CÁC HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho ngành chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 182 - 185)

BSC là một công cụ hiện đại với nhiều chức năng nhƣ quản trị, giao tiếp, truyền tải chiến lược và đo lường hiệu quả hoạt động của công ty. Trong hơn 20 năm qua kể từ năm 1992, nó đã đƣợc thực tiễn chứng minh là một công cụ quản trị hiệu quả nằm trong tốp 10 công cụ quản lý đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới năm 2013. Mặc dù vậy, nó là một mô hình mới ở Việt Nam đã và đang bắt đầu đƣợc nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm. Sự thành công của BSC khi ứng dụng trong môi trường và hoàn cảnh của các DN Việt Nam chưa được đánh giá và công bố một cách rõ ràng. Xây dựng và triển khai BSC nhƣ thế nào là có hiệu quả vẫn chủ yếu dựa vào lý thuyết BSC theo mô hình của các nước phát triển. Dựa vào nghiên cứu tổng luận về BSC và kết quả nghiên cứu cũng nhƣ các hạn chế đã chỉ ra, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo để phát triển và hoàn thiện thêm chủ đề nghiên cứu này.

(1) Nghiên cứu triển khai áp dụng chiến lược, phương pháp và mô hình BSC đã xây dựng đối với các DN CBTS Khánh Hòa để từ đó đánh giá hiệu quả ứng dụng, cải tiến hệ thống BSC theo nhƣ bản chất chu trình kín có lặp lại và kế thừa của nó, đồng thời xác định hiệu quả áp dụng BSC, đúc kết kinh nghiệm và nhân rộng mô hình. Cho đến nay chƣa có nghiên cứu bài bản và chính thức nào đƣợc công bố về hiệu quả ứng dụng của BSC tại các DN Việt Nam đã và đang áp dụng BSC. Điều này xảy ra một phần do BSC đƣợc áp dụng ở Việt Nam chƣa đủ lâu và số lƣợng các DN chƣa đủ nhiều để có thể đánh giá đƣợc một cách đúng đắn, trung thực và chính xác.

(2) Hướng nghiên cứu về sự thay đổi về mặt tổ chức của DN đối với thẻ điểm cân bằng BSC. Hướng nghiên cứu này sẽ tập trung khảo sát mối liên hệ giữa việc ứng dụng BSC và sự thay đổi về mặt tổ chức của công ty nhƣ sự thay đổi về công tác quản trị hay sự tái cơ cấu về bộ máy quản lý, sự thay đổi về các quy trình kinh doanh nội bộ và sự nhận thức của cán bộ lãnh đạo và người lao động trong công ty.

Câu hỏi nghiên cứu sẽ là “Có những thay đổi nào trong cơ cấu tổ chức quản lý và quản lý khi áp dụng BSC?”. Cũng trong hướng nghiên cứu này, một câu hỏi khác có thể được đặt ra đó là: “Những ảnh hưởng của việc thay đổi về mặt tổ chức của DN đến việc xây dựng và áp dụng BSC?”. Lý thuyết và thực tiễn cho thấy việc áp dụng một hệ thống quản trị mới như BSC có ảnh hưởng sâu sắc về mặt tổ chức (DN) và hành vi của tổ chức (cả về quản lý lẫn người lao động). Chẳng hạn như do việc ứng dụng BSC, người quản lý buộc phải nhận thức rõ việc áp dụng nhiều biện pháp quản lý mới, điều chỉnh cho phù hợp với hệ thống và quy trình mới, chính sách thù lao và lương thưởng mới, hệ thống quản trị chất lượng mới… trong toàn bộ công ty.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

[1] Phan Thị Xuân Hương và Trần Đình Khôi Nguyên (2014), “Xây dựng bản đồ chiến lƣợc cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa”, Tạp chí hát triển Kinh tế, số 289, tháng 11/2014.

[2] Phan Thị Xuân Hương và Trần Đình Khôi Nguyên (2015), “Xây dựng các chỉ số then chốt đánh giá thực hiện công việc (KPI) theo hướng tiếp cận BSC cho các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa”, Tạp chí Kinh tế và hát triển, Số 212 (II), tháng 2/2015.

[3] Vũ Thị Nhung, Nguyễn Văn Ngọc, Phan Thị Xuân Hương, (2015), “Thiết lập và áp dụng thẻ điểm cân bằng (Balance Scorecard) tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 07 - Trường ĐH Phạm Văn Đồng.

[4] Phan Thi Xuan Huong & Tran Dinh Khoi Nguyen, (2015), “Building a Strategy Map for Khanh Hoa Aquatic Product Processing Enterprises”, Journal of Economic Development, Volume 22, Issue3, July 2015.

[5] Phan Thị Xuân Hương, (2012), “Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho công ty chế biến thủy sản F17- Nha Trang” - Kỷ yếu hội thảo khoa học Kế toán- kiểm toán trong quá trình hội nhập - Trường ại học Kinh tế - ại học à Nẵng.

[6] Phan Thị Xuân Hương, Trần Đình Khôi Nguyên, Nguyễn Văn Ngọc (2016)

“Ứng dụng thẻ điểm cân bằng cho Công ty TNHH MTV Xuất khẩu thủy sản Khánh Hòa (KHASPEXCO), Tạp chí Khoa học và Công nghệ - ại học à Nẵng, số 2(99).2016.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho ngành chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 182 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)