3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
3.3.2 Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng vốn tại các công ty niêm yết thuộc TKV
Theo kết quả khảo sát của tác giả về thực trạng các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng vốn có sử dụng phần mềm SPSS, kết hợp phỏng vấn các nhà quản trị, tác giả nhận thấy các chỉ tiêu mà các công ty niêm yết đã sử dụng thường xuyên như: Các chỉ tiêu phản ánh tài sản trên bảng cân đối kế toán, Tỷ trọng TSNH/ TS, Tỷ trọng TSDH/ TS, Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn, Số vòng quay HTK, DTT/ Tổng TS, ROA, ROE để phân tích. Tuy nhiên việc xác định chỉ tiêu ROA, DTT/ Tổng TS, ROE vẫn còn sai sót, giá trị của chỉ tiêu Tổng tài sản, VCSH trong công thức vẫn được lấy tại thời điểm cuối kỳ, điều này không phản ánh đúng bản chất của chỉ tiêu dẫn đến kết quả phân tích sẽ không chính xác. Hơn nữa chỉ tiêu DTT/ Tổng TS nên sửa thành số vòng luân chuyển vốn kinh doanh, vì doanh thu trong kỳ thu được từ hoạt động bán hàng, hoạt động tài chính và hoạt động khác như nhận định của các chuyên gia. Luận án cho rằng các công ty nên tiếp tục sử dụng các chỉ tiêu nói trên nhưng phải sửa công thức xác định của những chỉ tiêu mà chưa chính xác kể trên.
Cụ thể:
Chỉ tiêu Công thức đã xác định Công thức sửa lại
ROA LNST/ TS cuối kỳ LNST/ TS bình quân
ROE LNST / VCSH cuối kỳ LNST / VCSH bình quân
DTT/ Tổng TS DTT/ TS cuối kỳ DT và TN khác / TS bình quân (Số vòng luân chuyển vốn kinh doanh)
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết thuộc TKV, việc sử dụng TSCĐ đặc biệt là TSCĐ hữu hình là không thể thiếu, nhất là đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực khai thác, chế biến, kinh doanh than. Vì vậy việc theo dõi quy mô, cơ cấu TSCĐ cũng như hiệu quả sử dụng TSCĐ là việc làm rất cần thiết. Giúp các nhà quản trị đưa ra định hướng sử dụng tối ưu TSCĐ, phục vụ hợp lý, đáp ứng đúng mục tiêu “Chi phí tối thiểu cho lợi ích tối đa”.
Hiện nay theo cơ chế của Tập đoàn vẫn tiến hành giao khoán xuống các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn, điều này làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường của các công ty. Dẫn đến thực tế, sản lượng than – khoáng sản khai thác bị ứ đọng, kéo theo các công ty thương mại dịch vụ có dịch vụ, sản phẩm phục vụ các công ty này cũng bị ảnh hưởng làm tỷ lệ tồn kho tăng, dự nợ phải thu tăng.
Điều này kéo theo rất nhiều hệ luỵ như tăng chi phí, ứ đọng vốn, giá thành cao,…
Vì vậy tác giả cho rằng cần bổ sung các chỉ tiêu như: tỷ trọng HTK/ TSNH, tỷ trọng CKPT/TSNH, Kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn, kỳ luân chuyển HTK, Hệ số sinh lời cơ bản vốn kinh doanh, Hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Định hướng hoàn thiện của tác giả được tổng hợp như sau:
Bảng 3.3: Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng vốn tại các công ty niêm yết thuộc TKV
Chỉ tiêu Công thức xác định Ý nghĩa đối với nhà quản trị Tỷ trọng HTK/
TSNH
HTK / TSNH Chỉ tiêu này cho biết phần vốn đầu tư vào HTK của công ty là bao nhiêu Tỷ trọng TSCĐ /
TSDH
TSCĐ / TSDH Chỉ tiêu này cho biết công ty đang đầu tư vào TSCĐ với tỷ trọng bao nhiêu trong tổng TSDH
Hiệu quả sử dụng Doanh thu / TSCĐ Đánh giá hiệu quả đầu tư vào TSCĐ
TSCĐ bình quân Kỳ luân chuyển vốn
ngắn hạn
Thời gian trong kỳ / Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn
Cho biết sau bao lâu quay được 1 vòng vốn ngắn hạn
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho
Số ngày trong kỳ / Số vòng quay HTK
Cho biết sau bao lâu quay được 1 vòng quay của HTK
Hệ số sinh lời cơ bản vốn kinh doanh (BEP)
EBIT / Nguồn vốn bình quân
Phản ánh mỗi đồng vốn tham gia hoạt động SXKD thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, không kể vốn đó được hình thành từ nguồn vốn nào
(Nguồn: Kiến nghị hoàn thiện của tác giả) Minh hoạ tính toán cho các nhà quản trị tại công ty CP than Núi Béo năm 2017 như sau:
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình sử dụng vốn của NBC năm 2017
Chỉ tiêu 31/12/2017 1/1/2017 Chênh lệch
Quy mô và cơ cấu TS Số tiền
TT
(%) Số tiền TT (%) Số tiền
TT
(%) TL (%) A. TÀI SẢN NGẮN
HẠN 732.823 27,06 537.684 28,36 195.139 -1,30 36,29
I. Tiền và các khoản
tương đương tiền 2980 0,41 2549 0,47 431 -0,07 16,91
1.Tiền 2980 100 2549 100 431 0 16,91
III. Các khoản phải thu
ngắn hạn 179.445 24,49 216.991 40,36 -37.546 -15,87 -17,30
1. Phải thu ngắn hạn của
khách hàng 111.875 62,35 39.645 18,27 72.230 44,07 182,19
2.Trả trước cho người bán
ngắn hạn 61.776 34,43 172.143 79,33 -110.367 -44,91 -64,11
3.Phải thu nội bộ ngắn
hạn 2.191 1,22 0 0 2.191 1,22 0
4.Phải thu ngắn hạn khác 3.634 2,03 5.258 2,42 -1.624 -0,40 -30,89 5.Dự phòng phải thu ngắn
hạn khó đòi -31 -0,02 -56 -0,03 25 0,01 -44,64
IV.Hàng tồn kho 540.505 19,96 300.885 15,87 239.620 4,09 79,64
1.Hàng tồn kho 540.505 100 300.085 99,73 240.420 0,27 80,12
2. Dự phòng giảm giá
HTK 0 0 -200 -0,01 200 0,01 -100
V. Tài sản ngắn hạn khác 9.893 1,35 17.260 3,21 -7.367 -1,86 -42,68 1.Chí phí trả trước ngắn
hạn 2.223 22,47 2.523 14,62 -300 7,85 -11,89
2. Thuế và các khoản phải
thu Nhà nước 7.670 77,53 14.737 85,38 -7.067 -7,85 -47,95
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.975.482 72,94 1.358.471 71,64 617.011 1,30 45,42 I.Các khoản phải thu dài
hạn 68.519 3,47 65.990 4,86 2.529 -1,39 3,83
2.Phải thu dài hạn khác 68.519 100 65.990 100 2.529 0 3,83
II. Tài sản cố định 726.602 36,78 709.575 52,23 17.027 -15,45 2,40 1.Tài sản cố định hữu
hình 724.074 99,65 706.984 99,63 17.090 0,02 2,42
2. Tài sản cố định vô hình 2.528 0,35 2592 0,37 -64 -0,02 0,00 IV. Tài sản dở dang dài
hạn 966.635 48,93 369.394 27,19 597.241 21,74 161,68
1.Chi phí xây dựng cơ bản
dở dang 966.635 100 369.394 100 597.241 0 161,68
VI. Tài sản dài hạn khác 211.030 10,68 210.817 15,52 213 -4,84 0,10 1.Chi phí trả trước dài
hạn 211.030 100 210.817
100
213 0 0,10
TÀI SẢN 2.708.305 100 1.896.154 100 812.151 0 42,83
Về năng lực hoạt động Năm 2017 Năm 2016 Chênh lệch
Số vòng luân chuyển vốn
kinh doanh 0.65 0.72 -0.07 -10.18
Số vòng luân chuyển vốn
ngắn hạn 2.35 2.28 0.07 3.16
Kỳ luân chuyển vốn ngắn
hạn 153.38 158.23 -4.84 -3.06
Vòng quay HTK 2.65 3.34 -0.69 -20.6
Kỳ luân chuyển HTK 135.72 107.75 27.97 25.96
Hiệu quả sử dụng TSCĐ 2.08 2.97 -0.89 -29.99
Khả năng sinh lời của
vốn Năm 2017 Năm 2016 Chênh lệch
BEP 0.08 0.04 0.05 120.35
ROA 0.04 0.02 0.01 65.144
ROE 0,17 0,10 0,08 80,843
(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên BCTC năm 2017)
Căn cứ vào kết quả tính toán nói trên, các nhà quản trị công ty CP than Núi Béo thấy rằng tổng tài sản cuối năm 2017 tăng so với cuối năm 2016 là 812.151 triệu đồng, tương đương tăng 42,83%. Chứng tỏ quy mô đầu tư vào tài sản của công ty cuối năm 2017 đã được mở rộng. Điều này là do TSNH tăng 195.139 triệu đồng, TSDH tăng 617.011 triệu đồng. Như vậy chính sách đầu tư của công ty đang nghiêng về TSDH, với tỷ trọng cả đầu năm và cuối năm đều chiếm trên 70%. Liệu chính sách đầu tư này có hợp lý, chúng ta cùng đi vào phân tích các tài sản thường xuyên của công ty như sau:
- Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm so với đầu năm tăng 431 triệu đồng, tương đương tăng 16,9 %, chủ yếu đều là tăng TGNH không kỳ hạn, điều này do trong năm công ty cần huy động vốn phục vụ cho mục đích khai thác, khoan lò, …
- Các khoản phải thu của công ty cuối năm so với đầu năm giảm 37.546 triệu đồng, tương đương giảm 17,3% điều này là do trả trước cho người bán ngắn hạn giảm 110.367 triệu đồng, trong khi các khoản phải thu ngắn hạn, dài hạn đều tăng và khách hàng mà công ty đang theo dõi các khoản phải thu chủ yếu đều là Tập đoàn hoặc các công ty thành viên thuộc Tập đoàn, cho nên việc trích lập dự phòng phải thu khó đòi của công ty thường rất ít.
- Hàng tồn kho cuối năm so với đầu năm tăng 239.620 triệu đồng, tương
đương tăng 79,6%. Sự tăng lên này là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng 144.272 triệu đồng; thành phẩm tăng 92.413 triệu đồng. Điều đó chứng tỏ năm 2017 công ty khai thác và sản xuất được nhiều than hơn so với năm trước, tuy nhiên do gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ, nên hàng tồn kho tăng. Công ty cần xem lại chính sách khoán của Tập đoàn, cũng như tình hình sản xuất kinh doanh của thị trường và của công ty để đưa ra chính sách sản xuất, tiêu thụ hợp lý hơn cho năm tới, tránh sự ứ đọng vốn do HTK gây ra, cũng như sẽ làm HTK bị giảm giá trị, tăng chi phí lưu kho,…
- TSCĐ tăng 17.027 triệu đồng, tương đương tăng 2,4%, tuy nhiên tỷ trọng TSCĐ trong tổng tài sản đã giảm xuống về cuối năm. Bênh cạnh đó, chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 597.241 triệu đồng so với đầu năm, tương đương tăng 161,6%. Điều này là do công ty đang tiến hành dự án Hầm lò mỏ than Núi Béo.
Điều này là phục vụ cho công tác khai thác than của công ty nên việc tăng này là hợp lý. Tuy nhiên công ty cần theo dõi sát sao tiến độ thi công để đảm bảo kiểm soát tốt nhất chi phí.
Như vậy, qua quá trình phân tích ta thấy năm 2017, công ty CP than Núi Béo sử dụng tài sản phù hợp với đặc thù của các công ty ngành than: đầu tư vào TSCĐ lớn, HTK thường chiếm tỷ trọng cao. Tuy nhiên trong năm tới công ty cần xây dựng chính sách sản xuất và tiêu thụ hợp lý hơn, đầu tư TSCĐ hợp lý hơn để tránh ứ đọng vốn, lãng phí chi phí.
Tuy nhiên chính sách đầu tư trên đã hợp lý hay chưa, các nhà quản trị cần đánh giá thông qua năng lực hoạt động của vốn và khả năng sinh lời của vốn.
Về năng lực hoạt động của vốn:
Theo kết quả tính toán trên ta thấy, số vòng luân chuyển vốn kinh doanh của công ty năm 2017 so với năm 2016 giảm 0,07 vòng, tương đương giảm 10,18%. Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn năm 2017 tăng so với năm 2016 là 0,07 vòng tương đương tăng 3,15%, đã làm cho kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn giảm 4,84 ngày. Chứng tỏ 1 đồng vốn ngắn hạn năm nay đầu tư vào đã mang về nhiều đồng doanh thu hơn so với năm 2016. Xem xét cụ thể, số vòng HTK năm
2017 giảm so với năm 2016 là 0,69 vòng đã làm cho kỳ luân chuyển HTK tăng 27,97 vòng. Như vậy việc tồn kho tăng đã làm cho việc số vòng luân chuyển HTK bị giảm sút, sang năm công ty cần tìm cách giải phòng HTK để thu hồi vốn, xây dựng chính sách sản xuất và tiêu thụ phù hợp với nhu cầu thị trường, tiếp tục đầu tư, nâng cấp thiết bị máy móc để phục vụ khai thác tốt hơn nữa.
Đối với hiệu quả sử dụng TSCĐ, năm 2017 so với năm 2016 đã giảm 0,89 vòng chứng tỏ việc đầu tư vào TSCĐ năm nay đã không mang lại hiệu quả như năm trước. Công ty cần tìm ra nguyên nhân để khắc phục trong năm tới.
Về khả năng sinh lời của vốn:
Hệ số khả năng sinh lời của tài sản năm 2017 là 0,04 lần, của năm 2016 là 0,02 vòng, như vậy so với năm 2016 thì khả năng sinh lời của tài sản đã tăng lên 0,02 lần. Điều này cho thấy trong năm 2017, mỗi một đồng tài sản mà công ty đầu tư thì tạo ra nhiều đồng lợi nhuận sau thuế hơn so với năm 2016.
Bên cạnh đó hệ số khả năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP) năm 2017 so với năm 2016 tăng 0,05 lần cho thấy mỗi đồng vốn mà công ty đầu tư tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong năm tạo ra nhiều đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay hơn.
Như vậy qua quá trình phân tích tình hình sử dụng vốn ta thấy, công ty đã sử dụng vốn khá phù hợp với đặc thù và tình hình kinh doanh của công ty. Mặc dù còn gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm và sử dụng TSCĐ làm cho hiệu quả sử dụng tài sản giảm, làm tốc độ luân chuyển HTK giảm nhưng công ty vẫn luôn nỗ lực hết mình để có được những kết quả nhất định trong năm 2017.