Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Trang 48 - 51)

1.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công ty niêm yết

1.2.1 Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn

Phân tích tình hình huy động vốn của CTNY để thấy được CTNY đã huy động vốn từ những nguồn nào? Quy mô nguồn vốn huy động được đã tăng hay giảm? Cơ cấu nguồn vốn của CTNY tự chủ hay phụ thuộc, thay đổi theo chiều hướng nào? Xác định các trọng điểm cần chú ý trong chính sách huy động vốn của CTNY nhằm đạt được mục tiêu chủ yếu trong chính sách huy động vốn ở mỗi thời kỳ. Bên cạnh đó, cần phải thấy được nguồn vốn đó huy động về để tài trợ cho những tài sản nào? Việc tài trợ đó đã đảm bảo an toàn không? Chi phí có hợp lý không? Vì vậy trong nội dung phân tích này, NCS sẽ đi vào phân tích quy mô, cơ cấu nguồn vốn và phân tích hoạt động tài trợ tại CTNY.

Đối với việc phân tích quy mô và cơ cấu nguồn vốn của công ty, theo NCS nên sử dụng các chỉ tiêu như: Tổng nguồn vốn, từng loại nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán, tỷ trọng từng loại nguồn vốn.

Trong đó

Tổng nguồn vốn

Tổng nguồn vốn = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu = TSNH + TSDH (1.1) [14,tr121], [16,tr457], [10,tr115], [36,tr248]

Chỉ tiêu này được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán. Nó phản ánh khả năng tổ chức, huy động vốn của công ty niêm yết. Nguồn vốn của công ty niêm yết phản ánh nguồn gốc, xuất xứ hình thành tổng tài sản công ty niêm yết hiện đang quản lý và sử dụng vào hoạt động kinh doanh.

Tỷ trọng của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn [14,tr141], [58,tr187], [10,tr139], [36,tr272-273]

Cơ sở dữ liệu để tính toán chỉ tiêu này là Bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu nguồn vốn của công ty niêm yết cũng như chính sách huy động vốn, giúp đánh giá mức độ độc lập cũng như an toàn tài chính của công ty niêm

Tỷ trọng của từng

loại nguồn vốn = Giá trị của từng nguồn vốn

x 100 (1.2) Tổng nguồn vốn

yết. Đồng thời cho biết nguồn vốn nào được CTNY huy động nhiều nhất. Tuy nhiên khi đánh giá chính sách huy động vốn của CTNY có hợp lý hay không phải gắn liền với chu kỳ SXKD và lĩnh vực hoạt động của CTNY. Đối với các CTNY ngành than – khoáng sản thường huy động vốn từ nợ phải trả.

Đối với hoạt động tài trợ theo NCS cần sử dụng các chỉ tiêu phân tích như:

Vốn lưu chuyển, Hệ số tài trợ thường xuyên, Chi phí sử dụng vốn bình quân, Hệ số tự tài trợ. Cụ thể:

Vốn lưu chuyển (VLC) [14,tr152], [81,tr164], , [58,tr203], [87, tr169]

VLC = Vốn chủ sở hữu + Nợ Dài hạn – TSDH (1.3)

Cơ sở dữ liệu để tính toán chỉ tiêu này là Bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu này phản ánh hoạt động tài trợ có an toàn hay không? Có đảm bảo thực hiện nguyên tắc cân bằng tài chính hay không? Đây là một chỉ tiêu rất quan trọng cho việc đánh giá tình hình tài chính của CTNY. Chỉ tiêu này cho biết hai điều cốt yếu là:

Tài sản cố định của CTNY có được tài trợ một cách vững chắc hay không? CTNY có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không. Khi vốn lưu chuyển dương cũng có nghĩa là tổng tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn. Điều đó chứng tỏ CTNY có khả năng thanh toán tốt, có thể trang trải được các khoản nợ ngắn hạn với tài sản quay vòng nhanh. Nếu vốn lưu chuyển < 0, trong trường hợp này, tài sản dài hạn lớn hơn nguồn vốn dài hạn. Điều này khá nguy hiểm bởi khi hết hạn vay thì phải tìm ra nguồn vốn khác để thay thế. Khi vốn lưu chuyển âm thì khả năng thanh toán của CTNY là rất kém, bởi vì chỉ có tài sản ngắn hạn mới có thể chuyển thành tiền trong thời gian ngắn để tài trợ, trong khi đó tài sản ngắn hạn lại nhỏ hơn nợ ngắn hạn.

Hệ số tài trợ thường xuyên (Htx) [14,tr130], [58,tr205], [81,tr165]

Htx = Nguồn vốn dài hạn (NVDH)

Tài sản dài hạn (TSDH) (1.4)

Cơ sở dữ liệu để tính toán chỉ tiêu này là Bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu này cho biết công ty có khả năng tài trợ thường xuyên được bao nhiêu lần TSDH bằng NVDH. Nếu hệ số tài trợ thường xuyên > 1 thì NVDH dư thừa để tài trợ TSDH

và ngược lại. Chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 thì tính ổn định và bền vững về tài chính của công ty càng cao và ngược lại. Do vậy, các công ty nên huy động nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho TSDH và một phần đầu tư cho TSNH. Nhất là với các công ty ngành than, thì đây là điều nên làm vì HTK của các CTNY thường cao.

Hệ số tự tài trợ (Ht) [10, tr123],[14,tr129], [58,tr173-174], [81,tr149]

Cơ sở để tính toán chỉ tiêu này là Bảng cân đối kế toán. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của CTNY. Chỉ tiêu này cho biết khả năng tự tài trợ cho tài sản của CTNY bằng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ mức độ độc lập tài chính của CTNY càng lớn và ngược lại. Khi đánh giá chỉ tiêu này cũng cần căn cứ vào số liệu trung bình ngành. Đối với ngành than chỉ tiêu này thường thấp hơn các ngành như dịch vụ, du lịch, khách sạn.

Chi phí sử dụng vốn bình quân [14,tr155], [10, tr151]

CP = NVcfi

nvi

n

i

=1 = Tti cfi

n i

∑ ×

=1 (1.6) Trong đó: nvi: Mức huy động của nguồn vốn i

NV: Tổng nhu cầu tài trợ (Tổng số vốn dự kiến huy động) cfi: Chi phí sử dụng nguồn vốn i

Tti: Tỷ trọng nguồn vốn i

Cơ sở để tính toán chỉ tiêu này là báo cáo chi tiết, báo cáo quản trị,… Chỉ tiêu này cho biết CTNY phải tốn bao nhiêu chi phí cho mỗi đồng vốn mà CTNY huy động về. Chỉ tiêu này phản ánh chi phí huy động vốn của CTNY có tiết kiệm hay không? Có đảm bảo vốn được huy động với chi phí tốt nhất không? Nếu chỉ tiêu này có giá trị cao, thường được hiểu rủi ro đối với việc huy động các nguồn vốn của CTNY cao, và ngược lại. Tuy nhiên khi đánh giá chỉ tiêu này cần so sánh với các công ty cùng ngành hoặc với chỉ tiêu trung bình ngành.

Hệ số tự tài trợ (Ht) = Vốn chủ sở hữu

(1.5) Tổng tài sản

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)