NHỮNG ĐÓNG GÓP VỀ MẶT LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho ngành chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 176 - 179)

Thông qua nội dung và kết quả nghiên cứu cho thấy luận án có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn.

Về mặt lý luận, luận án có những đóng góp sau:

Thứ nhất: Góp phần hệ thống hóa một cách đầy đủ sở lý thuyết về xây dựng và áp dụng thẻ điểm cân bằng BSC. Luận án đã tóm tắt tất cả những vấn đề cơ bản của hệ thống quản trị chiến lƣợc theo BSC từ nền tảng và lịch sử phát triển, các chức năng cơ bản của BSC, phân tích ƣu nhƣợc điểm, cập nhật tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về BSC một cách đầy đủ nhất từ trước đến nay.

Thứ hai: Luận án đã hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến quá trình xây dựng và áp dụng BSC nhƣ thuyết động lực thúc đẩy, thuyết hành vi tổ chức, thuyết các bên liên quan, lý thuyết ngữ cảnh. Những lý thuyết này là nền tảng để những đổi mới quản trị doanh nghiệp có những cơ sở vững chắc của nó trong thực tiễn các DN.

Thứ ba: Lựa chọn phương pháp phù hợp để xác định các chỉ số then chốt đo lường hiệu quả hoạt động (K I) và xác định các trọng số trong thẻ điểm cân bằng BSC. Một đóng góp khác mang tính học thuật của luận án này là lựa chọn đƣợc một phương pháp khoa học thiết kế các chỉ số then chốt KPI đo lường hiệu quả hoạt động của DN và xác định đƣợc trọng số của các khía cạnh cũng nhƣ trọng số của

các mục tiêu chiến lƣợc trong BSC, từ đó có đƣợc một mô hình BSC tổng thể có khả năng đo lường hiệu quả hoạt động và sự cân bằng của DN trong khía cạnh tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ, học hỏi & phát triển. Lựa chọn đƣợc các KPI cốt lõi chuyển tải tốt nhất chiến lƣợc, có thể định lƣợng đƣợc, dễ hiểu, dễ dàng thu thập dữ liệu, có đƣợc sự đồng thuận của các bên liên quan là một công việc quan trọng ảnh hưởng đến quá trình thực thi BSC sau này cũng như sự thành công của BSC. Nghiên cứu này đề xuất phương pháp phân tích thứ bậc AHP, một phương pháp hỗ trợ ra quyết định có thể giải quyết bài toán đặt ra một cách hiệu quả và có cơ sở khoa học.

Thứ tư: ã phát triển và vận dụng cơ sở lý thuyết về xây dựng BSC cho ngành chế biến thủy sản thông qua việc xây dựng khung lý thuyết thiết kế BSC theo cách tiếp cận hỗn hợp Top-down và Bottom-up phù hợp với đặc thù của các DN chế biến thủy sản và các yếu tố văn hóa trong quản trị DN.

Về mặt thực tiễn, luận án có những đóng góp sau:

Một là: Làm sáng tỏ về thực tiễn hoạt động và phát triển của ngành chế biến thủy sản (một lĩnh vực mà ít nhà nghiên cứu do tính đặc thù về vị trí địa lý, khí hậu và môi trường của từng địa phương), vận dụng BSC cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản tại địa phương tỉnh Khánh Hòa.

Hai là: Đánh giá đƣợc thực trạng xây dựng và triển khai chiến lƣợc của các DN trong ngành chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa. Luận án góp phần thay đổi tƣ duy chiến lƣợc của các DNCB thủy sản Khánh Hòa. Sự không công khai chiến lƣợc SXKD chính là một cản trở lớn làm hạn chế sự đóng góp trí tuệ của mọi thành viên trong DN. Đồng thời nếu chiến lược dựa trên ý kiến chủ quan của cá nhân người lãnh đạo cao nhất có thể dẫn đến sai lầm trong chiến lƣợc. Với cách tiếp cận của hệ thống quản lý mới như BSC, người lãnh đạo sẽ có cơ sở để tin tưởng được sự cần thiết phải đổi mới quản lý, xây dựng và công khai chiến lược để hướng người lao động vào mục tiêu chung của DN.

Ba là: Luận án đã xác định đƣợc ba nhóm chiến lƣợc cho các DNCB thủy sản Khánh Hòa và xây dựng đƣợc ba bản đồ chiến lƣợc cho từng nhóm bao gồm: Chiến lƣợc khác biệt hóa sản phẩm (phát triển các sản phẩm có GTGT cao), chiến lƣợc chi phí thấp (dẫn đầu về chi phí gia công quốc tế), chiến lược tập trung (hướng theo tiêu chuẩn khách hàng mục tiêu). Một khi DN xác định đƣợc chiến lƣợc đúng đắn thì họ mới có chương trình hành động đúng hướng, đổi mới quản lý, áp dụng được hệ thống quản trị theo BSC từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng lợi nhuận và phát triển vững chắc.

Bốn là: Thiết kế đƣợc một khung hệ thống BSC cho một nhóm DNCB thủy sản theo một chiến lƣợc cụ thể sẽ góp phần tiết kiệm về chi phí xây dựng trong đó bao gồm chi phí tƣ vấn cho DN trong điều kiện nguồn lực của các DNCB thủy sản còn hạn chế. Khi có sẵn mô hình rõ ràng và DN thấy đƣợc lợi ích của nó thì họ sẽ dễ dàng tiếp cận với hệ thống quản trị chiến lược và đo lường hoạt động mới này.

Điều này giúp cho các DN tiếp cận với hệ thống quản trị chiến lược và đo lường hoạt động mới, hướng đến sự quản trị chuyên nghiệp và chuẩn hóa, phát huy toàn bộ nội lực và nguồn lực để phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế.

Năm là: Thiết lập qui trình tổng thể xây dựng hệ thống Thẻ điểm cân bằng cho các DNCB thủy sản phù hợp với quy mô DN, văn hóa quản lý và đặc thù của ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa. Ngoài ra, luận án còn thiết kế được một chương trình BSC dựa trên Excel hỗ trợ việc tự động hóa theo dõi và cập nhật các chỉ số đo lường hiệu quả hoạt động của DN, từ đó giúp nhà quản lý dễ dàng giám sát “sức khỏe” của DN và kết quả chiến lƣợc của mình. Trong xu thế hội nhập quốc tế và sự cạnh tranh kinh tế khốc liệt hiện nay, ứng dụng công cụ quản trị mới cho các DNCB thủy sản Khánh Hòa sẽ tạo đƣợc cơ hội nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD, tăng lợi nhuận cho bản thân các DN và các lợi ích xã hội khác tạo nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập ngân sách.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho ngành chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 176 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)