Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính tại các công ty niêm yết thuộc TKV

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Trang 164 - 170)

3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

3.3.6. Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính tại các công ty niêm yết thuộc TKV

Như đã trình bày trong phần đặc điểm của các công ty thì đây là một lĩnh vực kinh doanh gặp rất nhiều rủi ro, đặc biệt là vấn đề rủi ro tài chính. Vì thế phân tích rủi ro tài chính đối với các công ty niêm yết là một nhiệm vụ rất quan trọng và có ý nghĩa. Thực tế, các công ty niêm yết mới chỉ nói qua về các rủi ro kinh doanh của công ty mà chưa đi sâu vào phân tích rủi ro tài chính thông qua các chỉ tiêu tài chính. Do đó có thể các nhà quản trị công ty không phát hiện kịp thời nguy cơ rủi ro để có các biện pháp phòng ngừa và quản trị rủi ro thích hợp. Từ những vấn đề nêu trên, luận án đề xuất giải pháp hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích rủi ro tài chính cho các công ty niêm yết.

Rủi ro về kinh tế:

Bất cứ ngành nào cũng đều chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế và ngành than cũng không là ngoại lệ. Ngành than đóng vai trò là ngành kinh tế trọng điểm khi cung cấp nhiên liệu cho hoạt động của các ngành công nghiệp khác như: ngành điện, giấy, xi măng... Vì vậy, mỗi một yếu tố của nền kinh tế như lạm phát, tăng trưởng, chiến lược phát triển kinh tế vùng, địa phương... đều có ảnh hưởng nhiều chiều đến ngành than, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp thông qua các ngành khác vốn là khách hàng tiêu thụ của ngành than.

Rủi ro luật pháp:

Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu sự chi phối của pháp luật và các chính sách của Nhà nước, cụ thể như sau:

- Chính sách ưu đãi đầu tư

- Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán và các Nghị định, Thông tư hướng dẫn đi kèm trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện.

- Các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Sự thay đổi của các quy định pháp luật trên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty

Rủi ro môi trường tự nhiên:

Ngành công nghiệp than phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố về môi trường tự nhiên. Bất kỳ một sự biến động nào của môi trường tự nhiên cũng đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm than như: sự biến động về địa chất, quy hoạch khai thác vùng chưa ổn định...

Rủi ro về chính sách, chế độ:

Với chính sách ưu tiên tiêu thụ than trong nước của Chính phủ, giá bán than nội địa (tuy đang có chủ trương tăng 44%) vẫn thấp hơn nhiều so với giá bán xuất khẩu. Theo dự báo của Tập đoàn, trong khoảng từ 5 đến 10 năm nữa, nhu cầu nội địa về than sẽ tăng nhanh, cùng với chiến lược an ninh năng lượng quốc gia, chắc chắn mức xuất khẩu than sẽ giảm. Sự chênh lệch về giá bán nội địa - xuất khẩu, khi đó nếu không được Nhà nước và Tập đoàn quản lý và điều tiết hợp lý thì có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của tất cả các công ty khai thác than.

Rủi ro thay đổi nhận thức:

Việc sử dụng các sản phẩm từ than có thể gây ô nhiễm môi trường, gây mất an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia. Chính vì vậy, tăng cường đưa vào thử nghiệm và phát triển các nguồn năng lượng thay thế, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, biogas...

sẽ giảm nhu cầu sử dụng than.

Rủi ro về quản lý:

Khi các công ty niêm yết chính thức gia nhập thị trường chứng khoán Việt Nam và cổ phiếu được giao dịch rộng rãi, bên cạnh việc tuân thủ các quy định hiện hành, các nhà quản lý các Công ty còn chịu sự điều chỉnh của các quy định tại UBCKNN, TTGDCK và áp lực của công chúng. Vì thế, việc quản lý Công ty sẽ khó khăn, phức tạp hơn, đồng thời hiệu quả quản lý sẽ góp phần quyết định hình ảnh, giá trị Công ty trên thị trường.

Theo kết quả tổng hợp của tác giả về các chỉ tiêu phân tích theo phần mềm SPSS đã trình bày tại phụ lục 15 tác giả nhận thấy để phân tích tình hình rủi ro tài chính và cảnh báo rủi ro, các công ty niêm yết đã không tính toán và lập bảng

phân tích rủi ro. Việc sử dụng các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, cơ cấu tài sản mới phần nào giúp các nhà quản trị đánh giá được mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của các công ty. Tuy nhiên do đặc thù ngành, việc vay nợ đang là gánh nặng của các công ty, nhất là các công ty chuyên khai thác than, trong quá trình khai thác các mỏ. Để đảm bảo khả năng chi trả đòi hỏi ngành phải không ngừng phát triển, thu hút được nhiều khách hàng, cạnh trạnh được với các công ty nước ngoài trên địa bàn Việt Nam, cũng như có kế hoạch, chiến lược xuất khẩu hợp lý. Nếu không có đủ nguồn thu để trang trải và hoàn trả các khoản nợ vay, các công ty sẽ đứng trước rủi ro lớn nhất là phá sản. Cho nên bên cạnh các chỉ tiêu về cơ cấu vốn như hệ số nợ, đòn bẩy tài chính; về khả năng thanh toán như hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán lãi vay,…;

ROA,ROE là những chỉ tiêu đã sử dụng hoặc tác giả đã bổ sung ở các nội dung trên sẽ được các nhà quản trị tổng hợp và sử dụng để đánh giá rủi ro của công ty mình.

Định hướng hoàn thiện của tác giả được tổng hợp như sau:

Bảng 3.13: Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích rủi ro tài chính tại các công ty niêm yết thuộc TKV

Chỉ tiêu sử dụng Ý nghĩa phân tích Về cơ cấu vốn:

-! Hệ số nợ

-! Đòn bẩy tài chính

Giúp nhà quản trị xác định được rủi ro trong quá trình huy động vốn

Về khả năng thanh toán:

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát -!Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

-!Hệ số khả năng thanh toán nhanh -!Hệ số khả năng thanh toán lãi vay -!Hệ số khả năng chi trả bằng tiền

Giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng thanh toán của công ty mình trong ngắn hạn, nhất là đối với các khoản tiền vay mà công ty đang sử dụng cho mục đích kinh doanh của mình. Nếu không có khả năng thanh toán rủi ro điều gì có thể xảy ra cho

công ty?

Về khả năng sinh lời:

-! ROA -! ROE

Giúp nhà quản trị đánh giá được khả năng sinh lời của vốn cũng như rủi ro của công ty nếu sử dụng đồng vốn không hiệu quả.

(Nguồn: Kiến nghị của tác giả)

Bảng 3.14: Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình rủi ro tại CTCP than Hà Tu (THT)

Chỉ tiêu Năm

2016

Năm 2017

Chênh lệch

Hệ số nợ 0.56 0.59 0.03

Hệ số nợ/ VCSH 1.37 1.53 0.16

Hệ số khả năng thanh tổng quát 1.75 1.67 -0.08 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0.23 0.09 -0.14 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 0.8 0.97 0.17 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay 81,46 4,86 -76,6 Hệ số khả năng chi trả bằng tiền -1,6 0,013 1,613

ROA 3.71 4.18 0.47

ROE 10.76 11.57 0.81

(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên BCTC năm 2017)

Nhìn vào bảng tính toán cho thấy các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán của công ty đều đang đi theo xu hướng làm tăng rủi ro, còn các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời đang tốt lên. Cụ thể:

Về cơ cấu vốn: Hệ số nợ năm 2017 so với năm 2016 tăng 0,03 lần, hơn nữa chỉ tiêu này cả năm nay và năm trước đều lớn hơn 0,5 chứng tỏ cơ cấu nguồn vốn nghiêng về vốn nợ nhiều hơn, và xu hướng này còn tăng vào năm 2017. Điều này sẽ tiềm ẩn rủi ro vì công ty hiện đang phụ thuộc nợ khá nhiều, nếu công ty không tính toán kỹ đến tốc độ luân chuyển vốn, cũng như không có chiến lược kinh doanh tốt thì sẽ đến lúc không đủ năng lực tài chính để tiếp tục hoạt động.

Về khả năng thanh toán: Hầu hết các chỉ tiêu thanh toán của công ty đều giảm. Cụ thể hệ số khả năng thanh toán tổng quát giảm 0,08 lần (đầu năm là 1,67;

cuối năm là 1,75); hệ số khả năng thanh toán nhanh giảm 0,14 (đầu năm là 0,23;

cuối năm là 0,09); hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tăng 0,17 (đầu năm là 0,8; cuối năm là 0,97) nhưng cả đầu năm và cuối năm đều < 1, công ty đã cố gắng cải thiện nhưng đến cuối năm vẫn không đủ khả năng thanh toán. Chứng tỏ rủi ro về thanh toán của công ty là rất lớn, nếu điều này cứ tiếp tục thì sẽ khó cho công ty về sau khi muốn đi huy động vốn, nhà quản trị cần tìm ra biện pháp khắc phục nếu không muốn đi vào phá sản.

Về khả năng sinh lời: Cả 2 chỉ tiêu ROA, ROE đều tăng; ROE năm 2017 là 4,18 tăng so với năm 2016 là 0,47 lần; ROA năm 2017 là 11,57 tăng so với năm 2016 là 0,81 lần. Cho thấy trong quá trình sử dụng đồng vốn của công ty đã đạt được hiểu quả cao hơn so với năm ngoái, tạo ra nhiều đồng lợi nhuận sau thuế hơn năm ngoái. Điều đó chứng tỏ công ty đã rất nổ lực trong việc điều hành sản xuất kinh doanh, tăng cường công tác quản trị chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm để đạt được lợi nhuận mong muốn.

3.3.7. Hoàn thin các ch tiêu phân tích tình hình c phiếu ti các công ty niêm yết thuc TKV

Theo kết quả tổng hợp của tác giả về các chỉ tiêu phân tích theo phần mềm SPSS đã trình bày tại phụ lục 15 tác giả nhận thấy để phân tích tình hình cổ phiếu các công ty niêm yết đã sử dụng thường xuyên các chỉ tiêu phân tích tài chính như: EPS, tỷ lệ chi trả cổ tức. Nhưng 2 chỉ tiêu này mới chỉ phản ánh được một phần nào đó thu nhập của các cổ đông. Điều mà các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của CTNY nằm ngoài 2 chỉ tiêu trên còn là: giá trị sổ sách của 1 cổ phần phổ thông, P/E, hệ số chi trả cổ tức, tỷ suất cổ tức thì chưa được tính toán và phân tích. Đây sẽ là thiếu sót mà các CTNY cần bổ sung để làm tăng tính minh bạch, tăng độ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.

Bảng 3.15: Bổ sung các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình cổ phiếu tại các công ty niêm yết thuộc TKV

Chỉ tiêu Công thức Ý nghĩa P/E Giá trị thị trường

của mỗi CP/ LN của mỗi CP

Hệ số này đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường của mỗi cổ phiếu và thu nhập của mỗi cổ phiếu. P/E âm cho thấy giá cổ phiếu hiện tại cao hơn thu nhập từ cổ phiếu đó bao nhiều lần hay nhà đầu tư phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn để có được 1 đồng thu nhập từ cổ phiếu đầu tư.

Tỷ suất cổ tức

Cổ tức mỗi cổ phiếu thường / Giá thị trường mỗi cổ phiếu thường

Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi tức mong đợi của nhà đầu tư vào chính sách chi trả cổ tức của công ty niêm yết khi mua một loại cổ phiếu tại thời điểm hiện tại.

Hệ số chi

trả cổ tức Cổ tức mỗi cổ phiếu thường / thu nhập mỗi cổ phiếu thường

Hệ số này đo lường mối quan hệ của cổ tức công bố chi trả cho cổ phiếu thường của côg ty so với khả năng sinh lãi của nó. Hệ số này càng cao thì tỷ lệ lợi nhuận giữ lại tái đầu tư càng thấp và ngược lại

(Nguồn: Kiến nghị hoàn thiện của tác giả) Bảng 3.16: Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích cổ phiếu tại CTCP than Hà Lầm

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch

EPS (nghìn đồng) 0,96 1,022 0,062

P/ E 8,96 7,16 -1,8

Tỷ lệ chi trả cổ tức 5 7 0

Giá trị sổ sách 11.8 12.6 0.8

Cổ tức (đồng) 600 700 100

(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên BCTC năm 2017)

Nhìn vào kết quả tính toán các chỉ tiêu phân tích tài chính về cổ phiếu, nhận thấy năm 2017 cổ phiếu của công ty đã có giá trị tốt hơn so với năm trước.

Cụ thể: EPS năm 2017 là 1.022 đồng trong khi năm 2016 chỉ là 960 đồng, tăng

62 đồng. Cổ tức mỗi cổ phiếu trả trong năm 2017 cũng tăng so với năm 2016 là 100 đồng (năm 2017 cổ tức là 700 đồng). Giá trị sổ sách cổ phiếu năm 2017 cũng cao hơn năm 2016 cụ thể năm 2016 giá là 11.800 đồng; năm 2017 giá là 12.600 đồng. Đây là dấu hiệu khá đáng mừng cho tình hình cổ phiếu của công ty. Và đây cũng là những thông tin mà các nhà đầu tư rất quan tâm. Vì vậy nhìn thấy sự tăng trưởng này thì các nhà đầu tư sẽ đánh giá tốt hơn cho cổ phiếu của công ty.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Trang 164 - 170)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)