THỰC HÀNH MỘT SỐ PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP
1. Cảm nhận chung về âm điệu, cấu tứ bài thơ
- Sóng là âm điệu của những con sóng ngoài biển khơi, lúc ào ạt, dữ dội, lúc nhẹ nhàng, khoan thai. Âm điệu đó được tạo nên bởi thể ngũ ngôn, ngắt nhịp linh hoạt
- Âm điệu chung của bài thơ không chỉ là âm điệu của những con sóng mà còn là âm điệu của những con sóng lòng với nhiều cung bậc, cảm xúc đang rung lên hòa nhịp cùng sóng biển
- Hai hình tượng sóng-em lúc phân tách soi chiếu vào nhau, lúc hòa nhập làm một khẳng định những khao khát cháy bỏng trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu
101
...
...
Ngày soạn: 12/10/2017 Tiết: 39
SÓNG (tt)
(Xuân Quỳnh)
A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ đang yêu - Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong cấu tứ, xây dựng hình ảnh, nhịp điệu, ngôn từ - Cảm nhận chung về âm điệu, cấu tứ bài thơ
2. Về kĩ năng:
- Đọc hiểu thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ
3. Về thái độ: Cảm nhân đươc vẻ đep tâm hồn và niềm khao khát hạnh phúc của người phụ nữ khi yêu B. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức hoạt động dạy học - Tổ chức HS đọc TP
- Định hướng HS tiếp cận bài học thông qua HĐ nêu vấn đề, gợi mở, trả lời câu hỏi, phân tích, diễn giảng
1.2 Phương tiện: SGK,SGV, thiết kế bài học, tư liệu về tac giả, tác phẩm (nếu có) 2. Học sinh
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
- Tác giả Xuân Quỳnh? Hoành cảnh sáng tác, bố cục, chủ đề của bài thơ sóng?
- Cảm nhận chung về âm điệu, cấu tứ bài thơ?
3. Bài mới
103
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1: Tìm hiểu văn bản (tt) HS tiếp tục tìm hiểu VB, trả lời câu hỏi
°Mở đầu bài thơ, X.Quỳnh đã miêu tả những trạng thái nào của sóng? Qua đó em cảm nhận được gì về tâm hồn của người phụ nữ đang yêu trong bài thơ?
HS: Dựa vào khổ 1,2 trả lời theo cách hiểu…
GV: lắng nghe, diễn giải, chốt ý
°Hành trình tìm ra bể của sóng cũng chính là hành trình tự nhận thức chính mình của người phụ nữ, nhận thức giá trị thực của tình yêu. Riêng X.Quỳnh còn có thêm những khám phá, phát hiện về những quy luật vĩnh hằng của tình yêu con người, nhất là trái tim tuổi trẻ. Nêu ý kiến của em qua khổ thơ thứ hai?
HS: suy ngẫm, trả lời GV: định hướng
°Khi tình yêu đến, con người luôn có nhu cầu tìm hiểu, cắt nghĩa. Xuân Quỳnh đã lí giải tình yêu ntn? Kết quả ra sao?
HS: phát biểu ý kiến
GV: nhận xét, diễn giảng,bổ sung hoàn thành vấn đề
°Xuân Quỳnh đã phát hiện ra một tín hiệu cơ bản của tình yêu, nhất là khi những tâm hồn yêu phải xa cách. Đó là tâm trạng nào và tác giả đã nói về điều đó ra sao?
HS: một nỗi nhớ tha thiết, mãnh liệt GV: diễn giảng, chốt vấn đề.
GV chia hs thành 3 nhóm thảo luận nhanh 3 vấn đề trong 4 phút
°Nhóm 1: Yêu là nhớ, một nỗi nhớ thường trực, da diết, cháy bỏng. Nhưng chưa phải là tất cả. Trái tim phụ nữ trong bài thơ còn muốn khẳng định và hướng tới những phẩm chất cao đẹp, vững bền của tình yêu. Ai có thể chứng minh điều đó qua hai khổ thơ tiếp theo?
HS: một nỗi nhớ tha thiết, mãnh liệt, khẳng định ước nguyện thủy chung trong tình yêu
GV: diễn giảng, chốt vấn đề
°Nhóm 2: Nội dung của hai khổ thơ cuối?
HS: nêu nội dung chính
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cảm nhận chung về âm điệu, cấu tứ bài thơ
2. Nhận thức về tình yêu qua hình tượng “sóng” (khổ 1,2)
- Sóng với những trạng thái thật trái ngược: dữ dội ><
dịu êm, ồn ào><lặng lẽ người phụ nữ tự nhận thức về những biến động trong lòng, những trạng thái tâm lí, tình cảm phong phú, phức tạp của một tâm hồn khao khát yêu đương
- Sóng mạnh mẽ trong hành động, vượt khỏi giới hạn chật hẹp đến với biển bao la. Giống như sóng, tâm hồn người phụ nữ đang yêu không chấp nhận sự tầm thường, nhỏ hẹp, luôn hướng tới cái lớn lao, tới một tình yêu đích thực, vững bền.
- Sóng luôn vĩnh hằng, bất diệt. Cũng như sóng, khát vọng tình yêu mãi là một khát khao cháy bỏng, vĩnh viễn.
3. Cội nguồn của tình yêu đôi lứa (khổ 3,4)
- Mượn sóng để cắt nghĩa tình yêu nhưng chỉ có thể lí giải “Sóng bắt đầu từ gió-Gió bắt đầu từ đâu” thì không thể lí giải được
- “Em cũng...yêu nhau” : thú nhận sự bất lực của mình một cách dễ thương
Tình yêu cũng giống như sóng biển, gió trời làm sao hiểu hết được. Nó rộng lớn, thăm thẳm như thiên nhiên và cũng khó hiểu, bất ngờ như thiên nhiên 4. Những phẩm chất của tình yêu (khổ 5,6,7)
- Yêu thường gắn liền với nhớ, một nỗi nhớ mãnh liệt bao trùm cả không gian, thời gian, xâm chiếm tâm hồn con người cả trong cõi vô thức, tiềm thức lẫn ý thức, cả khi tỉnh lẫn khi mơ
- Nhân vật trữ tình vừa soi mình vào sóng vừa tự tách ra (em) để cảm nhận hết những cung bậc cảm xúc của tình yêu
- Chọn cách nói ngược để khẳng định dù cuộc đời có nghịch lí, trái ngang đến mức nào thì em cũng chỉ hướng về một phương duy nhất “phương anh”
- Nhấn mạnh sóng khát khao, vượt qua trở ngại để tới bờ như em khát khao, bước qua mọi khó khăn, cách trở để cập bến hạnh phúc.
5. Ước mơ tình yêu vĩnh hằng (hai khổ cuối)
- Nhân vật trữ tình ý thức được sự hữu hạn nhỏ bé của đời người, sự ngắn ngủi, mong manh sương khói của tình yêu
- Ước muốn được hóa thân thành trăm con sóng nhỏ để vĩnh viễn hóa tình yêu, để cho nó sống mãi với thời gian, năm tháng
6. Nghệ thuật
khát vọng và sắt son thủy chung, vượt lên mọi giới hạn của đời người
5. Dặn dò: học toàn bài, chuẩn bị bài “Luyện tập vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận” cho tiết sau.
D. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
Ngày soạn: 14/10/2017 Tiết: 40