2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
2.2.1 Thực trạng nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn tại các công ty niêm yết phục vụ quản trị
Nghiên cứu về việc phân tích tình hình huy động vốn của các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, thông qua phần mềm SPSS để thống kê mức độ sử dụng cũng như mức độ quan trọng của các chỉ tiêu phân tích tình hình huy động vốn thu được kết quả: hầu hết các công ty chỉ sử dụng chỉ tiêu tỷ trọng của nợ phải trả trên tổng nguồn vốn và tỷ trọng của VCSH trên tổng nguồn vốn để tiến hành phân tích tình hình huy động vốn của công ty mình. Qua giá trị của các chỉ tiêu này các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã đánh giá được cơ cấu nguồn vốn của công ty mình, từ đó đưa ra các giải pháp tài chính. [phụ lục 15]
Một số công ty có lập bảng phân tích nguồn vốn bằng việc so sánh các chỉ tiêu nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán cuối năm so với đầu năm, tuy nhiên kết quả của bảng mới chỉ nhìn thấy được sự biến động của các chỉ tiêu, chứ chưa đi vào phân tích các chỉ tiêu phản ánh đặc thù của các công ty niêm yết là vay và nợ lớn, nợ phải trả chiếm chủ yếu. Hơn nữa, khi phân tích cần kết hợp phân tích dọc thì mới thấy được sự biến động đó có hợp lý hay không.
Theo các chuyên gia phân tích khi phân tích tình hình huy động vốn phải
sử dụng kết hợp các chỉ tiêu phản ánh quy mô và các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu thì mới có đánh giá đầy đủ về việc huy động vốn của công ty đang theo xu hướng nào. Các nhà quản trị cũng thấy được tầm quan trọng của các chỉ tiêu này tuy nhiên do chưa có sự hướng dẫn từ các cơ quan liên quan hay từ Tập đoàn nên hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng các chỉ tiêu nói trên.
Bên cạnh đó, các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đều có vốn nhà nước của Tập đoàn khá lớn, có nhiều công ty với phần vốn Nhà nước chiếm trên 50%, và người đại diện phần vốn của Tập đoàn tại các công ty thường giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT. Cổ đông này có trách nhiệm giám sát phần vốn của Tập đoàn tại các công ty niêm yết mà họ được giao nhiệm vụ. Cho nên chỉ tiêu được Tập đoàn quan tâm đó chính là hệ số bảo toàn vốn. Tuy nhiên rất nhiều công ty không xác định chỉ tiêu này. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp, tác giả nhận thấy chỉ có một số công ty tính toán chỉ tiêu này như: TVM, TMB, VCE.
Hơn nữa, nguồn vốn huy động về phải đảm bảo sự ổn định cho hoạt động tài trợ, phải đem lại nguồn vốn với chi phí hợp lý nhất, đảm bảo hoạt động tài trợ an toàn nhất, cho nên khi phân tích phải sử dụng những chỉ tiêu về tình hình tài trợ. Kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS thu được như sau:
Bảng 2.1a: Thống kê mức độ quan trọng của nhóm chỉ tiêu phân tích hoạt động tài trợ
Chỉ tiêu
Số lượng Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn Số
người
Không trả lời NV2a Vốn lưu chuyển VLC = Nợ dài hạn
+ VCSH – TSDH 134 8 3.9841 0.97147
NV2b Chi phí sử dụng vốn bình quân 134 8 4.0873 0.82965 NV2c Hệ số tự tài trợ = VCSH / TS 134 8 4.1508 0.78044
NV2d Hệ số tài trợ thường xuyên = NVDH
/ TSDH 134 8 3.8698 0.81154
Nhìn vào kết quả của thống kê mô tả cho thấy, các đối tượng được khảo sát đều cho rằng khi phân tích hoạt động tài trợ các chỉ tiêu phân tích tài chính như hệ số tự tài trợ, chi phí sử dụng vốn bình quân, vốn lưu chuyển và hệ số tài trợ thường xuyên đều được các nhà quản trị đánh giá là quan trọng với mức mean trên dưới mức 4 (là mức quan trọng). Chứng tỏ các nhà quản trị cũng đánh giá khá cao về các chỉ tiêu phân tích tài chính này.
Về mức độ sử dụng, kết quả từ phần mềm SPSS cũng cho thấy các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tài trợ các công ty niêm yết đều không sử dụng (mức mean đều bằng 1 là thang đo thể hiện “hoàn toàn không”), cho thấy các chỉ tiêu phản ánh hoạt động tài trợ vẫn chưa được sử dụng khi phân tích tình hình nguồn vốn.
Cụ thể:
Bảng 2.1b: Thống kê mức độ sử dụng của nhóm chỉ tiêu phân tích hoạt động tài trợ
Chỉ tiêu
Số lượng Giá trị trung
bình
Độ lệch chuẩn Trả
lời
Không trả lời NV2a Vốn lưu chuyển VLC = Nợ dài hạn +
VCSH – TSDH 134 8 1.0 0
NV2c Hệ số tự tài trợ = VCSH / TS 134 8 1.0 0
NV2c Hệ số tài trợ thường xuyên = NVDH /
TSDH 134 8 1.0 0
NV2b Chi phí sử dụng vốn bình quân 134 8 1.0 0 (Nguồn: Phụ lục 15) Với nguồn tài liệu thứ cấp mà tác giả thu thập cũng cho thấy không có công ty nào phân tích hoạt động tài trợ thông qua các chỉ tiêu phân tích tài chính. Mặc dù được các nhà quản trị đánh giá là quan trọng nhưng các công ty niêm yết vẫn
chưa tính toán và phân tích do không có đội ngũ nhân viên phân tích tài chính riêng. Cho nên các công ty chỉ ưu tiên tập trung vào các chỉ tiêu cơ bản, mang tính chất bắt buộc để thực hiện. Các chuyên gia cũng nhận định các chỉ tiêu phân tích về tình hình huy động vốn trong đó có các chỉ tiêu về hoạt động tài trợ là rất quan trọng, cần được sử dụng thường xuyên giúp nhà quản trị đánh giá hoạt động tài trợ có an toàn, có đảm bảo thực hiện nguyên tắc cân bằng tài chính hay không và chi phí sử dụng vốn bình quân cao hay thấp, tiết kiệm hay lãng phí.
Biểu đồ 2.1: Tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của CTCP Than Mông Dương giai đoạn 2013-2017
0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Quy mô nguồn vốn công ty MDC
Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu
[Nguồn: BCTC năm 2013, 2015, 2017 của CTCP than Mông Dương]
Công ty nhận định: Nguồn vốn mà công ty huy động chủ yếu từ nợ phải trả, với cơ cấu vốn nợ phải trả chiếm trên 70%. Trong đó chủ yếu là vay các tổ chức tín dụng để mua sắm TSCĐ phục vụ cho việc khai thác than và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.