Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình tăng trưởng và phát triển bền vững tại các công ty niêm yết thuộc TKV

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Trang 170 - 175)

3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

3.3.8. Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình tăng trưởng và phát triển bền vững tại các công ty niêm yết thuộc TKV

Theo kết quả tổng hợp của tác giả về các chỉ tiêu phân tích theo phần mềm SPSS đã trình bày tại phụ lục 15 tác giả nhận thấy để phân tích tình hình tăng trưởng, các công ty niêm yết đã sử dụng các chỉ tiêu phân tích như: tốc độ tăng trưởng sản lượng, tốc độ tăng (giảm) về tổng tài sản, tốc độ tăng (giảm) về vốn chủ sở hữu, tốc độ tăng (giảm) về doanh thu thuần, tốc độ tăng (giảm) về tổng lợi nhuận ròng. Tuy nhiên việc tính toán và sử dụng các chỉ tiêu này là rất ít, hầu như chỉ tính toán theo quy định của pháp luật. Bởi các nhà quản trị chưa thấy được tầm quan trọng của các chỉ tiêu này ảnh hưởng đến quản trị của công ty như thế nào. Chính vì vậy các chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng khả năng sinh lời, tỷ lệ tăng trưởng bền vững, tình hình bảo toàn vốn không được tính toán. Đề xuất của tác giả nên bổ sung những chỉ tiêu và sử dụng thường xuyên những chỉ tiêu mà các công ty đã tính toán nói trên.

Định hướng hoàn thiện của tác giả được tổng hợp như sau:

Bảng 3.17: Bổ sung các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình tăng trưởng tại các công ty niêm yết thuộc TKV

Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa

Tốc độ tăng (giảm) về tổng tài sản

TS (cuối kỳ - đầu kỳ)/ TS đầu kỳ

Nếu tốc độ này lớn hơn 0 thì công ty có vốn kinh doanh ngày càng phát triển, ngược lại nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 0 thì có thể công ty đang lâm vào tình trạng làm ăn thu lỗ nên mất dần vốn hoặc cổ

đông rút bớt vốn góp của mình.

Tốc độ tăng (giảm) về vốn chủ sở hữu

VCSH (cuối kỳ - đầu kỳ) / VCSH đầu kỳ

Nếu tỷ lệ này càng lớn thì càng thể hiện công ty đang ngày càng tăng trưởng quy mô, tuy nhiên nếu chỉ tiêu này lớn quá thì thể hiện công ty phát triển quá nóng, dễ dẫn tới tình trạng khủng hoảng sau này nếu công ty không có chiến lược chiến doanh tốt và ngược lại

Tốc độ tăng (giảm) về DTT

DTT (kỳ này – kỳ trước ) / DTT kỳ này

Cho biết DTT của CTNY năm nay tăng trưởng như thế nào so với năm ngoái.

Tốc độ tăng (giảm) về tổng lợi nhuận ròng

LNR (kỳ này – kỳ trước) / LNR kỳ trước

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng lợi nhuận ròng trong kỳ của CTNY. Tỷ lệ này cần dương, càng cao càng tốt.

Tỷ lệ tăng trưởng bền vững

LN giữ lại để tái đầu tư / VCSH đầu kỳ

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng bền vững của công ty niêm yết phụ thuộc vào chính sách tài chính và hệ số khả năng sinh lời của tài sản.

(Nguồn: Kiến nghị hoàn thiện của tác giả) Ví dụ,

Bảng 3.18: Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình tăng trưởng tại TVD năm 2017

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2016 Chênh lệch Tốc độ tăng (giảm) về tổng tài sản 0.054 0.416 -0.362 Tốc độ tăng (giảm) về vốn chủ sở hữu 0.029 0.030 -0.001

Tốc độ tăng (giảm) về DTT 0.052 -0.163 0.215

Tốc độ tăng (giảm) về tổng LNST 0.003 -0.473 0.476

Tỷ lệ tăng trưởng bền vững 86,3 86,4 0,1

(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên BCTC năm 2017)

Nhìn vào kết quả tính toán thấy được tổng tài sản và vốn chủ sở hữu đang có tốc độ giảm sút, tốc độ tăng trưởng của DTT, tổng luân chuyển thuần, tổng lợi nhuận ròng đang biến động theo xu hướng tăng. Cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng của tài sản qua các năm đã giảm khá mạnh, tốc độ tăng trưởng cuối năm 2016 so với đầu năm 2016 là 0,416 thì đến năm 2017, tốc độ tăng trưởng cuối năm so với đầu năm chỉ còn 0,054. Như vậy sự sụt giảm về tài sản là quá nhanh, công ty cần xem xét lại để có biện pháp hợp lý.

Tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu cũng có giảm sút nhưng không nhiều. Tốc độ tăng trưởng về doanh thu thuần năm 2017 so với năm 2016 đã tăng 0,052 trong khi tốc độ tăng trưởng DTT năm 2016 so với 2015 giảm 0,163. Cho thấy năm 2017 công ty đã rất nỗ lực trong việc bán hàng để tăng doanh thu lên.

Tốc độ tăng trưởng về lợi nhuận ròng cũng có xu hướng như doanh thu.

Lợi nhuận ròng năm 2017 so với năm 2016 tăng 0,003; trong khi lợi nhuận ròng năm 2016 so với năm 2015 giảm 0,473. Cho thấy công ty đã rất nỗ lực trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.

Đối với các chỉ tiêu phân tích đánh giá về phát triển bền vững

Như đã trình bày ở mục 2.2.8, các CTNY thuộc TKV chưa lập báo cáo phát triển bền vững cho nên không tính toán các chỉ tiêu liên quan đến việc đánh giá phát triển bền vững tại công ty. Mặc dù lĩnh vực kinh doanh của các công ty là khai thác kinh doanh than – đây là hoạt động mà tác động đến môi trường rất to lớn. Bao gồm xói mòn, sụt đất, mất đa dạng sinh học, ô nhiễm đất, nước ngầm và nước mặt do hóa chất từ chế biến quặng. Trong một số trường hợp, rừng ở vùng lân cận còn bị chặt phá để lấy chỗ chứa chất thải mỏ. Bên cạnh việc hủy hoại môi trường, ô nhiễm do hóa chất cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân địa phương, ở những vùng hoang vu, khai khoáng có thể gây hủy hoại hoặc nhiễu loạn hệ sinh thái và sinh cảnh. Còn ở nơi canh tác thì hủy hoại hoặc nhiễu loạn đất trồng cây và đồng cỏ. Điều này đòi hỏi các công ty niêm yết phải quan tâm sâu sắc và cẩn thận các chỉ tiêu phân tích liên quan đến phát triển bền vững. Bên cạnh các chỉ tiêu thể hiện phát triển bền vững như: Tỷ lệ tăng trưởng ROA, ROE;

Ngân sách nhà nước, Quỹ Phúc lợi, Thu nhập bình quân mà các công ty đã tính toán nhưng chưa phân tích cho nội dung này, tác giả đề xuất bổ sung các chỉ tiêu sau:

Bảng 3.19: Bổ sung các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích đánh giá phát triển bền vững tại các công ty niêm yết thuộc TKV

Chỉ tiêu Công thức xác định Ý nghĩa Đóng góp

cho xã hội của công ty

Đóng góp cho xã hội = Số tiền CTNY chi ra cho từng chương trình

Chỉ tiêu này phản ánh số tiền mà CTNY đã bỏ ra để phục vụ cho các hoạt động xã hội như từ thiện, xây nhà tình nghĩa,…Số tiền này càng tăng chứng tỏ CTNY rất quan tâm đến vấn đề đóng góp cho xã hội.

Tỷ lệ đóng góp cho xã hội

Tỷ lệ đóng góp cho xã hội = Đóng góp cho xã hội x 100 / Tổng doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng doanh thu mà CTNY thu được thì để lại bao nhiêu đồng để đóng góp vào hoạt động của xã hội. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy mức đóng góp của doanh nghiệp vào hoạt động xã hội càng lớn, công ty làm ăn có dấu hiệu tốt và ngược lại.

Tỷ lệ nộp NSNN trên tổng LNTT

Tỷ lệ nộp NSNN trên tổng lợi nhuận trước thuế = Số tiền nộp NSNN x 100 / Tổng lợi nhuận trước thuế

Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng lợi nhuận trước thuế mà công ty đạt được thì phải nộp bao nhiêu đồng vào NSNN. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy công ty làm ăn càng tốt và ngược lại.

Tỷ lệ quỹ phúc lợi / Doanh thu

Tỷ lệ quỹ phúc lợi / Doanh thu = Quỹ phúc lợi x 100 / Tổng doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng doanh thu mà công ty đạt được thì giữ lại bao nhiêu đồng cho quỹ phúc lợi. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy công ty trích lập quỹ phúc lợi lớn và ngược lại.

Tỷ lệ tái đầu tư/ lợi nhuận sau thuế

Tỷ lệ tái đầu tư/ lợi nhuận sau thuế

= LN giữ lại tái đầu tư / Lợi nhuận sau thuế

Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 đồng lợi nhuận sau thuế mà công ty thu được, công ty sẽ để lại bao nhiêu đồng để tái đầu tư. Chỉ tiêu này càng cao cho thấy CTNY đang rất quan tâm đến lĩnh vực đầu tư.

Ví dụ,

Bảng 3.20: Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích đánh giá phát triển bền vững tại THT năm 2017

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2016 Năm 2015

ROA (%) 4,18 3,46 1,26

ROE (%) 11,57 10,56 8,55

Thu nhập bình quân (đồng/ng/ tháng) 7.832.500 7.425.000 7.800.000 Ngân sách Nhà nước (triệu đồng) 354.833 508.447 331.416

Tỷ lệ NSNN/ LN trước thuế 10 16,41 10,29

Quỹ phúc lợi (triệu đồng) 3398 2600 3936

Tỷ lệ Quỹ phúc lợi / DT (%) 0,16 0,13 0,17

(Nguồn: tác giả tự tính toán thông qua số liệu trên BCTC của công ty trong năm 2017)

Nhìn vào kết quả tính toán ta thấy ROA, ROE trong 3 năm gần đây tăng, chứng tỏ khả năng sinh lời của công ty tốt lên, đồng vốn huy động về phát huy hiệu quả tốt hơn. Đối với thu nhập của người lao động cũng khá ổn định, điều này sẽ giúp người lao động yên tâm công tác. Tỷ lệ NSNN / LN trước thuế đều trên 10% trong 3 năm gần đây cho thấy công ty đã có đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước. Nhất là trong công tác bảo vệ môi trường và đảm bảo hoàn nguyên môi trường nơi địa phương mà công ty khai thác. Vấn đề này vẫn luôn được công ty coi trọng, vì vậy công ty luôn nỗ lực hết mình trong công tác bảo vệ môi trường, hoàn nguyên môi trường và tạo điều kiện tốt nhất cho người dân địa phương. Vì

vậy hàng năm công ty nên kê khai rõ các dự án, công trình, sự kiện cùng với số tiền chi ra cho hoạt động bảo vệ môi trường, và nói rõ số tiền này được lấy nguồn từ đầu, để ban quản trị sẽ đánh giá chính xác hơn và có cái nhìn cụ thể hơn vào tình hình phát triển bền vững của công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Trang 170 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)