A. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức
- Kĩ năng diễn đạt, bố cục trình bày kiểu bài văn nghị luận xã hội - Sửa những lỗi sai trong làm văn.
2. Về kĩ năng: Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của bản thân về kiến thức, kĩ năng viết một bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho bài làm văn số 2
3. Về thái độ: Hiểu đúng về tác hại của căn bệnh đạo đức giả trong xã hội hiện nay; tinh thần đồng cảm và chia sẻ trong xã hội hiện nay cũng như sống phải có nghị lực vượt lên trên hoàn cảnh và số phận của bản thân để sống tốt hơn.
B. Chuẩn bị bài học 1. Giáo viên
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức hoạt động dạy học - Tổ chức HS đọc lại bài viết của mình
- GV tổ chức HS học thông qua hoạt động nêu vấn đề, phân tích, thảo luận, thực hành.
- Nhận xét, định hướng cách làm
1.2 Phương tiện: SGK,SGV, thiết kế bài học 2. Học sinh
- Soạn bài trước khi đến lớp
- Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện cần thiết C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Nội dung thường có trong bài nghị luận về một hiện tượng đời sống? Cách diễn đạt?
3. Bài mới
* Hoạt động 1: GV yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài và yêu cầu của đề bài. GV phân tích cách nhận diện đề và cách khai thác để học sinh rút kinh nghiệm.
Thảo luận chung về đề bài để xác định vấn đề nghị luận, hệ thống luận ý, phạm vi dẫn chứng, các thao tác lập luận cần sử dụng trong bài viết.
Căn cứ bài làm học sinh GV nhận xét.
A. Đề 1:
I. Đề bài
Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng
Ý kiến của anh, chị về câu nói trên. (Viết không quá 50 dòng).
II. Đáp án
Về kiến thức và kỹ năng, yêu cầu phải đạt được những chuẩn sau trong quá trình tạo lập văn bản:
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài nêu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài phải kết luận được vấn đề. (0,5 điểm)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:
- Điểm 0,5: Đề yêu cầu suy nghĩ về vấn đề: Cảm nhận được thói đạo đức giả là rất nguy hiểm, cần phải tránh xa và loại bỏ.
- Điểm 0: Bài viết không đề cập đến nội dung trên.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cần triển khai được các ý cơ bản sau:
* Mở bài: Giới thiệu được vấn đề nghị luận, trích dẫn câu nói. (0.5 điểm)
* Thân bài:
- Giải thích: (2.0 điểm)
+ Đạo đức giả là cách ứng xử giả tạo, dùng vỏ đạo đức bề ngoài nhằm che đậy bản chất vô đạo đức bên trong.
+ Về thực chất, đạo đức giả là lối sống giả dối, vì thế nó nguy hại như một căn bệnh chết người nhưng khó nhận biết.
- Phân tích, bình luận về sự nguy hại của căn bệnh đạo đức giả :
I. Đề bài và đáp án: Xem tiết trước.
II. Nhận xét 1. Ưu điểm a. Điểm chung:
- Nhìn chung bài viết đạt yêu cầu, đa số các em hiểu đề, biết cách trình bày luận điểm, luận chứng của mình.
- Trình bày tương đối ngắn gọn, súc tích,
- Hành văn tương đối trong sáng, mạch lạc, trôi chảy, sinh động, hấp dẫn, luận điểm và luận cứ sử dụng tiêu biểu, có sức thuyết phục.
- Ít sai lỗi câu, chính tả, hình thức trình bày đúng, dúng từ đặt câu tốt.
b. Điểm riêng:
- Đề 1: Biết trình bày hiểu biết của mình về tác hại của thói đạo đức giả trong xã hội hiện nay. Và chỉ rõ được những điều cần tránh xa để không làm ảnh hưởng đến bản thân và những người xung quanh khi sống giả tạo.
- Đề 2: Nhiều bài đã biết đi vào giải thích ý ngĩa của những cụm từ ngữ quan trọng như : đã khóc, không có giày để đi…nhận thấy được cuộc sống của bản thân có nhiều thiếu thốn nhưng không là gì với mọi người xung quanh; từ đó có định hướng cho bản thân là cần phải có nghị lực sống vững vàng hơn nữa để tiếp tục sống đẹp và có cống hiến.
2. Nhược điểm
- Một số bài viết chưa đạt yêu cầu, viết sơ sài, nội dung hạn chế, chưa làm nổi bật được yêu cầu của bài.
- Hành văn còn rời rạc, ý cạn, văn nghèo nàn thiếu sinh động và hấp dẫn,
- Bố cục bài văn chưa rõ ràng, phân chia bố cục còn tuỳ tiện. Viết tắt và sai lỗi chính tả nhiều.
41
4. Củng cố : Đọc lại bài, rút kinh nghiệm, chuẩn bị cho bài viết sau.
5. Dặn dò : Chuẩn bị bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1.12.2003” cho tiết sau.
D. Rút kinh nghiệm:
………
………
……….
………
………
Ngày soạn: 24/9/2017
1. Về kiến thức
- Kĩ năng diễn đạt, bố cục trình bày kiểu bài văn nghị luận xã hội - Sửa những lỗi sai trong làm văn.
2. Về kĩ năng: Nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của bản thân về kiến thức, kĩ năng viết một bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho những bài làm sau
3. Về thái độ: nghiêm túc trong việc nhìn nhận và đánh giá một vấn đề B. Chuẩn bị bài học
1. Giáo viên
1.1 Dự kiến biện pháp tổ chức hoạt động dạy học - Tổ chức HS đọc lại bài viết của mình
- GV tổ chức HS học thông qua hoạt động nêu vấn đề, phân tích, thảo luận, thực hành.
- Nhận xét, định hướng cách làm
1.2 Phương tiện: SGK,SGV, thiết kế bài học 2. Học sinh
- Soạn bài trước khi đến lớp
- Chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện cần thiết C. Hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới
43
4.
Hoạt động của
thầy và trò Kiến thức cần đạt
GV đọc đề cho HS sau đó chép đề bài lên bảng và yêu cầu học sinh về nhà làm trong một tuần nộp lại
A. Đề 1:
I. Đề bài:
. Suy nghĩ của em về hiện tượng nữ sinh hiện nay thích ăn mặc sexy.
II. Đáp án
1. Về kiến thức :
Đây là một đề bài thuộc thể loại nghị luận xã hội nhằm rèn luyện cho chúng ta về việc biết ăn mặc thích hợp với từng môi trường nhằm tôn vinh vẻ đẹp của bản thân, do đó HS có thể kể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng yêu cầu học sinh khi làm bài cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
- Giới thiệu nét truyền thống văn hóa ăn mặc, trang phục truyền thống của dân tộc ta. Nêu lên sự lố lăng của một bộ phận giới trẻ đặc biệt là các bạn nữ ăn mặc hở hang, sexy. (1.0 điểm)
- Bình luận (4.0 điểm):
+Y phục: Một thứ dùng để che cơ thể khỏi bị lạnh, nóng,...Y phục: Biểu hiện sự văn minh của loài người, biểu hiện nét văn hoá của mỗi dân tộc.
+Vẻ đẹp của con người một phần cũng nhờ y phục mà tăng thêm.
+ Ngày xưa, khi đời sống kinh tế còn khó khăn, con người chỉ nghĩ đến việc “ăn no, mặc ấm”. Còn ngày nay, khi nền kinh tế xã hội phát triển, nhu cầu của con người ngày càng tăng lên và phải hội nhập với văn hóa thế giới nên con người hướng đến “ăn ngon, mặc đẹp”. Những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất của phong cách thời trang hiện đại là các bạn thanh niên, đặc biệt là các bạn nữ sinh
+ Hiện tượng y phục hở hang, phản cảm, ảnh hưởng đến văn hoá dân tôc.
Làm chính bản thân mất đi vẻ đẹp chiều sâu của tâm hồn. Cần có văn hoá trong ăn mặc. Giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên Việt Nam càng lưu ý vấn đề y phục. Hiện tượng đáng phê phán.
- Chứng minh hiện tượng nữ sinh thích ăn mặc sexy (4.0 điểm):
+Trong thời đại công nghiệp, mọi sinh hoạt như nhanh hơn cũng cần có cách ăn mặc thoáng, nhưng phải đảm bảo vẻ đẹp hiện đại, văn minh và mạnh mẽ nhưng không rơi vào chỗ tầm thường dung tục.
+ Nữ sinh ăn mặc "sexy", hiện tượng đáng báo động! Nhiều học sinh nữ đến trường ăn mặc không phù hợp, hoặc đi lễ chùa dâng hương ...
→ Gia đình nhà trường, xã hội cùng chung tay định hướng thẩm mỹ trong văn hoá y phục.
- Khái quát vấn đề; Bài học nhận thức cho bản thân (1.0 điểm) 2. Về kĩ năng:
- Bố cuc bài văn phải rõ ràng
- Hành văn trong sáng, diễn đạt gãy gọn, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, có cảm súc, sử dụng dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp.
- Trình bày sáng sủa, chữ viết sạch đẹp, ít sai lỗi câu, lỗi chính tả, lối diễn đạt.
3. Thang điểm:
- Điểm 9-10: Đáp ứng tốt yêu cầu về kiến thức, hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, ít sai sót.
- Điểm 7-8: Hiểu đề, hướng khai thác hợp lí. Đáp ứng được tương đối tốt các yêu cầu về kiến thức , còn vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5-6: Tỏ ra hiểu đề, nắm được nội dung cần trình bày. Trình bày
5. Dặn dò : Chuẩn bị bài “Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1.12.2003” cho tiết sau.
D. Rút kinh nghiệm:
………
………
……….
………
………
Ngày soạn: 8/9/2017 Tiết: 16