Năng lực sản xuất và trình độ công nghệ của các DNCB tiêu biểu của Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho ngành chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 86 - 89)

CHƯƠNG 3. XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CHIẾN LƯỢC VÀ XÂY DỰNG

3.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DNCB THỦY SẢN KHÁNH HÒA

3.1.5. Năng lực sản xuất và trình độ công nghệ của các DNCB tiêu biểu của Khánh Hòa

Năm 2002, Khánh Hòa mới chỉ có 4 DNCB thủy sản có code vào Châu Âu, nhƣng tới năm 2013 đã có 27 DN đạt tiêu chuẩn này. Điều này chứng tỏ các DNCB thủy sản Khánh Hòa không ngừng hoàn thiện về chất lƣợng sản phẩm và công nghệ chế biến. Các DN tham gia phỏng vấn đều nhận định điểm yếu của họ không phải là

công nghệ mà ngƣợc lại, có tới 52% các DN tham gia khảo sát đều bằng lòng với trình độ chế biến của mình (phụ lục 6).

Theo ông Nguyễn Trọng Thắng, giám đốc công ty KHASPEXCO đã đƣa ra nhận định, việc trang bị máy móc cho các nhà máy thủy sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, mỗi loại sản phẩm thủy sản có quy trình chế biến khác nhau, nên chƣa có loại máy nào có thể đƣợc sử dụng chung cho nhiều loại sản phẩm. Vì vậy, chỉ có một số nhà máy lớn, có đơn hàng ổn định, khối lƣợng sản xuất lớn và có tiềm lực tài chính mạnh mới dám đầu tƣ. Thứ hai, so với thao tác của công nhân, các loại máy chế biến hiện nay có tỷ lệ hao hụt cao, bởi hiệu suất cao nhất cũng chỉ đạt 85%.

Tỷ lệ hao hụt có thể do chính máy móc, ví dụ: tôm lột bị đứt khúc nhiều hoặc thành phẩm làm ra không đẹp, tạo nhiều phế phẩm. Bởi vậy, chúng chỉ phù hợp với các nước phát triển phải chấp nhận chi phí nhân công cao.

Theo nhận định của các các lãnh đạo doanh nghiệp (Xem phụ lục 15), việc trang bị các máy móc hiện đại của các DNCB cần phải dựa trên sự so sánh hiệu quả đem lại nhờ vào việc sử dụng chúng và chi phí đầu tƣ. Khi đề cập tới trình độ công nghệ, các DNCB thường quan tâm đến năng lực cấp đông và bảo quản lạnh của DN.

Đây chính là các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công suất của nhà máy và chất lƣợng của sản phẩm. Còn các máy móc thiết bị khác chỉ mang tính hỗ trợ chứ chƣa phải là yếu tố quyết định tới chất lƣợng của sản phẩm.

Với những sản phẩm chế biến sơ chế, thì đòi hỏi về công nghệ chỉ đơn thuần về khả năng cấp đông và bảo quản lạnh của nhà máy. Riêng với những DN theo đuổi các sản phẩm có GTGT cao, đặc biệt là những sản phẩm ăn sống nhƣ sushi, sashimi…, cần phải đầu tƣ những phòng chế biến chuyên biệt, nhằm đảm bảo đáp ứng đƣợc các tiêu chuẩn vi sinh khắt khe từ khách hàng. Bên cạnh đó, các DN này cần phải có phòng nghiên cứu và làm hàng mẫu, nghiên cứu phát triển và hoàn thiện sản phẩm, tăng sự hài lòng và tạo sự tin cậy cho khách hàng.

Đã có không ít các DNCB thủy sản Khánh Hòa đã quan tâm và đầu tƣ rất mạnh cho công nghệ hiện đại. Điển hình nhƣ CTCP Đại Thuận (quản lý chất lƣợng

theo HACCP và đã có EU Code là HK 255) đã tập trung đầu tƣ dây chuyền IQF theo công nghệ đông cực nhanh vào năm 2011, hệ thống kho lạnh với tổng công suất lên đến 350 tấn, hệ thống sấy lạnh công suất 1.200 kg/ngày, hệ thống nướng sấy, chiên chân không hiện đại, áp dụng công nghệ sấy nhà kính trong chế biến hải sản khô tại nhà máy Lương Sơn –Nha Trang (được xem là sân phơi hải sản trong nhà kính duy nhất tại Việt Nam) nhằm nâng cao chất lƣợng và đảm bảo vệ sinh ATTP. Một ví dụ khác đó là Công ty TNHH Hải Vương (kim ngạch xuất khẩu lên tới 130 triệu USD năm 2014). Ông Nguyễn Công Bảy, giám đốc chất lƣợng công ty Hải Vương cho biết, Công ty đầu tư nhiều thiết bị hiện đại nhằm tăng năng suất cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm, nhƣ máy cƣa, hầm cấp đông sâu, kho lạnh sâu, lò hấp tự động, dàn phun sương, hệ thống làm mát, máy xông khói , máy hút chân không liên tục… (xem thêm bảng 11.5- phụ lục 11). Cũng theo ông Nguyễn Công Bảy, Hải Vương đã chọn công nghệ bảo quản sau thu hoạch trên tàu cá hiện đại nhất hiện nay (công nghệ đông sâu) với 2 tàu câu cá ngừ đại dương (đạt chất lượng ăn Sashimi) vỏ composite (SEATUNA NO.1 và SEATUNA NO.2) do Nhật Bản sản xuất năm 2007. Đây là loại tàu câu cá ngừ đại dương Sashimi, đánh cá viễn dương dài ngày (trên 2 tháng) có công suất 1.323CV, lượng chở 40 – 45 tấn, có hệ thống cấp đông ở nhiệt độ cấp đông từ - 400C đến - 450C và bảo quản ở nhiệt độ - 350C). Hiện tại, công ty đã có chứng chỉ công nhận GMB, HACCP, FDA REG. No.

1251983104, Code xuất thị trường Châu Âu DL 318.

Trong nhóm các DNCB thủy sản ở Khánh Hòa, CTCP Nha Trang Seafood F17 là một DN tương đối lớn có công suất lên tới 12.000 tấn nguyên liệu mỗi năm, kho lạnh với sức chứa lên tới 870 tấn. F17 đầu tƣ cho năng lực cấp đông và bảo quản lạnh khá đầy đủ, đồng bộ (bảng 11.2, phụ lục 11) cùng các thiết bị máy móc hỗ trợ hiện đại khác nhƣ: Máy phân cỡ, máy hấp, máy quay tăng trọng, máy rửa nguyên liệu, máy rửa bán thành phẩm, máy hút chân không và máy dò kim loại.

Hiện nay, công ty đã đạt tiêu chuẩn ACC, HACCP, GMP, ISO 9001-2000, BRC.

Bên cạnh sự đầu tƣ mạnh mẽ một số trang thiết bị thì vẫn còn những tình trạng tiếp tục tận dụng những máy móc cũ (phụ lục 11) do các DN muốn tiết kiệm chi

phí. Việc sử dụng các máy móc thiết bị lâu năm hoặc hết thời gian sử dụng phần nào đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm xuất xưởng của công ty.

Nhìn chung, trong các DNCB hiện nay, hầu hết mọi công đoạn đều sản xuất bằng tay, chỉ có công đoạn cấp đông và bao gói là dùng máy móc hỗ trợ. Việc sử dụng máy móc thay thế sức lao động của con người cho tất cả các công đoạn chế biến đƣợc cho là chƣa cần thiết và chƣa đem lại hiệu quả xứng đáng. Hiện tại các DN đã trang bị công nghệ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ sản xuất đặt ra. Đã có 6 DNCB trên tổng số 8 DN của toàn tỉnh nằm trong danh sách các DN xuất khẩu uy tín năm 2014 do Bộ Công thương công bố, bao gồm: CTCP Nha Trang Seafood’s - F17, Công ty TNHH Hải Vương, Công ty TNHH Thủy sản Hải Long Nha Trang, Công ty TNHH Tín Thịnh, Công ty TNHH Thịnh Hƣng và Công ty Cổ phần Thủy sản Thông Thuận - Cam Ranh. Trong đó, F17 và Hải Vương đã 10 năm liền đạt danh hiệu “DN xuất khẩu uy tín” từ năm 2004 đến năm 2014.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho ngành chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)