Thực trạng nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình và kết quả kinh doanh tại các công ty niêm yết thuộc TKV

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Trang 105 - 111)

2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

2.2.3 Thực trạng nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình và kết quả kinh doanh tại các công ty niêm yết thuộc TKV

Tổng hợp kết quả khảo sát theo phần mềm SPSS cho thấy, các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam khi phân tích tình hình và kết quả kinh doanh đều dựa trên các chỉ tiêu phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm để thấy được sự biến động về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của các công ty.

Bảng 2.7a: Thống kê mức độ quan trọng của nhóm chỉ tiêu phân tích kết quả kinh doanh

Chỉ tiêu

Số lượng Giá trị trung

bình

Độ lệch chuẩn Trả

lời

Không trả lời

KQ1 Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh

doanh 134 8 4.5429 0.76644

KQ2 Hệ số giá vốn hàng bán = GVHB /

DTT 134 8 4.4816 0.82239

KQ3 Hệ số chi phí bán hàng = CPBH /

DTT 134 8 3.5635 0.83662

KQ4 Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp

= CPQLDN / DTT 134 8 3.7063 0.83011

KQ5 Hệ số sinh lời hoạt động (ROS) =

LNST/ Tổng doanh thu và thu nhập 134 8 4.6032 0.63346 KQ6 Hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng

= LN từ hoạt động bán hàng / DTT 134 8 4.6032 0.63346 KQ7 Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh

doanh = LNT từ hoạt động kinh doanh / (DTT + DTTC)

134 8 2.0190 0.48756

Nhìn vào kết quả của thống kê mô tả cho thấy, các đối tượng được khảo sát đều cho rằng khi phân tích kết quả kinh doanh chỉ tiêu quan trọng nhất là các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, hệ số sinh lời hoạt động ROS, hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng, hệ số giá vốn hàng bán được đánh giá là rất quan trọng với mức thống kê Mean xấp xỉ 4,5 với mức độ phân tán giữa các đối tượng được khảo sát đều dưới 1. Các chỉ tiêu quan trọng tiếp theo được các đối tượng đánh giá là hệ số chi phí bán hàng, hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp, với các mức mean đều lớn hơn 3,5 và độ lệch chuẩn đều nhỏ hơn 1, cho thấy các đối tượng có đánh giá khá giống nhau về mức độ quan trọng của các chỉ tiêu này. Riêng chỉ tiêu hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh được đánh giá là không quan trọng với mức mean là 2,019 và độ lệch chuẩn là 0,4876 cho thấy các công ty không đánh giá cao tầm quan trọng của chỉ tiêu này trong phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của công ty mình.

Về mức độ sử dụng, kết quả phân tích SPSS cho thấy như sau:

Bảng 2.7b: Thống kê mức độ sử dụng của nhóm chỉ tiêu phân tích kết quả kinh doanh

Chỉ tiêu

Số lượng Giá trị trung bình

Độ lệch chuẩn Trả

lời

Không trả lời KQ1 Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả

kinh doanh 134 8 4.6032 0.49119

KQ2 Hệ số giá vốn hàng bán = GVHB /

DTT 134 8 2.7302 0.88916

KQ3 Hệ số chi phí bán hàng = CPBH /

DTT 134 8 2.1349 0.66155

KQ4 Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp

= CPQLDN / DTT 134 8 2.4762 0.94415

KQ5 Hệ số sinh lời hoạt động (ROS) =

LNST/ Tổng doanh thu và thu nhập 134 8 2.9524 0.72506 KQ6 Hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng

= LN từ hoạt động bán hàng / DTT 134 8 2.0635 0.82700 KQ7 Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh

doanh = LNT từ hoạt động kinh doanh / (DTT + DTTC)

134 8 4.5556 0.55936

Kết quả trên cho thấy, chỉ tiêu phân tích tài chính được sử dụng rất thường xuyên khi phân tích tình hình và kết quả kinh doanh đó là các chỉ tiêu trên BCKQKD và hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh với mức bình quân đều xấp xỉ 5. Cho thấy khi phân tích kết quả tình hình và kết quả kinh doanh các công ty đều tính toán và phân tích các chỉ tiêu này. Tuy nhiên các chỉ tiêu còn lại đều sử dụng với tần suất rất thấp, hầu như không sử dụng (hoặc chỉ sử dụng khi lập bản cáo bạch hoặc công bố thông tin). Đó là hệ số giá vốn hàng bán, hệ số chi phí bán

hàng, hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp, hệ số sinh lời hoạt động và hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu tài liệu tại các công ty, tác giả nhận thấy các công ty ngoài việc so sánh các chỉ tiêu phản ánh quy mô kết quả kinh doanh năm nay so với năm trước còn tính toán các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí và khả năng sinh lời trên bản cáo bạch như tỷ lệ LN gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ / DTT, tỷ lệ GVHB / DTT, tỷ lệ CP tài chính / DTT, tỷ lệ CP bán hàng / DTT, tỷ lệ CP QLDN / DTT nhưng sau đó không xác định ở các năm tiếp theo. Trong báo cáo thường niên của các công ty, có tính toán khả năng sinh lời với các chỉ tiêu như: Hệ số LNST/ DTT (hoặc Tỷ suất LNST/ DTT), Hệ số LNT từ hoạt động kinh doanh/ DTT (hoặc tỷ suất LNT từ hoạt động kinh doanh/

DTT).

Cụ thể, khảo sát tại CTCP Than Mông Dương (Mã chứng khoán MDC) năm 2017, công ty đã lập bảng phân tích kết quả kinh doanh bằng cách so sánh các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh năm 2017 so với năm 2016 để tìm ra tỷ lệ tăng giảm [27, tr9-10,15] từ đó công ty đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:

Năm 2017 có nhiều khó khăn cho Ngành than, thị trường tiêu thụ than nhiều biến động, tác động bất lợi cho Tập đoàn 6 tháng cuối năm 2017, do điều kiện thời tiết mưa, lũ nhiều nên các nhà máy nhiệt điện đều giảm công suất làm cho sản lượng than tiêu thụ cho điện giảm 7 triệu tấn so với KH đầu năm, ảnh hưởng tới cân đối tài chính và việc làm người lao động; một số thuế, phí tăng.

Đối với Công ty: sản lượng khai thác than hầm lò 100% ở dưới mức -100, các điều kiện kỹ thuật mỏ ngày càng khó khăn, phức tạp. Các chỉ tiêu chính cụ thể sau: (i): Sản xuất than nguyên khai: thực hiện 1.255.000 tấn /kế hoạch 1.375.000 tấn đạt 97,9%; (ii) Đào lò mới: Thực hiện 15.717 m / 16.000m kế hoạch đạt 91,2%; (iii) Tiêu thụ than: 1.236.000 / KH: 1.350.000 tấn đạt 91,6%; (v) Doanh thu: thực hiện 1.445.500 / Kế hoạch: 1.538.350 triệu đồng bằng 94%; (vi):

Lợi nhuận: Thực hiện 19.306 / Kế hoạch: 20.500 tỷ đạt 81,7%; Đảm bảo thu nhập

của người lao động và cổ tức của các cổ đông.

Ngay từ đầu năm 2017, công ty đã tích cực triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, với các giải pháp chỉ đạo điều hành quyết liệt, sự phối hợp của các đơn vị trong Công ty, CNCB trong toàn công ty đã đoàn kết nỗ lực chung sức vượt qua khó khăn để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, do tình hình tiêu thụ than của TKV gặp khó khăn, đặc biệt là than vùng Uông Bí, nhu cầu thị trường giảm mạnh trong năm 2017 làm tồn kho tăng cao, phát sinh nhiều chi phí. Do việc giảm sản lượng sản xuất, tiêu thụ than giảm, tồn kho tăng, do đó doanh thu cũng chỉ bằng năm 2016.

Tuy nhiên các chỉ tiêu này mới chỉ cho thấy được quy mô kết quả sản xuất kinh doanh của công ty mà chưa thấy được mức độ sử dụng chi phí cũng như khả năng sinh lời của CTNY trong năm như thế nào. Kết quả phân tích SPSS cho thấy các công ty đánh giá rất cao mức độ quan trọng của các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu doanh thu, chi phí, lợi nhuận tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tuy nhiên mức độ sử dụng với tần suất cực thấp, hầu hết chỉ sử dụng khi công bố thông tin lần đầu trên bản cáo bạch.

Ví dụ, tại công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc, trên bản cáo bạch năm 2016, công ty đã tính toán và xác định các chỉ tiêu cơ cấu doanh thu thuần, cơ cấu chi phí so với DTT, cơ cấu lợi nhuận gộp trên DTT: [Phụ lục 4b, tr 39-41]

“… Sản lượng trong năm 2014-2015, Công ty đã cung cấp ra thị trường số lượng than như sau: Năm 2014: 3.572.000 tấn than các loại; Năm 2015: 3.703.000 tấn than các loại.

Cơ cấu doanh thu thuần của công ty giai đoạn 2014 – 2015 và 9 tháng đầu năm 2016 (ĐVT: triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 9 tháng năm 2016

Giá trị TT Giá trị TT Giá trị TT DTT về bán hàng và cung

cấp dịch vụ

5.448.966 100% 6.062.073 100% 4.868.963 100%

DTT về bán hàng 5.349.349 98,17% 5.960.845 98,33% 4.824.628 99,09%

DTT về cung cấp dịch vụ 99.617 1,83% 101.228 1,67% 44.335 0,91%

Ngành nghề kinh doanh của Công ty tập trung chủ yếu là kinh doanh than, do đó có thể thấy rõ doanh thu thuần của Công ty chủ yếu đến từ hoạt động bán hàng (chiếm trên 98% tổng doanh thu thuần). Năm 2015, Doanh thu thuần của Công ty tăng 11,25% so với năm 2014, từ 5.449 tỷ lên 6.062 tỷ do trong năm 2015, Công ty đã tiếp cận và ký thêm các hợp đồng bán than với các khách hàng mới như Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn 1, CTCP Vissai Hà Nam, CTCP Nhiệt điện Phả Lại.

Cơ cấu lợi nhuận gộp của Công ty giai đoạn 2014 – 2015 và 9 tháng đầu năm 2016

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 9 tháng năm 2016

Giá trị TT/DTT Giá trị TT/DTT Giá trị TT/DTT Lợi nhuận gộp về bán

hàng và cung cấp dịch vụ

339.399 6,23% 391.154 6,45% 287.072 5,9%

Lợi nhuận gộp về bán hàng

324.574 5,96% 363.552 6% 272.316 5,59%

Lợi nhuận gộp về cung cấp dịch vụ

14.825 0,27% 27.602 0,45% 14.756 0,31%

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2015 tăng hơn 15%

so với năm 2014 do Doanh thu bán hàng trong năm 2015 tăng. Trong đó, Lợi nhuận gộp về bán hàng chiếm chủ yếu trong cơ cấu lợi gộp (trên 90%). Tỷ trọng lợi nhuận gộp trên DTT đạt mức tăng ổn định từ 6,23% năm 2014 lên 6,45% năm 2015.

Do công ty chủ yếu kinh doanh than, Công ty mua than từ các công ty sản xuất than trong TKV để cung cấp cho các khách hàng sử dụng than, không trực tiếp tham gia vào hoạt động khai thác nên nguyên vật liệu không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Cơ cấu chi phí giai đoạn 2014 – 2015 và 9 tháng đầu năm 2016 (ĐVT:

triệu đồng)

Khoản mục Năm 2014 Năm 2015 9 tháng năm 2016

Giá trị % DTT Giá trị % DTT Giá trị % DTT Giá vốn hàng bán 5.109.566 93,77 5.670.919 93,55 4.581.891 94,1%

Chi phí tài chính 15.859 0,29 18.937 0,31 21.342 0,44 Chi phí bán hàng 291.004 5,34 336.112 5,54 240.280 4,93

Chi phí quản lý 17.949 0,33 19.840 0,33 13.370 0,27

Tổng cộng 5.434.377 99,73 6.045.808 99,73 4.856.883 99,74 Trong cơ cấu chi phí của CTCP Kinh doanh than Miền Bắc – Vinacomin giai đoạn 2014- 2015, Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm gần 94% so với doanh thu thuần. Tỷ trọng chi phí / DTT qua các năm ổn định ở mức 99,7%.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Trang 105 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)