Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và khả năng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Trang 159 - 164)

3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính phục vụ quản trị tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam

3.3.5 Hoàn thiện nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và khả năng

Theo kết quả tổng hợp của tác giả về các chỉ tiêu phân tích theo phần mềm SPSS đã trình bày tại phụ lục 15 tác giả nhận thấy để phân tích tình hình công nợ các công ty niêm yết đã sử dụng rất thường xuyên các chỉ tiêu phân tích như:

Tổng các khoản phải thu, tổng các khoản phải trả, trong đó có chi tiết các khoản phải thu, phải trả ngắn hạn, dài hạn. Các chỉ tiêu chi tiết còn lại hầu như chỉ được sử dụng khi lập bản cáo bạch. Tuy nhiên vấn đề về công nợ lại được các nhà quản trị rất quan tâm, nhất là công tác thu hồi nợ, trách nhiệm hoàn trả nợ. Cho nên họ đều đánh giá các chỉ tiêu phản ánh về trình độ quản trị nợ, cơ cấu nợ của công ty là rất quan trọng. Nhưng do chưa có tài liệu hướng dẫn lại không có bộ phận phân tích riêng, nên họ vẫn chưa tiến hành tính toán và phân tích các chỉ tiêu liên quan đến điều này. Vì thế đề xuất của tác giả tiếp tục sử dụng các chỉ tiêu đã tính toán, phân tích, bên cạnh đó bổ sung các chỉ tiêu về cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ tại các công ty niêm yết.

Định hướng hoàn thiện của tác giả được tổng hợp như sau:

Bảng 3.9: Bổ sung các chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ tại các công ty niêm yết thuộc TKV

Chỉ tiêu Công thức xác định Ý nghĩa

Hệ số các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả

Nợ phải thu / Nợ phải trả

Chỉ tiêu này thể hiện mối quan hệ giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả. Nếu các khoản nợ phải thu lớn hơn các khoản nợ phải trả thì CTNY bị chiếm dụng vốn và ngược lại

Kỳ thu hồi nợ

Thời gian trong kỳ / Hệ số thu hồi nợ

Chỉ tiêu này cho các nhà quản trị công ty niêm yết xác định được sau bao lâu thu hồi nợ. Và nếu thời gian thu hồi vượt quá thời gian quy định công ty nên xử lý, theo dõi như thế nào.

Kỳ hoàn trả nợ

Thời gian trong kỳ / Hệ số hoàn trả nợ

Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ kinh doanh, công ty niêm yết phải thanh toán khoản nợ chiếm dụng trong thời gian bao lâu?

(Nguồn: Kiến nghị hoàn thiện của tác giả) Minh hoạ tính toán cho các nhà quản trị tại công ty CP than Mông Dương năm 2017 như sau:

Bảng 3.10: Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích tình hình công nợ tại MDC năm 2017

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2017 31/12/2016 Chênh

lệch Tỷ lệ III. Các khoản phải thu ngắn hạn 315.126 337.716 -22.590 -0.067 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 259.788 314.723 -54.935 -0.175 2.Trả trước cho người bán ngắn hạn 14.187 4.977 9.210 1.851

3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 24.505 0 24.505

4.Phải thu ngắn hạn khác 16.645 18.016 -1.371 -0.076 I.Các khoản phải thu dài hạn 20.161 18.912 1.249 0.066 1. Trả trước cho người bán dài hạn 4.200 5.300 -1.100 -0.208

2.Phải thu dài hạn khác 15.961 13.612 2.349 0.173 Tổng các khoản phải thu 335.287 356.628 -21.341 -0.060 Tổng các khoản phải trả 256.505 301.643 -45.138 -0.150 1.Phải trả người bán ngắn hạn 181.740 160.653 21.087 0.131

2. Người mua trả tiền trước NH 36 0 36

3.Thuế và các khoản phải nộp NN 8.344 32.859 -24.515 -0.746 4.Phải trả người lao động 52.103 84.600 -32.497 -0.384 6.Phải trả ngắn hạn khác 6.153 8.346 -2.193 -0.263 9. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 8.129 15.185 -7.056 -0.465 Hệ số các khoản phải thu so với các

khoản phải trả 1.307 1.182 0.125 0.106

Hệ số các khoản phải thu 0.254 0.270 -0.016 -0.060 Hệ số các khoản phải trả 0.194 0.229 -0.034 -0.150

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2016 Chênh

lệch Tỷ lệ

Số vòng thu hồi nợ 4.175 4.647 -0.472 -0.102

Kỳ thu hồi nợ 86.229 77.472 8.757 0.113

Số vòng hoàn trả nợ 4.402 3.230 1.172 0.363

Kỳ trả nợ 81.776 111.449 -29.673 -0.266

(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên BCTC năm 2017)

Nhìn vào kết quả tính toán, các khoản phải thu và các khoản phải trả tại thời điểm cuối năm 2017 so với đầu năm 2017 đều giảm. Hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả cuối năm so với đầu năm tăng 0,125; mặt khác hệ số này cả đầu năm và cuối năm đều lớn hơn 1 cho thấy công ty đang bị chiếm dụng nhiều hơn so với đi chiếm dụng và xu hướng này càng tăng về cuối năm.

Tại thời điểm cuối năm mỗi đồng tài sản của công ty đều bị chiếm dụng 0,254 đồng và đi chiếm dụng được 0,194 đồng cho thấy mối quan hệ tín dụng với các bên liên quan của công ty khá tốt.

Về trình độ quản trị nợ:

Số vòng thu hồi nợ năm 2017 so với năm 2016 giảm 0,472 vòng đã làm cho kỳ thu hồi nợ tăng 8,76 ngày cho thấy công tác thu hồi nợ của công ty năm nay tốt hơn.

Số vòng hoàn trả nợ năm 2017 so với năm 2016 đã tăng 1,172 vòng đã làm cho kỳ trả nợ giảm 29,67 ngày cho thấy công tác hoàn trả nợ đang chưa tốt. Công ty cần tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều chỉnh, tránh làm ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

* Về khả năng thanh toán:

Theo kết quả tổng hợp của tác giả về các chỉ tiêu phân tích theo phần mềm SPSS đã trình bày tại phụ lục 15 tác giả nhận thấy để phân tích khả năng thanh toán các công ty niêm yết đã sử dụng rất thường xuyên các chỉ tiêu phân tích như:

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh. Tuy nhiên tên gọi và công thức xác định của chỉ tiêu giữa các công ty chưa thống nhất. Mặt khác, khả năng thanh toán lãi vay, khả năng chi trả bằng tiền, khả năng thanh toán nợ dài hạn với đặc thù nợ chiếm tỷ trọng lớn tại các công ty cũng là những chỉ tiêu quan trọng mà các nhà quản trị quan tâm khi phân tích khả năng thanh toán lại chưa được sử dụng. Vì vậy đề xuất của tác giả là bổ sung các chỉ tiêu này để nhà quản trị sẽ thấy rõ nét trách nhiệm thanh toán của công ty mình, nhất là đối với khoản tiền vay.

Định hướng hoàn thiện của tác giả được tổng hợp như sau:

Bảng 3.11: Bổ sung các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toán tại các công ty niêm yết thuộc TKV

Chỉ tiêu CT xác định Ý nghĩa

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay

EBIT / Lãi vay phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán lãi tiền vay của công ty và cũng phản ánh mức độ rủi ro có thể gặp đối với các chủ nợ.

Hệ số khả năng chi trả

Lưu chuyển tiền thuần

Chỉ tiêu này cho biết đảm bảo thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng Lưu chuyển tiền thuần

bằng tiền trong kỳ/ Nợ ngắn hạn bình quân

tạo ra trong kỳ từ hoạt động kinh doanh.

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn

TSDH / Nợ dài hạn

Chỉ tiêu này giúp nhà quản trị biết được 1 đồng vốn nợ dài hạn mà công ty huy động đang được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản dài hạn. Chỉ tiêu này > 1 là tốt nhưng nếu lớn quá công ty sẽ bị mất khả năng thanh toán nợ ngắn hạn.

(Nguồn: Kiến nghị hoàn thiện của tác giả) Bảng 3.12: Các chỉ tiêu phân tích tài chính phân tích khả năng thanh toán tại MDC năm 2017

ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2016 Chênh

lệch Tỷ lệ (%) Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn 0,694 0,688 0,006 0,9

Khả năng thanh toán nhanh 0,007 0,005 0,001 29,1

Khả năng thanh toán tức thời 0,027 0,017 0,010 58,8

Khả năng thanh toán lãi vay 1,312 1,665 -0,353 -21,2

Khả năng chi trả bằng tiền 0,001 0 0,001

Hệ số khả năng thanh toán nợ dài

hạn 1,73 1,81 -0,08 -4,42

(Nguồn: Tác giả tự tính toán dựa trên BCTC năm 2017)

Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty cuối năm 2017 đều không đảm bảo (hầu hết các chỉ tiêu về khả năng thanh toán đều <1), tuy nhiên so với cuối năm 2016 khả năng thanh toán của công ty đã tăng lên mặc dù không đáng kể. Ngoại trừ khả năng thanh toán lãi vay > 1 cụ thể đầu năm là 1,665 và cuối năm là 1,312. Cho thấy công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả, nợ ngắn hạn hay nợ đến hạn và quá hạn. Điều này sẽ dẫn đến rủi ro tài chính rất lớn. Vì vậy công ty cần đánh giá chi tiết để tìm ra giải pháp.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (Trang 159 - 164)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)