơ thúc giục nhấn mạnh khao khát tận hưởng vẻ đẹp tươi non, mơn mởn, đa dạng, phong phú của cuộc đời khiến nhà thơ đắm say, ngây ngất. Từ đó thể hiện tình yêu cuộc sống cuồng nhiệt của tác giả (2.0 điểm)
Câu 3 : Anh/ chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ Đôi mắt xanh non” ?(1.0 điểm) - Đôi mắt xanh non là ẩn dụ gợi cái nhìn cuộc sống tươi mới
- Nhan đề khái quát cách nhìn yêu đời với một tâm hồn trẻ trung, nhìn đâu cũng thấy sức sống hiện lên, tràn ngập tình yêu
- Khắc họa tư tưởng chủ đề của bài thơ : tình yêu cuộc sống cuồng nhiệt của tác giả.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
(Quang Dũng, Tây Tiến)
Câu 4: Chỉ ra cách ngắt nhịp trong các câu thơ trên ? (1.0 điểm) Dốc lên khúc khuỷu /dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây/ súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao,/ ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông/ mưa xa khơi
Câu 5:Cho biết các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên ? Nêu tác dụng ? (3.0 điểm) - Biện pháp tu từ : phép lặp, từ ghép, từ láy giàu sức tạo hình, phép đối… (1.0 điểm)
- Tác dụng : con đường hành quân hiểm trở, gô ghề, cheo leo, đoàn quân phải một mình vượt lên vô vàn những đèo dốc không những cao mà còn sâu, gấp khúc nối tiếp nhau
→ Gian nan trùng điệp trên con đường hành quân của binh đoàn Tây Tiến (2.0 điểm) Hết
85
Ngày soạn: 25/9/2017 Tiết: 31
LUẬT THƠ (tt)
A. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức: Phân tích các yếu tố : tiếng, vần, nhịp, hài thanh của một số đoạn thơ 2. Về kĩ năng
- Nhận biết và phân tích được luật thơ ở một bài cụ thể
- Nhận ra sự khác biệt và tiếp nối của thơ hiện đại so với thơ truyền thống - Cảm thụ được một bài thơ theo đặc trưng của luật thơ
3. Về thái độ: Biết và có tình cảm với các thể thơ dân tộc B. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức hoạt động dạy học
Định hướng HS tiếp cận bài học thông qua hoat động nêu vấn đề, gợi mở, trả lời câu hỏi, phân tích, thảo luận
1.2 Phương tiện: SGK,SGV, thiết kế bài học.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện cần thiết C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ
- Khái niệm luật thơ? Các thể thơ VN? Vai trò của tiếng trong luật thơ?
- Nêu thể thơ lục bát, song thất lục bát,ngũ ngôn Đường luật,thất ngôn Đường luật?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt
nhóm thảo luận hoàn thành bài tập trong sgk, sau thời gian 7 phút, các nhóm thảo luận lần lượt nên trình bày ° Nhóm 1: So sánh những nét giống và khác nhau về cách ngắt nhịp, gieo vần, hài thanh trong luật thơ ngũ gôn truyền thống ở bài Mặt trăng với đoạn thơ trong bài Sóng
°Nhóm 2 : Phân tích cách gieo vần, ngắt nhịp khổ thơ trong bài Tống biệt hành của Thâm Tâm để thấy được sự đổi mới, sáng tạo trong thể thơ bảy tiếng hiện đại so với thơ thất ngôn truyền thống
°Nhóm 3 : Mô hình trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương?
°Nhóm 4: Những yếu tố vần nhịp và hài thanh trong doạn thơ Tràng giang của Huy Cận?
HS: dựa lí thuyết bài luật thơ, phân tích, thảo luận, đại diện trình bày
GV: nhận xét, hướng dẫn học sinh
trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh
Mặt trăng Sóng
- Số tiếng: 5
- Vần: 1 vần, vần chân và cách (tiếng cuối ở các dòng 2,4,6,8) - Nhịp: 2 / 3
- Hài thanh : có sự luân phiên B- T hoặc niêm B-B, T-T ở tiếng thứ 2 và tiếng thứ 4
- Số tiếng: 5
- Vần: vần chân , ở các tiếng cuối của dòng 2 và 4 thuộc mỗi khổ thơ
- Nhịp: 3 / 2
- Hài thanh: có sự luân phiên B-T
Tiếng 1 2 3 4 5 6 7
Dòng 1 B (cau) T (nhỏ) B (trầu) Vần
Dòng 2 T (của) B (Hương) T (quệt) Vần
Dòng 3 T (phải) B (nhau) T (thắm)
Dòng 4 B (xanh) T (lá) B (như) Vần
Nhận xét:
- Câu 2,3 niêm: TT/BB/TT - Câu 1, 4 niêm: BB/TT/BB - Câu 1, 2 đối: BT/TB/BT - Câu 3,4 đối: TB/BT/TB - Vần: câu 1, 2,4
4. Bài 4
- Vần: vần chân, cách ở tiếng cuối dòng 2 và 4 - Nhịp: 4/3
- Hài thanh: như ở thất ngôn bát cú Đường luật 4. Củng cố: các bài tập
5. Dặn dò: học bài, chuẩn bị bài “Thực hành một số phép tu từ ngữ âm” cho tiết sau.
D. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
...
...
...
2. Bài 2 - Số tiếng: 7 - Số dòng: 4
- Vần: Sông, lòng, trong
- Nhịp : 4 / 3 ở 3 câu 2,3,4 và nhịp 2 / 5 ở câu 1
- Niêm: Dòng 2 và dòng 3 : T-T-B / B-T-B ( cách tân, không niêm), dòng 1 và dòng 4 : B-B-B / B-B-T (cách tân, không niêm)
3. Bài 3
87
Ngày soạn: 26/9/2017 Tiết: 32