2.2. Thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích tài chính tại các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
2.2.2 Thực trạng nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng vốn tại các công ty niêm yết thuộc TKV
Tiếp tục sử dụng phần mềm SPSS để thống kê mức độ sử dụng cũng như mức độ quan trọng của các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng vốn thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2a: Thống kê mức độ quan trọng của nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng vốn
Chỉ tiêu
Số lượng Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn Số
người
Không trả lời SD1a Các chỉ tiêu phản ánh tài sản trên
bảng cân đối kế toán 134 8 4.7444 0.85375
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Cơ cấu nguồn vốn công ty MDC
Tỷ trọng NPT/ NV Tỷ trọng VCSH / NV
SD1b Tỷ trọng từng loại TS = Giá trị từng
loại TS / Tổng TS 134 8 4.8190 0.63065
Nhìn vào kết quả của thống kê mô tả cho thấy, các đối tượng được khảo sát đều cho rằng khi phân tích tình hình sử dụng vốn các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán và tỷ trọng từng loại TS đều được đánh giá là rất quan trọng. Tuy nhiên khi nghiên cứu kỹ tài liệu sơ cấp tại các công ty cho thấy công ty mới đi vào tính toán và phân tích chỉ tiêu TSNH/ TS và TSDH/ TS còn các chỉ tiêu tỷ trọng khác chưa được xem xét đến. Cho nên việc đánh giá này cần xem xét lại.
Các tài sản mà các công ty niêm yết thuộc TKV thường đầu tư với một tỷ trọng lớn như TSCĐ, HTK, các khoản phải thu cần phải xem xét kỹ cả về quy mô và cơ cấu để có đánh giá chính xác về tình hình đầu tư cũng như việc sử dụng vốn có hợp lý hay không?
Mặt khác, về khía cạnh mức độ sử dụng, tác giả tiến hành sử dụng phần mềm SPSS với các biến như trên và kết quả như sau:
Bảng 2.2b: Bảng thống kê mức độ sử dụng của nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng vốn tại các công ty niêm yết
Chỉ tiêu
Số lượng Giá trị trung
bình
Độ lệch chuẩn Trả
lời
Không trả lời SD1a Các chỉ tiêu phản ánh tài sản trên
bảng cân đối kế toán 134 8 4.4762 0.54720
SD1b Tỷ trọng từng loại TS = Giá trị từng
loại TS / Tổng TS 134 8 4.5556 0.63944
(Nguồn: Phụ lục 15) Mặt khác dựa vào các tài liệu thứ cấp mà tác giả đã thu thập, nhận thấy hầu hết các công ty đều sử dụng các chỉ tiêu phản ánh giá trị từng tài sản trên bảng cân đối kế toán và tỷ trọng của TSNH và TSDH trên tổng tài sản để tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn của công ty mình. Đối với các công ty thuộc lĩnh
vực khai thác, chế biến, kinh doanh than và khoáng sản, HTK thường chiếm tỷ trọng lớn do giao khoán sản lượng của Tập đoàn, đầu tư nhiều TSCĐ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Cho nên cần chi tiết chỉ tiêu tỷ trọng HTK/ TSNH và TSCĐ/ TSDH để giúp nhà quản trị đánh giá từ đó có chính sách đầu tư hợp lý.
Đối với các công ty thuộc lĩnh vực thương mại, dịch vụ TSNH chiếm tỷ trọng lớn trong đó chủ yếu các khoản phải thu và hàng tồn kho, việc chi tiết tỷ trọng các khoản phải thu / TSNH và HTK/ TSNH là cần thiết. Điều này cũng thể hiện đúng tính chất lĩnh vực hoạt động kinh doanh của các công ty. Qua giá trị của các chỉ tiêu này các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã đánh giá được cơ cấu đầu tư tài sản của công ty mình, từ đó đưa ra các giải pháp tài chính hợp lý.
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng từng loại tài sản trong tổng tài sản của CTCP Than Núi Béo giai đoạn 2013-2017
0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 3.000
2013 2014 2015 2016 2017
Quy mô tài sản của CTCP NBC giai đoạn 2013-2017
Tổng tài sản TSNH TSDN
Nhìn vào biểu đồ trên của CTCP than Núi Béo ta cũng thấy được đặc trưng của các CTNY là TSDH thường chiếm 1 tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, do đặc thù đầu tư vào TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh lớn.
Tại CTCP than Vàng Danh, đã phân tích quy mô tài sản thông qua các chỉ tiêu chủ yếu nằm trong phần tài sản của bảng cân đối kế toán như: Tiền và tương đương tiền, Các khoản phải thu ngắn hạn, Hàng tồn kho, Các khoản phải thu dài hạn, TSCĐ,… để thấy được sự biến động quy mô của chúng cuối năm 2017 so với đầu năm 2017. Về cơ cấu tài sản, công ty cũng phân tích chỉ tiêu tỷ trọng TSNH/ Tổng TS và tỷ trọng TSDH/ Tổng TS để phân tích. [30, tr19-20]
Dựa vào kết quả so sánh, công ty CP Than Vàng Danh đã đánh giá tình hình tài sản tại thời điểm cuối năm 2017 như sau: “Tổng tài sản cuối năm 2017 tăng 172,764 tỷ đồng (tương ứng với tăng 5,4%) so với tổng tài sản tại thời điểm đầu năm 2016, giá trị tài sản của Công ty tăng chủ yếu là do sự gia tăng giá trị của tài sản dài hạn trong năm (tăng 6%).
Tài sản ngắn hạn của Công ty cuối năm so với đầu năm tăng 17,831 tỷ đồng (tương tứng tăng 2,8%) chủ yếu do hàng tồn kho than tăng cao (giá trị hàng tồn kho cuối năm 2017 tăng 188,321 tỷ so với đầu năm 2017 tương ứng 61,1%.”
* Thực trạng nhóm chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động vốn 0
20 40 60 80
2013 2014 2015 2016 2017
Cơ cấu tài sản của CTCP NBC giai đoạn 2013-2017
Tỷ trọng TSNH/TS Tỷ trọng TSDH/TS
Theo tài liệu của các công ty niêm yết thuộc TKV thì tất cả các công ty đều tiến hành phân tích năng lực hoạt động. Cơ sở dữ liệu để các công ty phân tích là dựa vào BCĐKT, Báo cáo KQKD và thuyết minh BCTC. Kỳ phân tích thường là 1 năm.
Các công ty niêm yết thuộc TKV đã sử dụng các chỉ tiêu: Số vòng quay hàng tồn kho và hệ số doanh thu thuần/ tổng tài sản để phân tích năng lực hoạt động. Các công ty tính toán các chỉ tiêu cho việc phân tích sau đó so sánh các chỉ tiêu cần phân tích năm nay với năm trước nhằm đánh giá năng lực hoạt động của công ty mình. Kết quả thống kê mô tả cho thấy như sau:
Bảng 2.3a: Thống kê mức độ quan trọng của các chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động vốn
Chỉ tiêu
Số lượng Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn Số
người
Không trả lời SD2a Số vòng luân chuyển vốn kinh doanh
= Tổng doanh thu và thu nhập / Tổng vốn bình quân
134 8 4.8270 0.48554
SD2b Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn
= Tổng doanh thu và thu nhập / TSNH bình quân (vốn ngắn hạn bình quân)
134 8 3.9921 0.55851
SD2c Kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn = Thời gian trong kỳ / Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn
134 8 3.9921 0.96744
SD2d Số vòng quay HTK = GVHB/ Trị giá
HTK bình quân 134 8 4.8492 0.35928
SD2e Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = Số
ngày trong kỳ / Số vòng quay HTK 134 8 4.1730 0.76925
Chỉ tiêu
Số lượng Điểm trung bình
Độ lệch chuẩn Số
người
Không trả lời SD2f Hiệu suất sử dụng TSCĐ = DTT/
TSCĐ bình quân 134 8 3.5190 0.48756
Nhìn vào kết quả của thống kê mô tả cho thấy, các đối tượng được khảo sát đều cho rằng khi phân tích năng lực hoạt động vốn, chỉ tiêu phân tích tài chính quan trọng nhất là số vòng luân chuyển vốn kinh doanh, số vòng quay hàng tồn kho với mức thống kê trung bình xấp xỉ 5, với mức độ phân tán giữa các đối tượng được khảo sát thấp với độ lệch chuẩn đều nhỏ hơn 1 chứng tỏ các đối tượng đánh giá không có chênh lệch về mức độ quan trọng của nhóm chỉ tiêu này. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu còn lại như số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn, kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn, kỳ luân chuyển hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng TSCĐ đều được đánh giá là khá quan trọng với mức mean đều xấp xỉ 4. Cho thấy các nhà quản trị đánh giá khá cao về tầm quan trọng của các chỉ tiêu phân tích tài chính để phân tích năng lực hoạt động vốn.
Về mức độ sử dụng, chỉ tiêu được sử dụng rất thường xuyên khi phân tích năng lực hoạt động vốn là số vòng luân chuyển vốn kinh doanh, số vòng quay hàng tồn kho với mức mean lớn hơn 4,5 và độ lệch chuẩn khoảng dưới 1. Các chỉ tiêu còn lại rất ít khi sử dụng như số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn, chỉ tiêu kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn, Kỳ luân chuyển các khoản phải thu, kỳ luân chuyển HTK. Kết quả cụ thể:
Bảng 2.3b: Thống kê mức độ sử dụng của các chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động vốn
Chỉ tiêu
Số lượng Giá trị trung
bình
Độ lệch chuẩn Trả
lời
Không trả lời
SD2a Số vòng luân chuyển vốn kinh doanh = Tổng doanh thu và thu nhập / Tổng vốn bình quân
134 8 4.5238 0.58943
SD2b Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn
= Tổng doanh thu và thu nhập / TSNH bình quân (vốn ngắn hạn bình quân)
134 8 3.5317 0.64108
SD2c Kỳ luân chuyển vốn ngắn hạn = Thời gian trong kỳ / Số vòng luân chuyển vốn ngắn hạn
134 8 1 0
SD2d Số vòng quay HTK = GVHB/ Trị
giá HTK bình quân 134 8 4.4762 0.60285
SD2e Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = Số
ngày trong kỳ / Số vòng quay HTK 134 8 1 0
SD2f Hiệu suất sử dụng TSCĐ = DTT/
TSCĐ bình quân 134 8 2.0714 0.73950
Cụ thể, việc phân tích năng lực hoạt động tại CTCP Xuất nhập khẩu than (Mã chứng khoán: CLM) như sau:
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu phân tích năng lực hoạt động của CLM từ năm 2013 đến năm 2017
CHỈ TIÊU ĐVT 2013 2014 2015 2016 2017 Chỉ tiêu về năng lực hoạt động + Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán / HTK bq Lần 7,06 5,77 6,89 13,13 15,34 + Doanh thu thuần / Tổng TS Lần 1,05 1,66 2,42 3,21 2,6
[Nguồn: Báo cáo thường niên CTCP Xuất nhập khẩu Than giai đoạn 2013 - 2017]
Tuy nhiên công thức xác định chỉ tiêu DTT/ Tổng tài sản xác định không chính xác dẫn đến số liệu sai, TS ở đây phải là TS bình quân chứ không phải là TS tại thời điểm 31/12 như công ty đang xác định. Điều này sẽ ảnh hưởng đến
kết quả phân tích của công ty.
Cũng tương tự như CTCP xuất nhập khẩu than, các công ty khác như CTCP Than Tây Nam Đá Mài, Than Mông Dương, Than Núi Béo, than Miền Trung,...
cũng sử dụng các chỉ tiêu trên để phân tích năng lực hoạt động của công ty cho thấy việc phân tích năng lực hoạt động của các công ty đã cung cấp được thông tin về hệ số doanh thu thuần/ tổng tài sản và tình hình luân chuyển hàng tồn kho.
Riêng công ty CP Than Cọc Sáu và CTCP than Vàng Danh có xác định thêm chỉ tiêu vòng quay vốn ngắn hạn khi phân tích năng lực hoạt động của công ty. Tuy nhiên công ty CP than Cọc Sáu gọi tên chỉ tiêu là “Vòng quay vốn lưu động” là lỗi thời, chưa cập nhật theo chế độ kế toán mới nhất. Công ty CP Than Vàng Danh gọi tên chỉ tiêu là “Số vòng luân chuyển TSNH”. Nhưng công thức tính toán chỉ tiêu của 2 công ty là tương tự nhau. [21,tr7], [30, tr21]
* Về khả năng sinh lời của vốn
Kết quả khảo sát từ phần mềm SPSS cho thấy các công ty niêm yết thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đều sử dụng nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời với tần suất rất thường xuyên.
Bảng 2.5a: Thống kê mức độ quan trọng của nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời
Chỉ tiêu
Số lượng Giá trị trung
bình
Độ lệch chuẩn Trả
lời
Không trả lời SD3a Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA)
= LNST / TS bq 134 8 4.7032 0.63346
SD3b Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu
(ROE) = LNST / VCSH bq 134 8 4.9603 0.94362
SD3c Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh
doanh (BEP) = EBIT / TS bq 134 8 3.8238 0.75593
Nhìn vào kết quả của thống kê mô tả cho thấy, các đối tượng được khảo
sát đều cho rằng khi phân tích khả năng sinh lời, cả 3 chỉ tiêu ROA, ROE và BEP đều được đánh giá là quan trọng với mức mean xấp xỉ 5 và độ lệch chuẩn dưới 1.
Chứng tỏ hầu hết các công ty đều có nhìn nhận tương tự nhau về tầm quan trọng của các chỉ tiêu này.
Về mức độ sử dụng, kết quả phân tích SPSS cho thấy như sau:
Bảng 2.5b: Thống kê mức độ sử dụng của nhóm chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời
Chỉ tiêu
Số lượng Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn Trả
lời
Không trả lời KQDK5 Hệ số sinh lời ròng của tài sản (ROA)
= LNST / NV bq 134 8 4.6032 0.49119
KQDK6 Hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu
(ROE) = LNST / VCSH bq 134 8 4.6825 0.56073
KQDK10 Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh
doanh (BEP) = EBIT / TS bình quân 134 8 1.0 0
Kết quả trên cho thấy, chỉ tiêu được sử dụng rất thường xuyên khi phân tích khả năng sinh lời đó là các chỉ tiêu ROA, ROE với mức bình quân đều xấp xỉ 5. Cho thấy khi phân tích khả năng sinh lời các công ty đều sử dụng các chỉ tiêu này để phân tích. Chỉ tiêu còn lại không sử dụng với mức mean = 1 (là mức
“hoàn toàn không”)
Ví dụ tại CTCP Chế tạo máy (Mã chứng khoán CTT) việc phân tích khả năng sinh lời được thực hiện như sau:
Bảng 2.6: Các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời của vốn tại TMB năm 2017
CHỈ TIÊU NĂM 2016 NĂM 2017 Chênh lệch
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
+ Hệ số lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH 0,1 0,11 0,01
+ Hệ số LNST /Tổng tài sản 0,009 0,01 0,001 + TS LN thực hiện sau thuế / Vốn CSH 9,26% 11,02%
+ TS LN thực hiện sau thuế / Vốn điều lệ 11,9% 14,6%
[25, tr20]
Tuy nhiên tên gọi của các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời mà công ty TMB phản ánh là hệ số, nhưng kết quả tính toán lại lấy đơn vị tính %, điều này không hợp lý. Một số công ty cũng mắc phải điều này như TC6, CLM, TND. Một số công ty gọi tên các chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời là tỷ suất sinh lời hoặc tỷ suất lợi nhuận với tên gọi của các chỉ tiêu là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản.
Như vậy, từ thực trạng hệ thống chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời của vốn tại các công ty niêm yết cho thấy việc phân tích khả năng sinh lời tại các công ty đã cung cấp được các thông tin lợi nhuận cơ bản tuy nhiên cách gọi tên chỉ tiêu, đơn vị tính của chỉ tiêu cũng như số lượng chỉ tiêu dành cho phân tích giữa các công ty còn chưa thống nhất, chưa có tính đặc thù cho CTCP trong lĩnh vực than – khoáng sản.