1.3. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN TRỊ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG BSC
1.3.4. Lý thuyết về các bên liên quan (Stakeholder theory)
Theo Kaplan [51], thuyết các bên liên quan là một hướng tiếp cận đa chiều đối với việc đo lường hiệu quả hoạt động của các công ty khi áp dụng BSC. Các bên liên quan là nhóm các tổ chức hoặc cá nhân bên trong hoặc bên ngoài công ty mà họ có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức. Có năm nhóm các bên liên quan đến một công ty: ba nhóm trong số đó là cổ đông, khách hàng và cộng đồng, thuộc nhóm kỳ vọng bên ngoài hoạt động của công ty. Hai nhóm còn lại là nhà cung cấp và người lao động, tham gia trực tiếp cùng với công ty mang sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng. Thông thường, mỗi nhóm các bên liên quan khác nhau sẽ có một kỳ vọng và mục tiêu khác nhau.
Khi đo lường hoạt động của một tổ chức, nếu như hướng tiếp cận của BSC bắt đầu từ chiến lƣợc và sau đó xác định các mối quan hệ nội tại và các mục tiêu khác
nhau thì hướng tiếp cận theo các bên liên quan sẽ bắt đầu bằng mục tiêu của các bên liên quan, sau đó mới xác định một chiến lƣợc để đáp ứng những kỳ vọng của các bên liên quan. Tuy nhiên, theo quan điểm và chủ trương của Kaplan, chiến lược của tổ chức phải được xác định trước rồi sau đó mới xét đến mối quan hệ với các bên liên quan bởi vì kỳ vọng của tất cả các bên lên quan không luôn luôn đồng hướng.
Ví dụ cũng là khách hàng nhƣng có nhóm khách hàng không nhạy về vấn đề giá cả thì họ đặt chất lƣợng phục vụ lên hàng đầu. Nếu tăng chất lƣợng phục vụ để làm hài lòng nhóm khách hàng này thì chi phí cho các tiện ích phục vụ tăng lên, lúc đó không thể giảm đƣợc giá thành của sản phẩm để làm hài lòng nhóm khách hàng quan tâm nhiều đến giá cả. Chiến lƣợc thuộc về sự lựa chọn của công ty. Họ không thể cùng lúc đáp ứng đƣợc kỳ vọng của tất cả các nhóm khách hàng. Chiến lƣợc sẽ quyết định nhóm khách hàng nào mà công ty sẽ hướng đến để giành được sự trung thành của họ trong các phân khúc khách hàng. Chiến lược phải xác định trước một bước rồi mới đi đến xác định các phép đo đánh giá sự thỏa mãn và lòng trung thành của khách hàng.
Đối với các DNCB thủy sản, do đặc điểm của nguyên liệu mang tính mùa vụ và mau ƣơn chóng hỏng, nên nguyên liệu cho chế biến đƣợc xem là một yếu tố rất quan trọng. Vì vậy, cho dù Kaplan không đánh giá cao thuyết các bên liên quan đối với BSC, nhƣng bởi đặc thù ngành chế biến thủy sản, nhà cung cấp nguyên liệu và khách hàng vẫn phải đƣợc xem là hai nhóm trong số nhóm các bên liên quan có ảnh hưởng quan trọng đến chiến lược. Ví dụ: tập trung vào khách hàng hay thị trường mục tiêu hay các thị trường ngách cũng là một chiến lược thường gặp trong kinh doanh nói chung và trong chế biến thủy sản XK nói riêng.
1.4. QUY TRÌNH THIẾT KẾ, XÂY DỰNG THẺ ĐIỂM CÂN BẰNG BSC
Xây dựng và triển khai BSC thành công là một công việc phức tạp và vẫn còn tồn tại khoảng trống giữa lý thuyết và thực tế ứng dụng, nhất là đối với trường hợp áp dụng BSC trong các DNNVV với bối cảnh của Việt Nam cũng nhƣ tính đặc thù của các loại hình DN và lĩnh vực hoạt động khác nhau. Để áp dụng thành công thì
điều kiện cần là phải có một bản thiết kế thỏa mãn các tiêu chí sau: xác định chiến lƣợc đúng; các chỉ số KPI phù hợp, phản ánh đƣợc tính đặc thù của DN; đơn giản, dễ thực thi và đo lường; chi phí thiết kế thấp.
Hình 1.5. Quy trình xây dựng và vận hành BSC (Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Quy trình xây dựng và áp dụng thẻ điểm cân bằng là một chu trình lặp đi lặp lại có đánh giá, kế thừa và phát huy đƣợc trình bày trên hình 1.5, trong đó chia thành 2 giai đoạn chính là thiết kế và thực thi. Phạm vi nghiên cứu của luận án này chỉ đi nghiên cứu khâu xây dựng, do vậy các bước chính trong nội dung thiết kế thẻ điểm cân bằng bao gồm 3 bước chính:
- Xây dựng chiến lƣợc,
- Liên kết các mục tiêu chiến lƣợc với hoạt động của DN (bản đồ chiến lƣợc), - Lựa chọn các KPI để đo lường hiệu quả hoạt động.
Các nội dung và vấn đề cơ sở lý thuyết và thực tiễn của bước xây dựng BSC Sứ mệnh, tầm nhìn
Chiến lƣợc
Xây dựng bản đồ chiến lƣợc
Thiết kế các KPI Thiết lập giá trị đích cho KPI và các chương
trình hành động Giám sát hoạt
động và phân tích kết quả
Bước 1:
Xác định chiến lược
Bước 2:
Liên kết các mục tiêu chiến lược
với hoạt động của DN
Bước 3:
Lựa chọn KPIs để đo lường
hoạt động
THIẾT KẾ (XÂY DỰNG) BSC
Đánh giá, duy trì và cải tiến
Ứng dụng BSC
THỰC THI (TRIỂN KHAI) BSC