CHƯƠNG 3. XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CHIẾN LƯỢC VÀ XÂY DỰNG
3.2. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CHIẾN LƢỢC KINH
Để thấy rõ thực trạng về sứ mạng, tầm nhìn và chiến lƣợc SXKD trong các DNCB thủy sản Khánh Hòa, khảo sát đƣợc tiến hành bằng phiếu câu hỏi đối với 25 DNCB thủy sản (phụ lục 6) trên địa bàn của tỉnh. Kết quả khảo sát đƣợc tổng hợp nhƣ ở hình 3.1. Kết quả khảo sát cho thấy:
- Chỉ có 48% số DN đƣợc khảo sát đã chọn “đồng ý” và 16% là “rất đồng ý”
cho nội dung “Sứ mạng, tầm nhìn của Công ty đã đƣợc xây dựng rõ ràng”. Nói cách khác, có đến 36% DN đƣợc khảo sát thừa nhận rằng lãnh đạo của họ chƣa xây dựng sứ mạng và tầm nhìn cho DN của mình một cách rõ ràng.
- 52% các DN chọn “đồng ý” và 4% ý kiến là “rất đồng ý” cho nội dung “Sứ mạng, tầm nhìn và chiến lƣợc của công ty đã đƣợc phổ biến đến tất cả các cán bộ công nhân viên”. Có thể thấy, cũng còn một lƣợng không nhỏ các DN chƣa thực sự chú trọng đến việc phổ biến sứ mạng, tầm nhìn và chiến lƣợc đến các thành viên trong công ty.
- Việc xác định các yếu tố thành công then chốt của công ty cũng chỉ có 56%
các DN có sự quan tâm chú trọng đúng mức (trong đó có 48% các DN chọn “đồng ý” và 8% ý kiến là “rất đồng ý”).
Sứ mạng, tầm nhìn của Công ty đã
đƣợc xây dựng rõ ràng Chiến lƣợc kinh doanh (từ 3÷5 năm) của Công ty đã xây dựng rõ ràng
Sứ mạng, tầm nhìn và chiến lƣợc của Công ty đã đƣợc phổ biến đến tất cả các CBCNV
Chiến lƣợc kinh doanh (trên 5 năm) của Công ty đã xây dựng rõ ràng
Các yếu tố thành công then chốt của Công ty đã đƣợc xác định đầy đủ
Kế hoạch kinh doanh (từng năm) của Công ty đã xây dựng rõ ràng
Hình 3.1. Tổng hợp kết quả khảo sát sứ mạng, tầm nhìn và chiến lƣợc kinh doanh trong các DNCB thủy sản Khánh Hòa
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả)
(3÷5 năm)
- Việc xác định các yếu tố thành công then chốt của công ty cũng chỉ có 56%
các DN có sự quan tâm chú trọng đúng mức (trong đó có 48% các DN chọn “đồng ý” và 8% ý kiến là “rất đồng ý”).
- Các chiến lƣợc kinh doanh từ 2 năm trở lên đều khá mờ nhạt, thậm chí với chiến lƣợc kinh doanh trên 5 năm thì chỉ có 12% số DN chọn “đồng ý”. Riêng với các kế hoạch theo từng năm một thì đƣợc các DN quan tâm rõ ràng hơn (44% và 20% DN đƣợc khảo sát đã chọn “đồng ý” và “rất đồng ý”). Có thể thấy, các DNCB thủy sản Khánh Hòa vẫn chƣa quan tâm đúng mức đối với việc xây dựng chiến lƣợc. Hầu hết các DN chỉ xây dựng kế hoạch kinh doanh từng năm (chiếm 64%) mà không có chiến lƣợc kinh doanh dài hạn (chiến lƣợc 2÷3 năm có 34% còn trên 5 năm chỉ có 12% trong tổng số DN đƣợc hỏi).
Có thể kết luận rằng các DNCB thủy sản Khánh Hòa vẫn chƣa thực sự chú trọng đúng mức đối với việc xây dựng chiến lƣợc.
Để thấy rõ hơn về thực trạng chiến lƣợc SXKD trong các DN, tác giả đã tiếp cận theo góc nhìn từ người lãnh đạo DN. Theo hướng tiếp cận này, 15 lãnh đạo và quản lý của 11 DNCB thủy sản trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đã đƣợc phỏng vấn sâu. Kết quả cho thấy thực trạng về vấn đề chiến lƣợc SXKD trong các DN có những điểm chung sau:
- Các lãnh đạo DN đều cho rằng DN của họ đã có chiến lƣợc SXKD rõ ràng.
- Các chiến lƣợc của họ đều chủ yếu dựa trên kinh nghiệm lâu năm trong điều hành công tác quản lý, dựa trên những tố chất nhạy bén trong việc thu thập, xử lý thông tin và những nhận định phán đoán mang tính chủ quan đồng thời đề cao tài năng cá nhân của lãnh đạo DN. Nói cách khác, các DNCB thủy sản Khánh Hòa hiện nay đang làm chiến lƣợc theo kinh nghiệm.
- Các chiến lược SXKD này không được lưu giữ dưới dạng văn bản, cũng không đƣợc phổ biến cho các thành viên trong công ty thậm chí cũng chưa công khai cho toàn bộ các thành viên trong ban giám đốc. Hầu hết các thành viên trong công ty đều biết đến chiến lƣợc thông qua các kế hoạch hằng năm của công ty với
những mục tiêu cụ thể cần đạt. Việc không công khai chiến lƣợc SXKD chính là một cản trở lớn làm hạn chế sự đóng góp trí tuệ của mọi thành viên trong DN.
Không những thế, việc xây dựng chiến lƣợc dựa trên sự duy ý chí của một vài cá nhân sẽ dẫn đến hậu quả là thiếu tính khách quan và thiếu cơ sở thuyết phục.
Nguyên nhân các DN không công khai chiến lƣợc sản xuất kinh doanh đƣợc lãnh đạo DN giải thích rằng họ phải giữ bí mật. Bởi vì, nếu không giữ đƣợc bí mật, thì sẽ vô cùng bất lợi cho DN đồng thời sẽ làm lợi cho những DN đối thủ của họ, đặc biệt là những DN đã và đang “trung thành với chủ nghĩa bắt chước”. Không những thế, việc cụ thể hóa tất cả các bước đi chiến lược sẽ giúp cho các đối thủ của họ hiểu họ rõ hơn. Đó là lý do, các thành viên trong công ty chỉ biết những mục tiêu ngắn hạn chứ không thể tiếp cận được những mục tiêu và hướng đi trong dài hạn của công ty.
Mặc dù chƣa công khai chiến lƣợc, nhƣng các ý kiến đƣợc phỏng vấn đều cho rằng, lãnh đạo công ty rất ủng hộ quan điểm tìm kiếm cái mới giúp công ty phát triển. Chẳng hạn nhƣ, ông Nguyễn Trọng Thắng, giám đốc công ty KHASPEXCO cho rằng:
“Lãnh đạo công ty luôn ủng hộ quan điểm luôn thay đổi để làm mới mình, áp dụng các biện pháp cải tiến tăng năng suất dù là nhỏ nhất. Tuy nhiên, việc áp dụng phải cân đối giữa hiệu quả và chi phí, tránh những xáo trộn lớn, không làm theo phong trào rồi để đó”.
Ông Nguyễn Công Bảy, giám đốc chất lượng công ty Hải Vương đưa ra nhận xét:
“Công ty có đội ngũ lãnh đạo luôn cố gắng cải thiện hệ thống, thay đổi theo xu hướng quốc tế, đưa các chuyên gia tư vấn nước ngoài về hỗ trợ công ty trong t ng giai đoạn phù hợp. Tích cực tìm kiếm giải pháp nâng cao năng suất, tăng tỷ lệ thu hồi, thâm nhập thị trường... nhằm đưa công ty phát triển, có uy tín trên thị trường và đảm bảo mức sống cho người lao động, đóng góp cho xã hội”.
Đây có thể xem là những dấu hiệu tích cực để có thể ứng dụng BSC cho DN.
Nhận xét: Kết quả khảo sát thực trạng về chiến lƣợc SXKD trong các DNCB thủy sản tỉnh Khánh Hòa cho thấy, các DNCB thủy sản Khánh Hòa hiện nay đang làm chiến lƣợc theo kinh nghiệm và họ không muốn chia sẻ kinh nghiệm này cho các lãnh đạo DN khác. Lý do cơ bản là họ cho rằng nếu công khai chiến lƣợc kinh doanh của DN mình thì sẽ bị các đối thủ của mình có thể bắt chước theo. Theo quan điểm của tác giả thì không phải cứ công khai chiến lƣợc kinh doanh thì các đối thủ của mình đều có thể bắt chước. Bởi vì, việc thực thi thành công của một chiến lược còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ nội lực, đặc trƣng, thế mạnh của DN chứ không đơn thuần dựa theo sự duy ý chí của lãnh đạo. Việc công bố chiến lƣợc cũng phát huy ưu điểm trong việc giúp các đối thủ của công ty tránh sang một hướng khác vì bản thân họ cũng không muốn bị trùng lặp. Ngoài ra, việc triển khai chiến lược đến từng thành viên trong công ty sẽ thể hiện sự tin cậy của công ty với người lao động, tạo sự hợp tác mang tính kết nối hai chiều, tăng lòng tự hào của các thành viên về công ty của họ đồng thời tạo thêm động lực cho họ trong thực thi công việc.
Có thể nói, đó cũng chính là sự gia tăng về các giá trị vô hình cho công ty khi thực hiện được việc công khai đường lối rõ ràng cho các bên liên quan.