A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức
- Kĩ năng diễn đạt, bố cục trình bày kiểu bài văn nghị luận văn học - Sửa những lỗi sai trong làm văn.
2. Về kĩ năng: Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của bản thân về kiến thức, kĩ năng viết một bài nghị luận về văn học
3. Về thái độ: Hiểu đúng về khát vọng sống được thể hiện trong TP “Vợ nhặt” của Kim Lân B. Chuẩn bị bài học
231
1. Giáo viên
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức hoạt động dạy học - Tổ chức HS đọc lại bài viết của mình
- GV tổ chức HS học thông qua hoạt động nêu vấn đề, phân tích, thảo luận, thực hành.
- Nhận xét, định hướng cách làm
1.2 Phương tiện: SGK, SGV, thiết kế bài học.
2. Học sinh
- Soạn bài trước khi đến lớp
- Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện cần thiết C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra vở ghi chép của học sinh 3. Bài mới
* Hoạt động 1: GV yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài và yêu cầu của đề bài. GV phân tích cách nhận diện đề và cách khai thác để học sinh rút kinh nghiệm.
Thảo luận chung về đề bài để xác định vấn đề nghị luận, hệ thống luận ý, phạm vi dẫn chứng, các thao tác lập luận cần sử dụng trong bài viết.
Căn cứ bài làm học sinh GV nhận xét.
HS: Khát vọng sống trong “Vợ nhặt” của Kim Lân.
GV: đưa ra đáp án cụ thể của đề bài cho HS biết Đáp án:
Viết đúng kiểu văn bản nghị luận văn học, phân tích nhân vật Tràng để làm nổi bật được khát vọng sống trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, đồng thời khái quát lên giá trị nhân đạo và hiện thực của tác phâm. Do đó học sinh khi làm bài cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
1. Giới thiệu về tác giả, tác phẩm (1 điểm) 2. Nêu qua tình huống truyện (1.0 đ) 3. Phân tích nhân vật Tràng:
- Trước khi nhặt vợ: Xuất thân xóm ngụ cư nghèo, làm nghề đẩy xe bò, ngoại hình thô kệch, bản tính hiền lành, chăm chỉ (1.0 điểm)
- Nhặt được vợ chỉ bằng câu hò bâng quơ, bốn bát bánh đúc thành vợ thành chồng biểu hiện tấm lòng nhân hậu, sẻ chia cùng khát vọng cháy bỏng về một mái ấm gia đình. (1.0 điểm)
- Trên đường đưa vợ về nhà: Mặt phớn phở, cười tủm tỉm, mắt sáng lấp lánh Quên hết đói khổ, chỉ còn tình nghĩa, lòng lâng lâng khó tả khi nhận được hạnh phúc bất ngờ Lòng Tràng dâng trào niềm vui chất phác, hồn nhiên .(1.0 điểm)
- Sau một ngày có vợ: Tràng nhận thấy một cái gì hết sức mới lạ, thấy gắn bó với cái nhà mình hơn và nhận thức bổn phận, trách nhiệm xây dựng gia đình.
(1.0 điểm)
- Khi nghe hồi trống thúc thuế: (2.0 điểm)
+ Bữa cơm với cháo lỏng, rau chuối, chè cám cùng tiếng trống thuế dồn dập, tiếng hờ khóc Cuộc sống tối tăm bế tắc.
+ Khi nghe thị nói về chuyện Việt Minh, Tràng hồi tưởng cảnh phá kho thóc và lá cờ tung bay Hướng đi mới cho nhân vật.
- Nghệ thuật: tình huống truyện, miêu tả tâm trạng nhân vật. Xây dựng được một tình huống truyện độc đáo; Xây dựng nhân vật có tính cách với diễn biến tâm trạng khá tinh tế; Lối kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn, dựng cảnh sinh động, nhiều chi tiết đặc sắc;
Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, giàu sức gợi. (1 điểm) Tố cáo chế độ thực dân, phong kiến đã đẩy con người vào bước đường cùng, dẫn đến nạn đói và cái
I. Đề bài và đáp án: Xem tiết trước.
II. Nhận xét 1. Ưu điểm
- Nhìn chung bài viết đạt yêu cầu, đa số các em hiểu đề, nắm bắt được tư tưởng, dụng ý của nhà văn muốn thể hiện trong TP thông qua khát vọng sống của các nhân vật Tràng
- Biết đi vào phân tích ngoại hình lẫn tính cách của Tràng rất chi tiết. Làm rõ được tình huống truyện và khái quát được giá trị nhân đạo và hiện thực của tác phẩm.
- Trình bày tương đối ngắn gọn, súc tích,
- Hành văn tương đối trong sáng, mạch lạc, trôi chảy, sinh động, hấp dẫn, luận điểm và luận cứ sử dụng tiêu biểu, có sức thuyết phục, có cảm xúc.
- Nhiều bài biết đưa dẫn chứng rất xác thực, sát với văn bản, đúng với nhân vật, có sức thuyết phục. Biết cách mở bài, thân bài, kết bài.
- Biết chia tách đoạn theo luận điểm rất rõ ràng khi đi vào phân tích nhân vật cũng như diễn biến tấm lí của nhân vật.
- Ít sai lỗi câu, chính tả.
2. Nhược điểm
- Một số bài viết chưa đạt yêu cầu, viết sơ sài, nội dung hạn chế, chưa làm nổi bật được yêu cầu của bài, chưa nói được đầy đủ diễn biến nhân vật Tràng.
- Một số bài chưa đi vào phân tích ngoại hình của nhân vật cũng như hoàn cảnh sống.
- Chưa nêu được tình huống truyện độc đáo cũng như việc Tràng nhặt được vợ như thế nào để khái quát lên giá trị của con người trong những năm 1945.
- Làm bài còn thiếu ý nhiều, thiếu dẫn chứng, bài làm chưa thuyết phục.
- Chưa đề cập đến giá trị nhân đạo cũng như giá trị hiện thực của tác phẩm thông qua khát vọng sống của nhân vật Tràng cũng như nhiều nhân vật khác trong tác phẩm.
- Hành văn còn rời rạc, ý cạn, văn nghèo nàn thiếu sinh động và hấp dẫn, chưa đi sâu vào khát vọng sống thể
233
4. Củng cố: Đọc lại bài, rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho bài viết sau.
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài “Ông già và biển cả” cho tiết sau.
D. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
...
...
...
Ngày soạn: 12/2/2018 Tiết: 85