3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
3.3.1. Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn tại các công ty niêm yết thuộc TKV
Theo kết quả khảo sát của tác giả về thực trạng các chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn có sử dụng phần mềm SPSS, kết hợp phỏng vấn các nhà quản trị của các công ty, tác giả nhận thấy các chỉ tiêu mà các công ty niêm yết đã sử dụng thường xuyên như: tỷ trọng nợ phải trả / Tổng nguồn vốn; Tỷ trọng VCSH/
Tổng nguồn vốn được đánh giá ở mức độ quan trọng. Vì vậy theo tác giả các công ty nên tiếp tục sử dụng các chỉ tiêu nói trên.
Một số chỉ tiêu chi tiết như nợ ngắn hạn, nợ dài hạn cũng được sử dụng nhưng không thường xuyên, mặc dù được các nhà quản trị đánh giá là quan trọng vì giúp họ nắm bắt được quy mô nợ cũng như thời hạn nợ của công ty. Tuy nhiên, theo đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty niêm yết thuộc TKV thì việc huy động vốn dài hạn chiếm tỷ trọng rất lớn trong chính sách huy động vốn của các công ty. Mục đích của việc đi vay hoàn toàn phục vụ cho hoạt động khai thác, hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty, nhưng nếu số vay nợ quá lớn, có thể sẽ ăn mòn vào vốn chủ sở hữu nhất là phần vốn của Tập đoàn đầu tư vào. Cho nên việc tính toán và xác định chỉ tiêu tỷ trọng vay và nợ thuê tài
chính dài hạn/ nợ dài hạn là vô cùng cần thiết. Tác giả đề xuất phải bổ sung “Tỷ trọng vay và nợ thuê tài chính dài hạn / nợ dài hạn”. Việc sử dụng chỉ tiêu này sẽ giúp các nhà quản trị thấy được nguồn vốn công ty huy động từ vay dài hạn là bao nhiêu, chiếm bao nhiêu trong tổng nợ dài hạn, từ đó nhà quản trị sẽ tìm hiểu kỹ hơn về thời gian sử dụng nguồn vốn đó và mục đích vay nguồn đó để làm gì, đưa ra các phương án sử dụng tốt nhất để hoàn trả vốn đúng hạn, tránh ảnh hưởng đến kết cấu vốn và tình hình vốn của công ty.
Bên cạnh đó, các công ty niêm yết ngành than đều có vốn đầu tư của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Phần vốn này ở nhiều công ty chiếm trên 50%, chi phối toàn bộ hoạt động của công ty. Cho nên chỉ tiêu “hệ số bảo toàn vốn” sẽ giúp Tập đoàn đánh giá được việc sử dụng vốn của Tập đoàn tại các công ty như thế nào? Đối với chỉ tiêu vốn chủ sở hữu cần chi tiết phần vốn, xem tỷ trọng vốn cổ phiếu của Nhà nước, phần còn lại của các cổ đông khác là bao nhiêu? Cổ đông nào đang nắm giữ phần vốn đại diện của Nhà nước tại công ty niêm yết? Và họ quan tâm đến các chỉ tiêu liên quan đến giám sát vốn chủ sở hữu của nhà nước có được bảo toàn hay không? Trong đó:
Hệ số bảo toàn vốn = Vốn chủ sở hữu cuối kỳ / Vốn chủ sở hữu đầu kỳ Chỉ tiêu này sẽ cho nhà quản trị và cổ đông biết được trách nhiệm của mình trong việc quản lý vốn của mình tại các công ty niêm yết. Nếu vốn nhà nước >
51% thì cổ đông Nhà nước này cần quan tâm tới những chỉ tiêu về giám sát bảo toàn vốn tại công ty. Nếu hệ số bảo toàn vốn < 1, tức đồng vốn của Nhà nước đầu tư vào các công ty đang không được bảo toàn, có khả năng vốn đã bị thâm hụt.
Mặt khác nguồn vốn vay dài hạn thường có chi phí huy động lớn, nếu không tính toán cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến tình hình tài chính của công ty, không đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, hoặc chi phí sử dụng vốn lớn dẫn đến mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến vốn đầu tư của các cổ đông. Cho nên việc bổ sung các chỉ tiêu phân tích hoạt động tài trợ là vô cùng cần thiết.
Định hướng hoàn thiện của tác giả được tổng hợp như sau:
Bảng 3.1: Bổ sung các chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn tại
các công ty niêm yết thuộc TKV
Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa đối với nhà quản trị Tỷ trọng
vay và nợ thuê tài chính dài hạn / nợ dài hạn
Giá trị vay và nợ thuê tài chính dài hạn / Nợ dài hạn
Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu nguồn vay và nợ thuê tài chính dài hạn của CTNY chiếm bao nhiêu trong tổng nợ dài hạn, từ đó đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro của nguồn vốn huy động giúp nhà quản trị có giải pháp sử dụng hợp lý nhất nguồn vốn vay và nợ thuê tài chính dài hạn.
Hệ số bảo toàn vốn
Vốn chủ sở hữu cuối kỳ / Vốn chủ sở hữu đầu kỳ
Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị công ty thấy được phần vốn của Nhà nước có được bảo toàn không?
Nếu không bảo toàn thì do đâu? Rủi ro gì có thể xảy ra? Nhà nước sẽ làm gì?
Vốn lưu chuyển
Nợ dài hạn +
VCSH –
TSDH
Chỉ tiêu này cho biết đồng vốn lưu chuyển tại các công ty niêm yết là bao nhiêu? Nếu chỉ tiêu này âm tức các công ty đang không an toàn, đang vi phạm nguyên tắc cân bằng tài chính, giám sát vốn của nhà nước. Điều này chứng tỏ các công ty đang đầu tư vốn rất mạo hiểm.
Chi phí sử dụng vốn bình quân
cfi Tti
n i
∑ ×
=1
Chỉ tiêu này cho biết CTNY phải tốn bao nhiêu chi phí cho mỗi đồng vốn mà CTNY huy động về. Nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn BEP thì các công ty niêm yết đang gặp rủi ro trong việc huy động vốn. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì càng ăn mòn vào vốn.
Hệ số tài trợ thường xuyên
NVDH /
TSDH
Chỉ tiêu này cho biết công ty có khả năng tài trợ thường xuyên được bao nhiêu lần TSDH bằng NVDH
Hệ số tự tài trợ
VCSH / TS Chỉ tiêu này phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của
CTNY. Cho biết khả năng tự tài trợ cho tài sản của CTNY bằng vốn chủ sở hữu.
(Nguồn: Kiến nghị hoàn thiện của tác giả) Minh hoạ tính toán cho các nhà quản trị tại công ty CP than Núi Béo năm 2017 như sau:
Bảng 3.2: Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình huy động vốn tại NBC năm 2017
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu
31/12/2017 1/1/2017 Chênh lệch
Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Tỷ lệ (%) C. NỢ PHẢI TRẢ 2.227.249 82,238 1.474.629 54,448 752.620 27,789 51,038 I. Nợ ngắn hạn 898.292 40,332 647.924 43,938 250.368 -3,606 38,642 1.Phải trả người bán
ngắn hạn 311.532 34,680 215.431 23,982 96.101 10,698 44,609 2. Người mua trả tiền
trước ngắn hạn 0 0 59.821 0 -59.821 0 -100
3.Thuế và các khoản
phải nộp Nhà nước 45.910 5,111 42.238 4,702 3.672 0,409 8,694 4.Phải trả người lao
động 70.110 7,805 55.885 6,221 14.225 1,584 25,454 5.Chi phí phải trả ngắn
hạn 122.712 13,661 0 0 122.712 13,661
6.Phải trả ngắn hạn
khác 26.650 2,967 18.193 2,025 8.457 0,941 46,485
7.Vay và nợ thuê tài
chính ngắn hạn 407.717 45,388 204.544 22,770 203.173 22,618 99,330 8. Dự phòng phải trả
ngắn hạn 0 0 2.537 0 -2.537 -0,282 -100
9. Quỹ khen thưởng,
phúc lợi 36.249 4,035 49.092 5,465 -12.843 -1,430
- 26,161 II. Nợ dài hạn 1.328.957 59,668 826.705 56,062 502.252 3,606 60,753
1.Vay và nợ thuê tài
chính dài hạn 1.328.957 100 826.705 100 502.252 0 60,753
D.VỐN CHỦ SỞ
HỮU 481.056 17,76 421.525 15,56 59.531 2,198 14,123
I. Vốn chủ sở hữu 481.041 99,997 421.510 99,996 59.531 0 14,123 1.Vốn góp của chủ sở
hữu 369.991 76,915 369.991 76,915 0 0 0
- Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Đại diện là ông Phạm Công Hương – chủ
tịch HĐQT) 195.729 52,9 195.729 52,9 0 0 0
- Công ty cổ phần Cơ
điện Lạnh 71.433 19,31 88.083 23,81
- Các cổ đông khác 102.829 27,79 86.179 23,29 0 0 0
2.Thặng dư vốn cổ
phần -194 -0,040 -194 -0,040 0 0 0
4. Quỹ đầu tư phát
triển 23.932 4,975 12.927 2,687 11.005 2,288 85,132
5.Lợi nhuận sau thuế
chưa phân phối 87.217 18,131 38.692 8,043 48.525 10,087
125,41 4 6. Nguồn vốn đầu tư
xây dựng cơ bản 94 0,020 94 0,020 0 0 0
II. NGUỒN KNH PHÍ VÀ CÁC QUỸ
KHÁC 15 0,003 15 0,004 0 0 0
1.Nguồn kinh phí đã
hình thành TSCĐ 15 100 15 100 0 0 0
TỔNG CỘNG
NGUỒN VỐN 2.708.305 100 1.896.154 100 812.151 0 42,831
Hệ số bảo toàn vốn 1,14 1,10 0,04
Vốn lưu chuyển -235.994 -3.457 -232.537 Hệ số tài trợ thường
xuyên 0,67 0,49 0,18
Hệ số tự tài trợ 0,18 0,22 -0,04
(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên BCTC năm 2017)
Từ số liệu tính toán trên cho thấy tổng nguồn vốn của công ty tăng 812.151 triệu đồng tương đương tăng 42,83%, quy mô nguốn vốn đã được mở rộng. Điều này là do nguồn vốn Nợ phải trả tăng 752.620 triệu đồng, tương đương tăng 51,04%; Nguồn vốn chủ sở hữu tăng 59.531 triệu đồng, tương đương tăng 14,12%. Như vậy việc tăng tổng nguồn vốn hoàn toàn do tăng nợ phải trả. Liệu điều này có tiềm ẩn rủi ro?
Phân tích cụ thể ta thấy:
Đối với nguồn nợ phải trả:
Các khoản chiếm dụng (không mất chi phí) tăng 47.195 triệu đồng bao gồm các khoản như: phải trả người bán ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp nhà nước; phải trả người lao động; chi phí phải trả ngắn hạn; dự phòng phải trả;…
Đây là những khoản vốn mà công ty huy động không mất chi phí, cho nên mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của công ty nhưng nó giúp chi phí huy động vốn giảm bớt, giảm áp lực huy động vốn cho công ty.
Các khoản nợ mất chi phí tăng 705.375 triệu đồng, trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tăng 203.173 triệu đồng, vay và nợ thuê tài chính dài hạn tăng 502.202 triệu đồng. Theo như thuyết minh báo cáo tài chính thì việc sử dụng vay và nợ thuê tài chính là phục vụ cho mục đích: đầu tư khai thác hầm lò, đầu tư mua sắm thiết bị phục vụ đào lò xây dựng cơ bản, bổ sung sản xuất kinh doanh hoặc bổ sung vốn ngắn hạn để sản xuất kinh doanh. Như vậy cho thấy việc vay vốn này là hết sức cần thiết. Tuy nhiên giá trị vốn vay chiếm tỷ trọng rất lớn trong quy mô huy động vốn của công ty, cho nên điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí huy động vốn, đến rủi ro tài chính.
Tiếp tục xem xét về hoạt động tài trợ cho thấy, cả đầu năm lẫn cuối năm
công ty đều thiếu 1 phần nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản ngắn hạn, nên không giúp hoạt động tài trợ được an toàn, không đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, đây là điều mà công ty cần xem xét trong kỳ tới để tránh tình trạng lạm dụng vào vốn Nhà nước, mặc dù hệ số bảo toàn vốn vẫn đang được đảm bảo. Hệ số tự tài trợ giảm càng chứng tỏ nguồn vốn chủ không đủ sức để thực hiện hoạt động tài trợ. Việc vay vốn này mặc dù là đặc thù của các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, nhưng công ty cần điều chỉnh cho phù hợp, giảm thiểu bớt rủi ro tài chính.