Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình và kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Trang 56 - 59)

1.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính công ty niêm yết

1.2.3 Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình và kết quả kinh doanh

Kết quả kinh doanh của công ty niêm yết trong mỗi thời kỳ ảnh hưởng có tính chất quyết định đến chính sách phân phối lợi nhuận và có ảnh hưởng lớn đến sức mạnh tài chính của công ty niêm yết trong mỗi kỳ. Thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh cung cấp cho các chủ thể quản lý quan về tình hình kinh doanh và kết quả hoạt động theo từng lĩnh vực, các yếu tố doanh thu, chi phí đã tác động thế nào đến kết quả kinh doanh, xác định được trọng điểm cần quản lý và tiềm năng cần khai thác để tăng thêm quy mô, tỷ lệ sinh lời hoạt động cho công ty niêm yết.

Theo quan điểm của NCS thì để phân tích tình hình và kết quả kinh doanh đối với các công ty niêm yết cần sử dụng các chỉ tiêu phân tích tài chính bao gồm:

các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh, các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí và các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời. Trong đó:

Tổng doanh thu và thu nhập [14, tr124], [10,tr118]

Tổng doanh thu và thu nhập = DTT + DT tài chính + Thu nhập khác (1.17)

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ giá trị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ và các hoạt động khác mà công ty niêm yết thực hiện trong kỳ, cung cấp cơ sở phản ánh phạm vi hoạt động tính chất ngành nghề kinh doanh, cơ sở để xác định tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh và trình độ quản trị hoạt động kinh doanh của CTNY.

Hệ số giá vốn hàng bán [14,tr192], [58,tr265-273], [87,tr143-152]

Hệ số giá vốn hàng bán = !"#$

%&& '' (1.18)

Cơ sở dữ liệu để tính toán chỉ tiêu này là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Cho biết trong 1 đồng DTT bỏ ra bao nhiêu đồng GVHB. Hệ số giá vốn hàng bán càng nhỏ chứng tỏ việc quản lý các khoản chi phí giá vốn hàng bán càng tốt và ngược lại. Cho nên mục tiêu của các CTNY là tiết kiệm chi phí một cách tối đa, giảm giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo chất lượng. Nhà quản trị thường so sánh chỉ tiêu này ở kỳ này so với kỳ trước để thấy được khả năng quản lý sản xuất của CTNY. Khác với các doanh nghiệp sản xuất thông thường, các CTNY ngành than – khoáng sản trong quá trình xác định giá vốn hàng bán thường phức tạp hơn do quy trình khai thác trải qua nhiều công đoạn, phát sinh nhiều chi phí nhất là chi phí khảo sát, nghiên cứu, đánh giá trữ lượng, lên phương án khai thác

… trước khi đi vào khai thác nên khi xác định giá thành cực kỳ phức tạp.

Hệ số chi phí bán hàng [14,tr193], [10,tr214]

Hệ số chi phí bán hàng = ()$#

%&& ''' (1.19)

Cơ sở dữ liệu để tính toán chỉ tiêu này là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Cho biết cứ 1 đồng DTT thu được công ty niêm yết phải bỏ ra bao nhiêu đồng CPBH. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ công ty niêm yết tiết kiệm được chi phí bán hàng, kinh doanh càng hiệu quả và ngược lại.

Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp [14,tr193], [10, tr214], [57,tr440-443]

Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp = ()*+%,

%&& ''' (1.20)

Cơ sở dữ liệu để tính toán chỉ tiêu này là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Cho biết trong 1 đồng DTT thu được phải bỏ ra bao nhiêu đồng CPQLDN.

Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản chi phí quản lý CTNY

càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này rất được nhà quản trị quan tâm trong chính sách quản trị do chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: tiền lương của cán bộ nhân viên văn phòng, khấu hao nhà văn phòng, điện nước, xăng xe của cán bộ đi công tác, tiền công tác phí …

+ Hệ số Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu (Hệ số sinh lời hoạt động) (ROS) [14,tr193], [87,tr215-217], [36,tr306]

ROS = Lợi nhuận sau thuế

(1.21) Tổng doanh thu và thu nhập

Cơ sở dữ liệu để tính toán chỉ tiêu này là Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này nếu dương sẽ đảm bảo tăng trưởng ổn định cho CTNY. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của CTNY càng tốt và ngược lại. Để đánh giá chỉ tiêu này, cần căn cứ vào mức trung bình của từng ngành, do đặc thù khả năng sinh lời của các lĩnh vực khác nhau. Đối với các CTNY ngành than – khoáng sản, chỉ tiêu này thường thấp do ngành nghề này trong những năm gần đây đang gặp nhiều khó khăn.

Hệ số sinh lời từ hoạt động kinh doanh [14,tr194], [10, tr213]

Hệ số sinh lời từ hoạt

động kinh doanh = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

(1.22) DTT + DTTC

Cơ sở dữ liệu để tính toán chỉ tiêu này là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng doanh thu thu được từ hoạt động kinh doanh có bao nhiêu đồng thuộc về lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Như vậy, sức sinh lợi từ LN thuần là thước đo chỉ rõ năng lực của công ty trong việc sáng tạo ra LN và năng lực cạnh tranh. Do trường hợp cá biệt, nếu chi phí sản xuất tăng, theo quy luật cạnh tranh công ty không thể tăng giá bán mà phải chấp nhận giảm LN của họ. Ngược lại, nếu giá bán giảm, công ty vẫn tìm mọi cách đảm bảo thu được LN thuần để cho việc giảm giá bán không dẫn đến thua lỗ. Sức sinh lợi từ LN thuần được sử dụng để so sánh giữa các công ty cùng loại hình, có điều kiện sản xuất kinh doanh tương tự.

Hệ số sinh lời từ hoạt động bán hàng [14,tr194], [10,tr213]

Hệ số sinh lời từ

hoạt động bán hàng = Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng

(1.23) Doanh thu thuần từ BH & CCDV

Cơ sở dữ liệu để tính toán chỉ tiêu này là Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đồng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thu được thì có bao nhiêu đồng thuộc về lợi nhuận từ hoạt động bán hàng. Nó phản ánh khả năng sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty niêm yết. Chỉ tiêu này thể hiện khả năng trang trải CPKD, đặc biệt là chi phí bất biến (chi phí cố định) để đạt được LN. Như vậy, chỉ tiêu này cho thấy sự hoàn thiện của công ty về mặt sản xuất và lưu thông nên có ảnh hưởng trực tiếp đến KNSL. Nếu khả năng sinh lời từ hoạt động bán hàng giảm, có nghĩa là KNSL kém và ngược lại. Đồng thời, nếu mức giảm càng lớn thì chứng tỏ tình hình tài chính và kinh doanh của công ty đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Về tiêu chuẩn để đánh giá chỉ tiêu này, thông thường, để tồn tại và phát triển, đòi hỏi giá trị của chỉ tiêu này phải cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)