A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức
- Phương thức cơ bản trong một số phép tu từ ngữ âm: tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu: điệp âm, điệp vần, điệp thanh
- Tác dụng nghệ thuật cuả những phép tu từ ngữa âm 2. Về kĩ năng
- Nhận biết phép tu từ ngữ âm trong văn bản
- Phân tích tác dụng của phép tu từ ngữ âm trong văn bản
- Bước đầu biết sử dụng một số phép tu từ ngữ âm trong ngữ cảnh thích hợp
3. Về thái độ: Nắm được một số phép tu từ ngữ âm thường dùng trong văn bản, có kĩ năng phân tích, sử dụng chúng
B. Chuẩn bị bài học 1. Giáo viên
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức hoạt động dạy học - GV cho HS đọc bài
- Định hướng HS tiếp cận bài học thông qua hoat động nêu vấn đề, gợi mở, trả lời câu hỏi, phân tích, thảo luận
1.2 Phương tiện : SGK,SGV, thiết kế bài học.
2. Học sinh
- Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cần đạt
* Hoạt động 1: Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu
GV cho HS đọc 3 bài tập trong sgk phần I và hoàn thành theo yêu cầu, hình thức thảo luận nhóm, thời gian 5 phút mỗi bài
° Nhóm 1: Nhận xét về nhịp điệu, sự phối hợp thanh trong câu “Một dân tộc… phải được độc lập!”?
HS: Đọc VD, phân tích về nhịp điệu, sự phối hợp âm thanh...trong VD
GV: nhận xét, định hướng cho HS (Câu văn trong Tuyên ngôn độc lập có âm hưởng hùng hồn,có nhịp điệu mạnh mẽ, rất thích hợp với một lời tuyên ngôn đanh thép về quyền tự do và độc lập của dân tộc)
°Nhóm 2: Phân tích tác dụng của âm thanh, nhịp điệu trong việc tạo nên sắc thái hùng hồn, thiêng liệng của lời kêu gọi cứu nước “Bất kì đàn ông…. cứu nước”.
HS: Dựa vào VD, phân tích GV: định hướng cho HS
°Nhóm 3: Phân tích nhịp điệu, âm hưởng trong đoạn văn “Gậy tre, chông tre…anh hùng chiến đấu”?
HS: Phân tích nhịp điệu, âm hưởng của đoạn trích
GV: Định hướng vấn đề
* Hoạt động 2: Điệp âm, điệp vần, điệp thanh
°Phân tích tác dụng tạo hình tượng của việc điệp âm đầu trong câu “ Dười trăng…đâm bông”, “làn ao lóng lánh bóng trăng loe”?
HS: tìm tiếng điệp phụ âm, phân tích
GV: nhận xét, hoàn thành vấn đề
°Phân tích biểu hiện sắc thái ý nghĩa của phép điệp trong câu “ Lá bàng...sang xuân”?
HS: dựa vào VD phân tích, phát
I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu 1. Bài 1
- Nhịp khoan thai, dàn trải ở 2 vế đầu (thích hợp để nói về lịch sử đấu tranh lâu dài của dân tộc), nhịp dồn dập, ngắn gọn, mạnh mẽ ở 2 vế sau
- 3 vế đầu kết thúc bằng các âm tiết mở, nửa mở và mang thanh bằng (nay, nay, do), vế cuối kết thúc bằng âm tiết đóng và mang thanh trắc (lập). Điều đó tạo nên âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát ở câu cuối
- Có sự phối hợp với phép lặp (lặp từ ngữ, lặp kết cấu ngữ pháp), phép đối (đối giữa các vế câu), sử dụng các động từ thể hiện ý chí (phải được...phải được...)
2. Bài 2
- Phép điệp phối hợp với phép đối: điệp từ ngữ, lặp kết cấu ngữ pháp và nhịp điệu (Câu đầu lặp lại là 4/2/4/2 (4 tiếng/ 2 tiếng); Đối xứng về từ ngữ, nhịp điệu, kết cấu ngữ pháp (Ai có súng, ai có gươm dùng gươm (nhịp 3/2, 3/2, kết cấu ngữ pháp C – V – P)
- Câu văn xuôi nhưng có vần ở một số vị trí: Câu đầu vần giữa các tiếng bà, già; Câu 3 điệp vần ung giữa các tiếng súng/súng
- Sự phối hợp giữa những câu nhịp ngắn (1,3,4) với những câu nhịp dài (2,5) tạo nên âm hưởng khi khoan thai, khi dồn dập mạnh mẽ phù hợp với một lời kêu gọi cứu nước.
3. Bài 3
- Nhịp điệu câu văn thay đổi linh hoạt. Hai câu cuôi có nhịp ngắn, đối xứng, tạo được âm hưởng khẳng định mạnh mẽ ( Tre/ anh hùng lao động. Tre/ anh hùng chiến đấu)
- Câu văn thứ ba có nhịp điệu, thanh điệu hài hòa : hai nhịp ngắn, đều đặn đi trước (giữ làng/ giữ nước), hai nhịp dài, đề đặn đi sau ( giữ mái nhà tranh/ giữ đồng lúa chín); các tiếng kết thúc mỗi nhịp đầu chuyển đổi thanh bằng và trắc đều đặn ( làng – B, nước – T, tranh – B, chín – T)
II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh 1. Bài 1
a. Điệp phụ âm l diễn tả được trạng thái ẩn hiện, xen kẽ trong đám lá của hoa lựu đỏ, giống như những đốm lửa ẩn hiện trên cây.
b. Điệp phụ âm l diễn tả được trạng thái phát tán trên một diện rộng ở mặt ao của ánh trăng. Anh trăng vừa như nhảy múa, vừa tràn ngập cả mặt nước ao hồ
2. Bài 2
Vần ang xuất hiện 7 lần diễn tả được trạng thái tiếp diễn ở khắp mọi nơi, mọi vật của mùa đông. Vậy mà thật bất ngờ,
89
hiện
GV: diễn giảng, chốt vấn đề
°Phân tích nhịp điệu, phối hợp thanh bằng, trắc, các yếu tố từ ngữ, lặp cú pháp trong đoạn thơ : “Dốc lên…xa khơi”?
HS: trình bày ý kiến GV: chốt vấn đề
đột ngột đã có những dấu hiệu của mùa xuân : chim én 3. Bài 3
- Các từ láy: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút - Phép đối: ngàn thước lên cao / ngàn thước xuống - Phép nhân hóa: súng ngửi trời
- Phép lặp từ ngữ: dốc, ngàn thước - Sự hài thanh (bằng/trắc) ở các dòng thơ - Câu cuối toàn thanh bằng nhẹ nhàng, êm ả
Cuộc hành quân đầy gian khổ, khó khăn, không gian hiểm trở, hùng vĩ
4. Củng cố: các bài tập
5. Dặn dò: học bài, chuẩn bị bài “Bài viết số 3 (tiết 33 + 34)” cho tiết sau.
D. Rút kinh nghiệm:
...
...
...
...
...
Ngày soạn: 10/11/2017 Tiết: 33+34
A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức
- Nắm được kĩ năng làm phần đọc hiểu
- Kĩ năng diễn đạt, bố cục trình bày kiểu bài văn nghị luận văn học - Sửa những lỗi sai trong làm văn.
2. Về kĩ năng: Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của bản thân về kiến thức, kĩ năng viết một bài nghị luận về một vấn đề, một nhận định trong văn học
3. Về thái độ: nghiêm túc hiểu rõ được tình cảm tha thiết, mặn nồng của quân và dân ta trong kháng chiến, thấy được cảnh tiễn đưa ngậm ngùi của Việt Bắc và cán bộ về xuôi.
B. Chuẩn bị bài học 1. Giáo viên
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức hoạt động dạy học - Tổ chức HS đọc lại bài viết của mình
- GV tổ chức HS học thông qua hoạt động nêu vấn đề, phân tích, thảo luận, thực hành.
- Nhận xét, định hướng cách làm
1.2 Phương tiện: SGK,SGV, thiết kế bài học 2. Học sinh
- Soạn bài trước khi đến lớp
- Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện cần thiết
TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG BÀI VIẾT SỐ 3
BỘ MÔN: NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn Khối lớp: 12
Thời gian: 90’ (không kể thời gian phát đề) Năm học: 2017-2018
Hoạt động của thầy
và trò
Kiến thức cần đạt
GV phát đề cho HS sau đó chép đề bài lên bảng.
HS đọc đề, làm bài theo thời gian quy định. Thời gian làm bài là 90 phút.
I. Đề bài
Đề:
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau đây trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
- Hết - II. Đáp án
1. Yêu cầu về kĩ năng:
Biết cách làm bài văn nghị luận trình bày cảm nhận về một bài thơ, đoạn thơ.
Kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận
2. Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ sở hiểu biết về đoạn trích và tác phẩm Việt Bắc, học sinh phát hiện và phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm nổi bật tâm trạng của người ở lại và người về xuôi trong cảnh chia tay.
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, song cần nêu được các ý sau:
- Giới thiệu vài nét về đoạn thơ và tác giả Tố Hữu. ( 1 điểm)
- 4 câu đầu là lời ướm hỏi chân thành của Việt Bắc đối với người cán bộ kháng chiến trong giây phút ban đầu của cuộc chia tay. ( 4 điểm)
91
+ Giọng thơ như chảy ra từ trong nguồn mạch của ca dao.
+ Cách liên tưởng so sánh đã nới rộng về không gian của nỗi nhớ, làm cho kỉ niệm tuôn trào.
- 4 câu sau là sự thể hiện tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến, bịn rịn của người đi đối với người ở lại. ( 4 điểm)
+ Giây phút chia li trong tưởng tượng diễn ra cực kì sâu sắc với những cảm xúc kìm nén trong tâm trạng của người đi.
+ Đoạn thơ đã vượt qua ranh giới của thời đại, thấm sâu vào hồn của người đọc qua nhiều thế hệ.
- Nghệ thuật: cách xưng hô “mình – ta”, đại từ phiếm chỉ “ai”, từ láy, các biện pháp tu từ, ngắt nhịp, thể thơ lục bát….mang âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết của ca dao dân ca.
(1 điểm)
3. Thang điểm:
- Điểm 9-10: Đáp ứng tốt yêu cầu về kiến thức, hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, ít sai sót.
- Điểm 7-8: Hiểu đề, hướng khai thác hợp lí. Đáp ứng được tương đối tốt các yêu cầu về kiến thức , còn vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5-6: Tỏ ra hiểu đề, nắm được nội dung cần trình bày. Trình bày được một nửa số ý, biết hành văn nhưng còn lúng túng, diễn đạt chưa trôi chảy.
- Điểm 3-4: Bài viết quá sơ sài, không sát yêu cầu đề. Văn viết yếu, lập luận lủng củng. Còn mắc nhiều lỗi chính tả, chữ viết cẩu thả.
- Điểm 0-2: Không hiểu đề, viết lan man, lạc đề hoặc để giấy trắng.
Hết
4. Củng cố : Đọc lại bài, rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho bài viết sau.
5. Dặn dò : Chuẩn bị bài “ĐT Dọn về làng….” cho tiết sau.
D. Rút kinh nghiệm:
………
………
Ngày soạn: 10/10/2017 Tiết: 35