Những công trình nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về bảo hộ đầu tư trong

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Luật học Lý luận và thực tiễn bảo hộ đầu tư theo các hiệp định về đầu tư của ASEAN trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 39)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.7. Những công trình nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về bảo hộ đầu tư trong

Cuốn sách “Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN – Chủ nghĩa khu vực về pháp luật và chính sách đầu tư nước ngoài” (The ASEAN comprehensive investment agreement – The Regionalisation of laws and policy on foreign investment)35 bao gồm 6 phần. Hai phần đầu cuốn sách là những giới thiệu, phân tích khái quát về hiện trạng tiếp nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nước ASEAN cũng như khái quát về quá trình phát triển của các quy định trong ASEAN về đầu tư từ Hiệp định bảo hộ và khuyến khích đầu tư, Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN cho đến Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN. Trong phần thứ ba, các tác giả đã phân tích về những nội

34 Stephan W.Schill (2000), International Investment Law and comparative public Law, Oxford Scholarchip, UK. 35 Julien Chaisse, Julian Jusoh (2016), “The ASEAN comprehensive investment agreement – The Regionalisation of laws and policy on foreign investment”, Edward Elgar Publishing Ltd, UK.

dung pháp lý cơ bản trong ACIA, bao gồm: Tự do hóa đầu tư; Phạm vi điều chỉnh;

Nguyên tắc không phân biệt đối xử; Bảo vệ nhà đầu tư và khoản đầu tư nước ngoài (gồm đối xử công bằng và thoả đáng đối với nhà đầu tư nước ngoài; bảo hộ và an ninh;

thế quyền; bồi thường trong trường hợp xung đột và tự do chuyển vốn và lợi nhuận);

Những nội dung cơ bản khác và các ngoại lệ. Phần thứ tư là những phân tích về cơ chế giải quyết tranh chấp theo quy định của ACIA chủ yếu liên quan đến phương thức giải quyết tranh chấp như tòa án trong nước, trọng tài giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia sở tại, tranh chấp giữa quốc gia với quốc gia và cách tiếp cận của ACIA trong việc quản lý, giảm thiểu tranh chấp. Phần thứ năm cuốn sách đề cập đến vấn đề đầu tư ngoại khối của ASEAN theo các Hiệp định thương mại ký kết giữa ASEAN với các đối tác và phần cuối cùng là những đánh giá của tác giả về ACIA trong bối cảnh hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN.

Một công trình trực tiếp đề cập đến vấn đề bảo hộ đầu tư theo các hiệp định của ASEAN là Luận án “Bảo hộ đầu tư theo ASEAN: Đánh giá theo Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN” (The ASEAN way of investment protection: an assessment of the ASEAN comprehensive investment agreement) của Tiến sĩ Nipawan Pakittah.36 Luận án được kết cấu thành bốn phần, trong đó, ngoại trừ phần I là những khái quát về Khu vực đầu tư ASEAN (AIA) và Hiệp định ACIA như cơ sở, mục đích của ACIA, vị trí của Khu vực đầu tư ASEAN trong Cộng đồng kinh tế ASEAN cũng như vấn đề đặt ra đối với AIA trong bối cảnh hiện nay và mối quan hệ với đầu tư ngoại khối của Hiệp hội và phần IV là kết luận, Phần II và III là những phân tích của tác giả về những nội dung về bảo hộ đầu tư theo quy định tại ACIA. Trong phần II, Luận án đã làm rõ khái niệm đầu tư và nhà đầu tư theo quy định hiện hành. Với tiêu đề “Những nguyên tắc bảo vệ cơ bản”, Phần III Luận án gồm ba chương, chương 4, chương 5 và 6. Trong chương 4, tác giả tập trung phân tích ba nội dung: Một là chiếm hữu tài sản của nhà đầu tư và bồi thường thiệt hại gồm các vấn đề như điều kiện để hành vi chiếm hữu tài sản của quốc gia sở tại là hợp pháp, chiếm hữu quyền tài sản, bồi thường thiệt hại, các ngoại lệ nói chung và ngoại lệ về an ninh; Hai là đối xử công bằng và thoả đáng và Ba chuyển vốn và lợi nhuận với những phân tích về phạm vi chuyển, phí, giới hạn trong chuyển vốn và những hạn chế về chuyển vốn trong những trường hợp khẩn cấp.

Chương 5 của Luận án là những phân tích về nguyên tắc đối xử quốc gia và đối xử tối huệ quốc theo hai nội dung: Những quy tắc chung và những ngoại lệ, quy định cụ thể.

Với tiêu đề “Cơ chế giải quyết tranh chấp”, chương 6 bao gồm hai nội dung lớn. Thứ nhất là cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia nhận đầu

36 Nipawan Pakittah (2015), “The ASEAN way of investment protection: an assessment of the ASEAN comprehensive investment agreement”, PhD thesis in School of Law, College of Social Sciences, University of Glasgow.

tư. Trong phần này, tác giả chủ yếu phân tích biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua Tòa trọng tài ICSID như phạm vi giải quyết tranh chấp, giá trị pháp lý của phán quyết, công nhận và thi hành phán quyết của ICSID. Nội dung thứ hai trong chương 6 là những vấn đề pháp lý về cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia với nhau theo các quy tắc chung của ASEAN và Nghị định thư 2004 về tăng cường cơ chế giải quyết tranh chấp. So với các công trình nghiên cứu về vấn đề đầu tư và bảo hộ đầu tư trong ASEAN, hai công trình trên là những công trình nghiên cứu toàn diện nhất khi xem xét cả trên khía cạnh lịch sử các quy định pháp lý về bảo hộ đầu tư trong các hiệp định của ASEAN, đồng thời tiếp cận toàn bộ nhũng quy định hiện hành trong ACIA.

Qua những nội dung được nghiên cứu trong hai công trình này, có thể thấy rằng, so với những quy định trước đây của ASEAN về bảo hộ đầu tư, những quy định trong ACIA đã có nhiều tiến bộ cả về nội dung và phạm vi bảo hộ cũng như những thay đổi trong cách tiếp cận của các nước ASEAN, đặc biệt là những nước có trình độ phát triển kinh tế thấp hơn như Việt Nam, Lào, Campuchia, Myanmar trong mối quan hệ giữa nước nhận đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài.

Trong bài viết “Bảo hộ đầu tư theo sự bảo hộ đầu tư toàn diện của ASEAN kể cả khả năng chuyển vốn và lợi nhuận qua biên giới để tuân thủ ACIA” (Investment protection under the comprehensive investment protection of ASEAN including cross border insolvency to be compliance with ACIA), của tác giả Ricardo Simanjuntak.37 Trước tiên tác giả đã phân tích về những quy định bảo hộ đầu tư trong ACIA, bao gồm: Nghĩa vụ đối xử công bằng và thoả đáng của nước nhận đầu tư đối với Nhà đầu tư ASEAN; Nghĩa vụ bảo hộ đầy đủ và an ninh cho nhà đầu tư và các khoản đầu tư trên lãnh thổ của nước nhận đầu tư; Quyền của nhà đầu tư được chuyển vốn và lợi nhuận một cách tự do và không trì hoãn ra khỏi nước nhận đầu tư. Đặc biệt, liên quan đến vấn đề giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài, bài viết đã phân tích hệ thống những biện pháp giải quyết tranh chấp từ đàm phán, trung gian, hòa giải cho đến việc sử dụng cơ chế tư pháp tại quốc gia nhận đầu tư hay thông qua các cơ quan tài phán quốc tế. Phần thứ hai của bài viết là những phân tích về sự tương thích và quá trình hoàn thiện các quy định trong luật đầu tư của Indonesia với các quy định trong ACIA về bảo hộ đầu tư.

Qua nghiên cứu, có thể thấy cách tiếp cận của ASEAN trong vấn đề bảo hộ đầu tư khá tương thích với cách tiếp cận phổ biến trên thế giới về vấn đề này, đặc biệt trong vấn đề giải quyết tranh chấp khi thay vì chỉ áp dụng các biện pháp mang tính ngoại giao truyền thống như trước đây của ASEAN như đàm phán, trung gian, hòa

37 Ricardo Simanjuntak, Investment protection under the comprehensive investment protection of ASEAN including cross border insolvency to be compliance with ACIA, ALA Workshop on Business Law, held during the ALA general Assembly on 25-28 February 2015 at Makati Sangri- law Hotel, Manila, Philippines.

giải…, thì nay ASEAN đã chính thức ghi nhận việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp tư pháp hay thông qua các cơ quan tài phán quốc tế, qua đó, có thể bảo vệ tốt hơn lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài tại nước nhận đầu tư.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Luật học Lý luận và thực tiễn bảo hộ đầu tư theo các hiệp định về đầu tư của ASEAN trong giai đoạn hiện nay (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)