Hình tượng nhân vật bà Hiền

Một phần của tài liệu giao an 12 MÔN VĂN tong hop cac tiet 2017 2018 HAY NHẤT (Trang 209 - 218)

ĐỌC THÊM: MỘT NGƯỜI HÀ NỘI

1. Hình tượng nhân vật bà Hiền

- Thái độ ung dung tự tại: Thẳng thắn không giấu giếm quan điểm, thái độ trước mọi hiện tượng đang diễn ra xung quanh.

- Sự khôn ngoan, sâu sắc, thực tế:

+ Sau hòa bình, bán bớt một căn nhà, cho anh bếp về quê.

+ Không đồng ý để chồng mua máy in vì bà biết chồng bà không thể làm ông chủ ở chế độ mới được

+ Có nhan sắc, giao thiệp rộng nhưng không lãng mạn, mơ mộng vớ vẩn.

+ Chọn bạn trăm năm là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ, không ham danh lợi, đặt trách nhiệm làm vợ, làm mẹ lên trên hết  Nghiêm tục với chuyện hôn nhân của cả một đời người.

- Có bản lĩnh, giàu lòng tự trọng:

+ Quyết định chấm dứt chuyện sinh đẻ ở tuổi 40, cho con một nhân cách, chuẩn bị cho con một tương lai không bị phụ thuộc

+ Dạy cho các con cháu biết tự trọng biết xấu hổ  có lòng tự trọng sẽ có lòng yêu nước,có trách nhiệm với cộng đồng.

- Quan tâm đến vẻ đẹp văn hóa, nếp sống truyền thống + Mỗi tháng tổ chức một bữa ăn tập hợp bạn bè cũ những người Hà Nội đã thành danh  duy trì nét VH của đất kinh kì

209

trung tâm - cô Hiền trong “Một người Hà Nội” đặc biệt là tính cách và lối sống, cách ứng xử với thời cuộc của cô Hiền có gì đáng chú ý? Tìm những dẫn chứng để minh họa và phân tích các dẫn chứng đó ?

HS: nêu cảm nhận về bà Hiến, tính cách cùng lối sống, cách ứng xử của bà

GV: diễn giải, chốt vấn đề

°Anh chị hãy chỉ ra một vài nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện ngắn?

HS: trả lời

GV: giảng, định hướng vấn đề chính cho học sinh

+ Lưu giữ cái hồn Hà Nội  thanh lịch, sống gắn bó, mang dòng máu của Hà Nội

+ Kể cho cháu nghe chuyện cây si bị đổ rồi sống lại  Hà Nội thời nào cũng đẹp, khi con người biết quan tâm đến vẻ đẹp văn hóa thì họ sẽ gặp lại các giá trị truyền thống.

Bà Hiền là những hạt bụi vàng của Hà Nội, nhiều hạt bụi vàng sẽ hợp lại thành ánh vàng sáng chói. Ánh vàng ấy là phẩm giá, truyền thống, cốt cách người Hà Nội mảnh đất ngàn năm văn hiến.

2. Nét đặc sắc nghệ thuật

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: khắc họa tính cách nhân vật qua lời kể và đối thoại

- Cách tổ chức cốt truyện, kết cấu: xây dựng cốt truyện theo hướng nới lỏng, xây dựng kết cấu đối thoại

- Đậm yếu tố tự truyện qua “cái tôi”

- Chi tiết nghệ thuật đặc sắc thể hiện tư tưởng của tác phẩm: hình ảnh cây si cổ, bát cổ thủy tiên, hạt bụi vàng - Ngôn ngữ sắc sảo, giàu tính trí tuệ, uyên bác, giọng văn linh hoạt: lúc trầm lắng, lúc hóm hỉnh tự trào, lúc sôi nổi 4. Củng cố

- Hình ảnh cây si ở cuối truyện gợi cho em suy nghĩ gì? ( Cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn là biểu hiện của văn hóa Hà Thành và cũng là biểu tượng của truyện. Cây si nghiêng đổ là sự di dời ra đi của một thời nhưng khi cây si sống lại là niềm tin của con người lại được thắp sáng trên mảnh đất Kinh kì).

- Suy nghĩ của em về lời bình ngoại đề: Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất Kinh kì chói sáng những ánh vàng? (Ngợi ca và khẳng định vẻ đẹp của người Hà Nội, nét đẹp trong bề sâu nhân cách của con người. Đó là những hạt bụi vàng đang lấp lánh đâu đó, tỏa sáng trên đất Kinh kì. Văn hóa và nhân cách là đích hướng tới của mỗi con người đó là giá trị mãi trường tồn.)

5. Dặn dò: Học toàn bài, chuẩn bị bài “Thực hành về hàm ý (tt)” cho tiết sau.

D. Rút kinh nghiệm:

...

...

...

...

...

...

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT- MÔN VĂN – LỚP 12 (1) TỔ NGỮ VĂN Năm học: 2017-2018

Họ và tên: ………

Lớp:………… Điểm

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lí giảm sút…”

(Trích Vai trò của nước sạch với sự sống của con người – Nanomic.com.vn) Câu 1: Nêu nội dung của đoạn trích? (1.0 đ)

………

………...

...

...

..

Câu 2: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của đoạn văn?(2.0 đ)

………

………

………

………

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn: “Mày đi chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!”.

Người đàn bà với vẻ cam chịu nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.

Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới.

(Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập 2)

Câu 3: Đoạn văn trên nói về phát hiện nào của nghệ sĩ Phùng? Thái độ của anh khi chứng kiến cảnh tượng ấy? (3.0đ)

211

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Câu 4: Qua phát hiện này của Phùng, tác giả Nguyễn Minh Châu muốn nhắn gửi thông điệp nghệ thuật nào? (2.0 đ)

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Câu 5: Khi kể về sự việc trên, tác giả đã sử dụng giọng điệu trần thuật nào cho nhiếp ảnh Phùng ( ngôi thứ mấy)? Người đàn ông trong câu chuyện đáng thương hay đáng trách? Vì sao? (2.0 đ)

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Hết

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT TỔ NGỮ VĂN MÔN VĂN- LỚP 12

Năm học: 2017-2018 Họ và tên: ………

Lớp:………… Điểm

Đề Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lí giảm sút…”

(Trích Vai trò của nước sạch với sự sống của con người – Nanomic.com.vn)

Câu 1: Ý chung của đoạn văn : Vai trò của nước sạch đối với sự sống của con người. (1.0 đ) Câu 2 :

- Phong cách ngôn ngữ khoa học (1.0 đ0 - Phương thức thuyết minh (1.0 đ)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói chẳng

….Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh xuống đất chạy nhào tới.

(Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập 2)

Câu 3: Đoạn văn trên nói về phát hiện nào của nghệ sĩ Phùng? Thái độ của anh khi chứng kiến cảnh tượng ấy? (3.0đ)

- Đoạn văn trên nói về phát hiện thứ hai của nhiếp ảnh Phùng : Sự việc chứng kiến (2.0 đ) + Lão đàn ông: Đánh đập vợ một cách thô bao, tàn nhẫn

+ Người đàn bà: Cam chịu nhẫn nhục, không kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy trốn

+ Thằng Phác: Thương mẹ đánh lại cha rồi nhận lấy hai cái tát của cha ngã dúi xuống cát - Thái độ của Phùng: Kinh ngạc, không tin vào những gì diễn ra trước mắt, muốn can thiệp

 Không thể ngờ đằng sau vẻ đẹp kì diệu của tạo hóa lại có cái ác, cái xấu đến không thể tin được (1.0 đ)

213

Câu 4: Qua phát hiện này của Phùng, tác giả Nguyễn Minh Châu muốn nhắn gửi thông điệp nghệ thuật : Nếu nhìn cuộc sống từ xa, người ta chỉ thấy vẻ đẹp bề ngoài của nó. Đó là cách nhìn một chiều. Nếu quan sát cận cảnh, nhà nghệ sĩ sẽ bớt ảo tưởng đi, thậm chí còn phát hiện ra những bí mật dữ dội bên trong của cuộc sống. (2.0 đ)

Câu 5 :

- Tác giả đã sử dụng ngôi thứ nhất cho nhiếp ảnh Phùng khi kể về phát hiện thứ hai. (1.0 đ) - Người đàn ông ấy vốn là anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập vợ. Chỉ vì nghèo khổ, túng quẫn vì trốn lính, vì hoàn cảnh đông con, cuộc sống trên biển cả đầy nhọc nhằn, bất trắc, nỗi lo cơm áo không lúc nào buông tha nên đã trở thành kẻ vũ phu. Như vật người đàn ông cũng như người đàn bà, cũng là nạn nhân của sự nghèo đói. Vì thế, lão vừa đáng trách cũng rất đáng thương. (1.0 đ)

Hết

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT- MÔN VĂN – LỚP 12 (2) TỔ NGỮ VĂN Năm học: 2017-2018

Họ và tên: ………

Lớp:………… Điểm

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Em trở về đúng nghĩa trái tim em Biết khao khát những điều anh mơ ước Biết xúc động qua nhiều nhận thức Biết yêu anh và biết được anh yêu Mùa thu nay sao bão mưa nhiều Những cửa sổ con tàu chẳng đóng Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh

(Trích Tự hát – Xuân Quỳnh)

Câu 1: Xác định 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? (1.0 đ)

………

………...

...

.

Câu 2: Nêu ý nghĩa câu thơ : Biết khao khát những điều anh mơ ước? (2.0 đ)

………

………

………

………

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

- Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú ? Lát sau mụ lại nói tiếp :

- Mong các chú …(1) thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. …(2) sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. …(3) ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên…(4) được ! Mong các chú …(5) cho cái sự ..(6).

Các chú …(7) bỏ…(8) ! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

(Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập 2) Câu 3: Điền vào những chỗ còn để trống những từ, cụm từ phù hợp? (2.0đ) :

215

Ngu muội, có thể bỏ qua,bờ, đất, có thể bỏ qua lỗi lầm của nó, thiếu hiểu biết của tôi, rộng lượng, nó, thông cảm lượng tình, trời đất, tạo hóa, phụ nữ, lạc hậu, đừng ép, đừng buộc tôi, hắn, lão, ở trên đất, lượng tình, đàn bà, đám đàn bà, đàn bà chúng tôi, đừng bắt tôi,…

Câu 4: Câu nói : đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa có ý nghĩa gì ? Qua câu chuyện của người đàn bà, em hiểu gì về chị cũng như về người phụ nữ Việt Nam? (3.0 đ)

………

………

………

………

………

………

………

………

Câu 5: Nhan đề Chiếc thuyền ngoài xa, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ? Qua chuyến đi thực tế của nghệ sĩ Phùng trong truyện, tác giả đã khái quát lên mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời như thế nào ? (2.0 đ)

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Hết

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT TỔ NGỮ VĂN MÔN VĂN- LỚP 12

Năm học: 2017-2018 Họ và tên: ………

Lớp:………… Điểm

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Em trở về đúng nghĩa trái tim em ...

Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh (Trích Tự hát – Xuân Quỳnh)

Câu 1: Xác định 02 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: phép điệp từ “biết”

và ẩn dụ “mùa thu này sao bão mưa nhiều” (1.0 đ)

Câu 2 : Nêu ý nghĩa câu thơ : Biết khao khát những điều anh mơ ước: xuất phát từ tình yêu và sự tôn trọng đối với người mình yêu, nhân vật “em” đồng cảm và sống hết mình với ước mơ của người mình yêu. (2.0 đ)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

- Phải – Người đàn bà đáp – Cũng có khi biển động sóng gió chứ chú ? Lát sau mụ lại nói tiếp :

- Mong các chú(1)... cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời ...(2)sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà...(3) ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất.. (4) được ! Mong các chú lượng tình ...(5) cho cái sự...(6) lạc hậu. Các chú ...(7) đừng bắt tôi bỏ..(8) nó ! – Lần đầu tiên trên khuôn mặt xấu xí của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười – vả lại, ở trên chiếc thuyền cũng có lúc vợ chồng con cái chúng tôi sống hòa thuận, vui vẻ.

(Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu, Ngữ văn 12, tập 2)

Câu 3: Điền vào những chỗ còn để trống những từ, cụm từ phù hợp? (2.0đ) Câu 4

- Câu nói : đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa có ý nghĩa là người đàn bà không chấp nhận lời yêu cầu của chánh án Đẩu bỏ chồng vì có nhiều lí do, đó là vì con đông, cuộc sống trên thuyền có phong ba,…(1.0 đ)

217

- Qua đó, ta thấy người đàn bà hàng chài không hề cam chịu một cách vô lí, nông nổi mà là người rất sâu sắc,thấu hiểu lẽ đời, biết chắt chiu hạnh phúc đời thường, sống cam chịu, kín đáo.

Đây là người phụ nữ có ngoại hình xấu, thô kệch nhưng tâm hồn đẹp đẽ, chị đã tha thứ cho chồng và còn thanh minh cho sự thô bạo của chồng, nhận hết lỗi về phía mình  người phụ nữ VN nhân hậu, bao dung, giàu đức hi sinh, vị tha (2.0 đ)

Câu 5 :

- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi đặt tên tác phẩm là Chiếc thuyền ngoài xa, đó là ẩn dụ sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc đời. ngôi thứ nhất cho nhiếp ảnh Phùng khi kể về phát hiện thứ hai. (1.0 đ)

- Khái quát những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn vê nghệ thuật và cuộc đời :

+ Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn luôn gắn bó với cuộc đời và vì cuộc đời. (0.5 đ) + Không thể nhìn đời một cách giản đơn, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều. (0.5 đ)

Hết

Ngày soạn: 14/1/2018 Tiết: 78

Một phần của tài liệu giao an 12 MÔN VĂN tong hop cac tiet 2017 2018 HAY NHẤT (Trang 209 - 218)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(291 trang)
w