2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
2.2.6 Thực trạng nhóm chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính tại các công ty niêm yết thuộc TKV
Theo tìm hiểu của tác giả thì các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam có tiến hành phân tích rủi ro đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình. Tuy nhiên, các công ty chỉ phân tích
0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 1,8
Năm+2013 Năm+2014 Năm+2015 Năm+2016 Năm+2017
Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính để phân tích khả năng thanh toán tại CTCP than Hà Lầm
1.+Khả+năng+thanh+toán+dài+hạn+(Lần) 2.+Khả+năng+thanh+toán+hiện+hành+(Lần) 3.+Khả+năng+thanh+toán+nhanh+
rủi ro ở góc độ là các rủi ro về kinh tế liên quan đến lạm phát, nợ xấu, tăng trưởng kinh tế, lãi suất,…; rủi ro luật pháp liên quan đến sự thay đổi của pháp luật và môi trường pháp lý; rủi ro về đặc thù ngành như tỷ giá ngoại tệ, chính sách của Tập đoàn, chính sách ngành..; rủi ro về biến động giá trên thị trường chứng khoán như giá cổ phiếu, những thay đổi liên quan đến quy định về chứng khoán; và các rủi ro khác như hoả hoạn, thời tiết, thiên tai, địch hoạ… Việc đánh giá rủi ro tài chính bằng hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính vẫn chưa được các công ty áp dụng nên chưa có căn cứ khoa học để đánh giá được rủi ro tài chính của công ty.
Về các chỉ tiêu phân tích rủi ro như: hệ số nợ, đòn bẩy tài chính,… có rất ít công ty tính toán, phân tích và không có bảng phân tích riêng (ngoại trừ công ty cổ phần than Miền Trung có tính toán các chỉ tiêu phản ánh mức độ rủi ro về tài chính như hệ số nợ phải trả/ tổng tài sản, hệ số nợ phải trả / VCSH, hệ số bảo toàn vốn). Mặc dù kết quả khảo sát và phân tích từ phần mềm SPSS đều cho rằng việc phân tích tình hình rủi ro là rất quan trọng, giúp CTNY lường trước được rủi ro có thể gặp phải từ đó đưa ra chiến lược tài chính cho công ty mình. Ví dụ tại công ty CP than Cọc Sáu, có tính toán các chỉ tiêu sau:
(Nguồn: Báo cáo thường niên công ty cổ phần Than Cọc Sáu từ 2013-2017)
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90
1 2 3 4 5
Biểu đồ 2.11 Các chỉ tiêu phân tích rủi ro tại TC6 giai đoạn 2013 - 2017
Hệ+số+nợ:+Nợ+phải+trả+/+VCSH+Lần Hệ+số+Nợ+phải+trả+/+Tổng+TS+%
Trên BCGS của công ty cổ phần than Hà Lầm có đưa ra các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính thời điểm 31/12/2017:
“* Hệ số bảo toàn vốn: vốn chủ sở hữu thời điểm 31/12/2017 là 320.866 triệu đồng; Hệ số bảo toàn vốn là 1,07 lần như vậy tại thời điểm 31/12/2017 công ty vẫn thực hiện bảo toàn được vốn.
* Hệ số nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu: Nợ phải trả thời điểm 31/12/2017 là 3.726.099 triệu đồng giảm so với đầu năm 155.150 triệu đồng.
* Hệ số nợ phải trả / vốn chủ sở hữu: 11,61 lần giảm so với đầu kỳ là 1,3 lần.
Tại thời điểm 31/12/2017 hệ số nợ phải trả / VCSH của Công ty vượt mức quy định tại Nghị định số 91/2015/NĐ- CP ngày 13/10/2015 của Chính Phủ (theo quy định hệ số này không quá 3 lần và của TKV theo quy định là 10,85 lần tăng so với hệ số quy định của TKV là 0,76 lần, Công ty cần cân đối đảm bảo tránh rủi ro); Tuy nhiên do đặc thù sản xuất công ty luôn được quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tập đoàn TKV, nên hàng năm Công ty luôn đạt được kế hoạch lợi nhuận kế hoạch, một phần LNST được bổ sung (Quỹ đầu tư phát triển) tăng nguồn vốn chủ sở hữu nhằm giảm hệ số nợ phải trả;
* Hệ số thanh toán hiện thời: Tại thời điểm 31/12/2017 TSNH của Công ty là 275.098 triệu đồng; nợ ngắn hạn là 546.148 triệu đồng; Hệ số thanh toán hiện thời là 0,504 <1. Như vậy tại thời điểm 31/12/2017 công ty chưa đủ khả năng thanh toán nợ đến hạn (so với quy định của TKV theo VB số 1660/ TKV – KTTC là 0,65 lần như vậy thấp hơn 0,11 lần);
* Tỷ suất sinh lời của Tài sản (ROA): 0,0132 chỉ số này cho thấy 1 đồng tài sản kinh doanh thì tạo ra được 0,0132 đồng lợi nhuận.
Tỷ suất sinh lời / VCSH (ROE) là 0,175; chỉ số này cho thấy trong kỳ số lợi nhuận thu về trong kỳ được thu về cho các chủ sở hữu khi đầu tư 1 đồng vốn vào sản xuất kinh doanh thu được lợi nhuận là 0,175 đồng.” [Phụ lục 10]