Thực trạng nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình tăng trưởng và phát triển bền vững tại các công ty niêm yết thuộc TKV

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Trang 121 - 126)

2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

2.2.8 Thực trạng nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình tăng trưởng và phát triển bền vững tại các công ty niêm yết thuộc TKV

Theo báo cáo quản trị của các công ty niêm yết thì các công ty hầu như không phân tích tình hình tăng trưởng của công ty mình. Các công ty chỉ tính toán tình hình tăng trưởng của các chỉ tiêu: Tỷ lệ tăng trưởng tổng tài sản, tỷ lệ tăng trưởng doanh thu thuần, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế, tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế, Thu nhập bình quân theo lao động trong danh sách, Tỷ lệ trả cổ tức cho năm lập báo cáo. Việc tính toán chỉ áp dụng cho năm báo cáo, chứ không có sự so sánh giữa các năm với nhau, để thấy được xu hướng tăng trưởng của công ty. Kết quả khảo sát cũng cho thấy các công ty không tính toán và phân tích chỉ tiêu tỷ lệ tăng trưởng bền vững, tỷ lệ tăng trưởng về khả năng sinh lời của công ty mình.

Trong Bản cáo bạch của các công ty có tính toán tỷ lệ tăng trưởng về sản lượng trong 1 giai đoạn trước khi niêm yết công khai.

Trên Bản cáo bạch công bố năm 2009, ngoài các chỉ tiêu như công ty Than Cao Sơn đã tính toán, công ty CP Than Mông Dương có tính toán tăng trưởng về sản lượng trong giai đoạn từ 2001 – 2007.

TT Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 Than nguyên khai Triệu tấn 14,6 17,1 20 27,6 34,9 40,75 45

Tăng trưởng % 17,12 16,96 38,00 26,45 16,76 10,43

2 Than sạch sản xuất Triệu tấn 12,85 15,44 18,5 25,46 31,32 37,01 41,19

Tăng trưởng % 20,16 19,82 37,62 23,02 18,17 11,5

3 Than sạch tiêu thụ Triệu tấn 13,05 14,83 18,82 24,99 30,19 37,67 41,1

Tăng trưởng % 13,64 26,90 32,78 20,81 24,78 9,1

(Nguồn:TKV)

(Nguồn: TKV) Từ năm 2001 đến năm 2007, giá trị sản lượng than tiêu thụ trong và ngoài nước được thể hiện tại biểu đồ sau:

(Nguồn: TKV)

SẢN$XUẤT$)$TIÊU$THỤ$THAN$2001)$2007

0 10 20 30 40 50

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm

Sản$lượng$(Triệu$tấn)

Than-nguyên khai

Than-sạch sản-xuất

Than-sạch tiêu-thụ

SẢN$LƯỢNG$THAN$TIÊU$THỤ$2001$3$2007

8.85 9.30 12.36 14.47 15.45 16.06 17.00

4.20 5.53 6.46

10.52 14.74

21.61 24.10

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm

Giá$trị$(Triệu$tấn)

Nội/địa Xuất/khẩu

Năm 2008, doanh thu của Tập đoàn đạt 50 ngàn tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2007. Sang năm 2009, Tập đoàn lên kế hoạch đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, củng cố khai thác các mỏ cũ và đầu tư khai thác các hầm mỏ khoáng sản mới, phấn đấu doanh thu không thấp hơn năm 2008 và tập trung tiêu thụ 40 triệu tấn than, trong đó, tiêu thụ trong nước 19,5 triệu tấn và xuất khẩu 20,5 triệu tấn, đồng thời đảm bảo việc làm cho người lao động với mức lương từ 4,6 – 5 triệu đồng/người/tháng. Theo Tập đoàn, Quý 1 năm 2009, sản lượng than nguyên khai của toàn ngành ước đạt trên 10,2 triệu tấn, bằng 24% kế hoạch năm.

Trên thị trường nội địa, ngành điện là khách hàng tiêu thụ than lớn nhất của ngành than (trung bình 17% tổng cầu). Theo quy hoạch phát triển của ngành điện, trong 5 năm tới, Việt Nam sẽ phát triển thêm 3000 MW nguồn nhiệt điện than và tối thiểu 4500-5500 MW nguồn nhiệt điện trong 5 năm tiếp theo. Với tiềm năng hạn chế về thủy điện và nguồn khí đốt tại Việt Nam, vai trò của nhiệt điện chạy bằng than tăng, kéo theo nhu cầu tiêu thụ than ngày càng lớn, từ gần 5 triệu tấn từ năm 2005 ước tính lên 76 – 78 triệu tấn năm 2025.

Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ than của các ngành như xi măng, giấy, hóa chất cũng tăng cao, từ 3 triệu tấn năm 2005 lên 15 triệu tấn năm 2025, nhu cầu tiêu thụ than của ngành luyện kim năm 2025 ước tính cao gấp 32 lần so với năm 2005.

Nhu cầu về than gia tăng cùng với yêu cầu phát triển các ngành công nghiệp chủ chốt thể hiện tiềm năng phát triển mạnh của ngành than. [Phụ lục 11]

Như vậy tác giả nhận thấy sản lượng than nguyên khai, than sạch sản xuất và than sạch tiêu thụ là mối quan tâm lớn của các nhà quản trị các CTNY, do đây là nhân tố quyết định mức lợi nhuận của công ty. Do vậy việc phân tích tình hình tăng trưởng sản lượng là điều cần thiết và nên làm hàng năm để từ đó nhà quản trị có được định hướng khai thác cho công ty mình dựa trên nhu cầu của Tập đoàn, sản lượng khai thác từng địa hình và nhu cầu thị trường.

Về phát triển bền vững:

Theo kết quả điều tra, khảo sát của tác giả thì các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình phát triển bền vững tại các công ty niêm yết cũng chưa

được tính toán. Các công ty niêm yết thuộc TKV cũng chưa tiến hành lập báo cáo phát triển bền vững theo yêu cầu của pháp luật hiện hành. Việc đánh giá về phát triển bền vững được trình bày lồng ghép trong báo cáo thường niên và rất sơ sài.

Ví dụ, tại CTCP than Hà Tu, trong báo cáo thường niên 2017 phản ánh như sau:

“6. Báo cáo tác động liên quan đến môi trường và xã hội của Công ty.

6.1 Quản lý nguồn tài nguyên: Trong năm 2017, sản lượng khai thác được 1.717.589 tấn than nguyên khai. Chất lượng khai thác đạt Ak 36,8 đạt 36,97% hệ số thu hồi được 91,05%.

6.2 Tiêu thụ năng lượng: Trong năm 2017, Công ty đã tiết kiệm về nhiên liệu được 2% tương đương với 2.735 tỷ đồng và điện năng tiết kiệm 1% tương đương 3,088 tỷ đồng.

6.3 Tiêu thụ nước: Trong năm 2017, tỷ lệ tổng nước tái chế và tái sử dụng đạt 50%, lượng nước đã qua xử lý không sử dụng hết sẽ được xả ra ngoài môi trường.

6.4 Tuân thủ pháp luật: công ty trong năm 2017 không vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.

6.5 Chính sách liên quan tới người lao động: Công ty luôn đảm bảo tất cả cán bộ công nhân viên của công ty ký hợp đồng từ 01 năm trở lên đều được tham gia đủ chế độ Bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của Nhà nước. Đồng thời được cấp phát đầy đủ trang bị bảo hộ lao động cho công nhân theo quy định, đảm bảo môi trường làm việc an toàn, sạch sẽ. Khen ngợi các nhân viên có thành tích tốt trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty tổ chức các chuyến đi tham quan nghỉ mát, học tập: tổ chức tặng quà cho con em cán bộ công nhân viên trong các dịp Tết trung thu, ngày Quốc tế thiếu nhi. Công ty tin rằng đời sống ổn định và sự an tâm về mặt tinh thần sẽ giúp người lao động có thêm động lực trong lao động đạt hiệu quả cao trong kinh doanh và hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đặt ra.

6.6 Báo cáo liên quan đến trách nhiệm đối với cộng đồng địa phương:

Công tác môi trường đã được Công ty chú trọng và đầu tư lớn để bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác. Công ty đã chi cho công tác môi trường trong

năm 2017 nhiều tỷ đồng; Ngoài ra Công ty đã được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và phê duyệt dự án cải tạo phục hồi môi trường của dự án đầu tư phát triển mỏ; Có giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường để phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; đã ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường tổng số tiền hơn 107,5 tỷ đồng. Để chấp hành đúng quy định pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường Công ty đã phối hợp với UBND phường Hà Phong để quản lý tuyến hạ lưu suối Lộ Phong. Năm 2017, Công ty đã hỗ trợ UBND phường Hà Phong nạo vét, khơi thông dòng chảy suối Lộ Phong, phục vụ công tác phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn, với tổng giá trị gần 200 triệu đồng.

6.7 Báo cáo liên quan đến hoạt động thị trường vốn xanh theo hướng dẫn của UBCKNN (Không có) [24, tr11-12]

7. Báo cáo đánh giá liên quan đến trách nhiệm về môi trường và xã hội của Công ty:

a. Đánh giá liên quan đến các chỉ tiêu môi trường:

Công ty đã thực hiện việc quan trắc môi trường định kỳ mỗi quý một lần, căn cứ kết quả quan trắc Công ty xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường như: tập trung xử lý nước thải công nghiệp; xử lý chất thải rắn thông thường; chất thải nguy hại; xử lý bụi...

Hàng năm công ty đặc biệt chú trọng tới công tác tuyên truyền giáo dục, tổ chức nhiều hoạt động để hưởng ứng ngày lễ môi trường như: Tổ chức trồng cây đầu xuân đời đời nhớ ơn Bác Hồ, góp phần nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. Ngoài ra Công ty còn tổ chức thu gom các loại rác thải sinh hoạt, phân loại để đúng nơi quy định, thu gom nước thải mỏ đưa về trạm xử lý nước thải của Công ty TNHH MTV Môi trường – TKV để xử lý trước khi đưa ra môi trường tự nhiên. Bên cạnh đó Công ty còn trồng rừng, phục hồi, tái sinh rừng; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học bằng hình thức cải tạo phục hồi môi trường tại các bãi thải, năm 2017 đã trồng và chăm bón được hơn 23 ha cây keo tại bãi thải Nam Lộ Phòng của công ty.

b. Đánh giá liên quan đến vấn đề người lao động: Hàng năm công ty trích từ chi phí sản xuất hỗ trợ cho mỗi CBCNV 1,2 triệu đồng/ người đi thăm quan nghỉ mát. Khám định kỳ 2 đợt/ năm.

c. Đánh giá liên quan đến trách nhiệm với cộng đồng địa phương:

Công ty đã phối hợp với đơn vị có chức năng để quan trắc môi trường định kỳ nhằm phát hiện ra các tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Các chỉ tiêu quan trắc đều đáp ứng theo các quy chuẩn.

Đối với cộng đồng địa phương Công ty đã có nhiều hỗ trợ, giúp đỡ như:

- Tổng chi mang tính chất phúc lợi phục vụ cho CBCNV, hỗ trợ các đơn vị, tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh và thành phố là hơn 1,4 tỷ đồng. Ngoài ra Công ty còn khen thưởng các tập thể và cá nhân có thành tích hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty tổ chức các chuyến thăm quan nghỉ mát học tập, tổ chức tặng quà cho con em cán bộ công nhân viên trong các dịp tết trung thu, ngày quốc tế Thiếu nhi hơn 2,6 tỷ đồng.

- Xử lý kịp thời các tình huống gây nguy hại đến môi trường và tham vấn, lấy ý kiến cộng đồng với các dự án xây dựng Trạm xử lý nước thải giai đoạn 2, Dự án khai thác lộ thiên khu Bắc Bàng Danh về công tác bảo vệ môi trường.”

[24, tr15-16]

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)