Đề xuất khung bản đồ chiến lược cho các DN CBTS hướng theo chiến lƣợc phát triển các sản phẩm có GTGT cao

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho ngành chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 104 - 109)

CHƯƠNG 3. XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CHIẾN LƯỢC VÀ XÂY DỰNG

3.4. ĐỀ XUẤT KHUNG BẢN ĐỒ CHIẾN LƢỢC CHO TỪNG NHÓM DNCB THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA

3.4.2. Đề xuất khung bản đồ chiến lược cho các DN CBTS hướng theo chiến lƣợc phát triển các sản phẩm có GTGT cao

Bản đồ chiến lược cho các DNCB thủy sản hướng theo chiến phát triển các sản phẩm có GTGT cao nhấn mạnh đến các mục tiêu trong khía cạnh quy trình kinh doanh nội bộ để thỏa mãn các tiêu chí về chất lƣợng sản phẩm (hình 3.3). Kết quả phân tích lựa chọn các mục tiêu chiến lƣợc quan trọng đƣợc trình bày trong bảng 9.1 phụ lục 9. Dưới đây sẽ làm rõ các mục tiêu trong từng khía cạnh của BSC:

(1) Các mục tiêu trong khía cạnh tài chính

Để thực hiện có hiệu quả chiến lƣợc phát triển các sản phẩm có GTGT cao, các DNCB thủy sản thuộc nhóm này cần hướng tới 2 mục tiêu cốt lõi trong khía cạnh Tài chính nhƣ sau:

- Mục tiêu thứ nhất: “Tăng doanh thu xuất khẩu của các mặt hàng có GTGT cao”

Hình 3.3. Bản đồ chiến lược cho các DNCB thủy sản hướng theo chiến lược khác biệt hóa sản phẩm

“Tăng doanh thu XK của các mặt hàng GTGT cao” là mục tiêu cần hướng tới của bất kỳ nhà sản xuất nào. Để đạt đƣợc mục tiêu này, các DN cần phải tiếp cận và mở rộng thị trường truyền thống, đặc biệt là các thị trường có nhu cầu cao về mặt hàng này.

Mục tiêu gia tăng doanh thu XK của các mặt hàng có GTGT cao sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lƣợc phát triển các sản phẩm có GTGT cao của DN. Đồng thời, đó cũng là mục tiêu tạo tiền đề cho sự hoàn thành mục tiêu tiếp theo trong khía cạnh tài chính là tăng lợi nhuận hợp lý.

- Mục tiêu thứ hai: “Tăng lợi nhuận”

Tăng lợi nhuận là mục tiêu đƣợc hầu hết các DNCB thủy sản Khánh Hòa quan tâm (24/25 DN tham gia phỏng vấn đánh giá cao). Tuy nhiên trong thời buổi kinh tế

Tài chính

Khách hàng

Quy trình nội bộ

Học hỏi &

phát triển

Tăng lợi nhuận Tăng doanh thu của các mặt

hàng giá trị gia tăng cao

Giá cạnh tranh

Kiểm soát tốt nguyên liệu

đầu vào

Phát triển lực lƣợng lao động có kinh nghiệm và kỹ năng Quản lý tốt các mối

quan hệ khách hàng

Sản phẩm đạt CL theo yêu cẩu của KH

Quản lý tốt quan hệ với nhà cung cấp nguyên liệu

Phát triển mạng lưới thị trường

nội địa

Hoàn thiện công tác

R&D Hướng theo phát triển các sản

phẩm có giá trị gia tăng cao

Tăng tỉ trọng các sản phẩm có giá trị

gia tăng cao

thế giới đang gặp nhiều khó khăn nhƣ hiện nay, thì việc gia tăng lợi nhuận cũng cần phải mang tính hợp lý. Điều đó có nghĩa là việc tăng lợi nhuận nhƣ thế nào phải phù hợp với điều kiện riêng của từng DN.

Để đạt đƣợc mục tiêu tăng lợi nhuận, các DNCB thủy sản Khánh Hòa thuộc nhóm này cần phải đầu tƣ công nghệ hiện đại để tăng năng suất lao động, nhằm giảm chi phí sản xuất.

(2) Các mục tiêu trong khía cạnh khách hàng

Để thực hiện có hiệu quả chiến lƣợc “Phát triển các sản phẩm có GTGT cao”, trong khía cạnh Khách hàng, các DN cần chú trọng 3 mục tiêu nhƣ sau:

- Mục tiêu thứ nhất: “Quản lý tốt các quan hệ khách hàng”

Mục tiêu quản lý tốt các quan hệ khách hàng sẽ giúp DN nắm bắt đƣợc những thông tin quan trọng từ khách hàng, từ đó tạo dựng đƣợc sự tin cậy của khách hàng thông qua việc thỏa mãn đến mức có thể mọi nhu cầu của khách hàng. Bởi vậy, mục tiêu này sẽ hỗ trợ cho DN đạt đƣợc hai mục tiêu “Tăng doanh thu xuất khẩu của các mặt hàng có GTGT cao” và “Tăng lợi nhuận hợp lý” ở khía cạnh tài chính.

- Mục tiêu thứ hai: “Giá cạnh tranh”

Mặc dù DN không hướng tới mức giá rẻ nhất, nhưng cũng không nên bỏ qua sự hấp dẫn về giá. Điều này có nghĩa là DN sẽ cố gắng để có đƣợc mức giá cạnh tranh so với các đối thủ của mình thông qua việc tiết kiệm chi phí trong phạm vi có thể. Nhờ đó, mục tiêu này sẽ góp phần hỗ trợ cho việc thực hiện “tăng lợi nhuận hợp lý” cũng nhƣ mục tiêu “Tăng doanh thu xuất khẩu của các mặt hàng có GTGT cao” ở khía cạnh tài chính.

- Mục tiêu thứ ba: “Sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của khách hàng”

Đối với sản phẩm có GTGT cao thì chất lƣợng và vệ sinh ATTP của sản phẩm phải được quan tâm ở mức độ cao hơn nhiều so với các sản phẩm thông thường khác. Bởi vậy, chất lƣợng và sự chuẩn hóa hệ thống quản lý chất lƣợng luôn luôn là mối quan tâm lớn của các DNCB thủy sản thuộc nhóm này. Bởi lẽ, chất lƣợng của sản phẩm GTGT cao luôn là mối quan tâm lớn nhất từ phía khách hàng. Mục tiêu này sẽ góp phần hỗ trợ cho cả 2 mục tiêu “Quản lý tốt các quan hệ khách hàng” ở

khía cạnh khách hàng và “Tăng doanh thu xuất khẩu của các mặt hàng có GTGT cao” ở khía cạnh tài chính.

(3) Các mục tiêu trong khía cạnh quy trình kinh doanh nội bộ

Để thực hiện có hiệu quả chiến lƣợc “Phát triển các sản phẩm có GTGT cao”, các DN cần phấn đấu đạt đƣợc 5 mục tiêu quan trọng trong khía cạnh “Quy trình kinh doanh nội bộ” nhƣ sau:

- Mục tiêu thứ nhất: “Kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào”

Với các DNCB thủy sản nói chung, chất lƣợng nguyên liệu đầu vào quyết định phần lớn đến chất lƣợng các sản phẩm đƣợc làm ra, bởi cho dù các DN có công nghệ chế biến hiện đại nhất hiện nay cũng không thể cho ra những sản phẩm đạt chất lƣợng cao khi chất lƣợng nguyên liệu không đƣợc đảm bảo. Với các DNCB thủy sản quan tâm đến các mặt hàng GTGT cao, chất lƣợng nguyên liệu lại càng cần đƣợc quan tâm hơn, nhất là khi làm những sản phẩm surimi, shushi. Bên cạnh đó, việc kiểm soát tốt về số lƣợng nguyên liệu đầu vào sẽ giúp các DN duy trì đƣợc công suất mong muốn, không bị đình trệ sản xuất bởi sự thiếu hụt nguyên liệu, nhất là những mùa vụ khan hiếm nguyên liệu. Nhờ vậy, các đơn đặt hàng sẽ đƣợc thực thi đúng hạn. Bởi vậy, khi đạt đƣợc mục tiêu “Kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào”, sẽ giúp DN cải thiện đƣợc mục tiêu “Quản lý tốt các quan hệ khách hàng” ở khía cạnh khách hàng.

Không những thế, việc có đƣợc những nguyên liệu tốt sẽ giúp DN giảm bớt đƣợc tỷ lệ hao hụt, nâng cao năng suất lao động (với nguyên liệu chất lƣợng tốt, công nhân xử lý nhanh hơn, nên tiết kiệm đƣợc thời gian hơn), góp phần tiết kiệm chi phí. Điều này có nghĩa là, mục tiêu “Kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào” sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện mục tiêu “Giá cạnh tranh” ở khía cạnh khách hàng đồng thời hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu “Tăng lợi nhuận hợp lý”

của khía cạnh tài chính.

- Mục tiêu thứ hai: “Quản lý tốt mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu”

Việc quản lý tốt mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu sẽ giúp DN giảm thiểu rủi ro trong thu mua nguyên liệu nhờ vào trách nhiệm chia sẻ rủi ro từ

phía nhà cung cấp đồng thời duy trì đƣợc cơ hội mua đƣợc nguyên liệu chất lƣợng cao với giá cả phù hợp. Nhƣ đã phân tích trong phần “Kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào” ở trên, những lợi thế đem lại nhờ vào nguồn nguyên liệu có chất lƣợng sẽ giúp DN có đƣợc sản phẩm tốt với giá cạnh tranh hợp lý. Nhờ vậy, DN sẽ đáp ứng và làm hài lòng các khách hàng, thậm chí với cả các khách hàng khó tính. Hay nói cách khác, thực hiện tốt mục tiêu “Quản lý tốt mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu” sẽ giúp hỗ trợ việc thực hiện cả hai mục tiêu “Quản lý tốt các quan hệ khách hàng” và “Giá cạnh tranh” ở khía cạnh khách hàng. Khi DN thực hiện tốt mục tiêu “Quản lý các mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu” thì DN sẽ củng cố thêm việc thực hiện mục tiêu “Kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào”.

- Mục tiêu thứ ba: “ hát triển mạng lưới thị trường nội địa”

Việc phát triển mạng lưới tiêu thụ các sản phẩm có GTGT cao của DN trên thị trường nội địa (thông qua hệ thống siêu thị hoặc các cửa hàng bán lẻ của DN) sẽ giúp DN tận dụng lợi thế của thị trường trong nước, nhằm gia tăng doanh số của các sản phẩm GTGT. Thực hiện đƣợc mục tiêu này sẽ góp phần hỗ trợ cho hai mục tiêu

“Tăng doanh thu của các mặt hàng GTGT cao” và “Tăng lợi nhuận hợp lý” ở khía cạnh tài chính đồng thời hỗ trợ cho mục tiêu “Tăng tỷ trọng sản phẩm GTGT cao”

trong khía cạnh này.

- Mục tiêu thứ tƣ: “Tăng tỷ trọng sản phẩm GTGT cao”

Mục tiêu “Tăng tỷ trọng sản phẩm có GTGT cao” sẽ giúp DN có định hướng rõ ràng vào các sản phẩm GTGT cao. Đây là mục tiêu góp phần cải thiện cho mục tiêu “Tăng doanh thu của các mặt hàng có GTGT cao” ở khía cạnh tài chính.

- Mục tiêu thứ năm: “Hoàn thiện công tác R&D”

Với các nhà máy sản xuất các sản phẩm có GTGT cao, thì công tác R&D là một nhân tố quan trọng trong hoạt động đổi mới trong chuỗi giá trị của quy trình kinh doanh nội bộ. Khi có bộ phận chuyên nghiệp về tìm kiếm các mặt hàng mới, thiết kế mẫu, chế biến mẫu cũng nhƣ chỉnh sửa mẫu cho phù hợp với yêu cầu khách hàng sẽ tạo đƣợc hình ảnh và uy tín đối với khách hàng. Điều này sẽ góp phần hoàn

thành đƣợc mục tiêu “Quản lý tốt các quan hệ khách hàng”, đồng thời cũng hỗ trợ đƣợc mục tiêu “Tăng doanh thu xuất khẩu của các mặt hàng GTGT cao” ở khía cạnh tài chính.

(4) Các mục tiêu trong khía cạnh Học hỏi và hát triển

Để thực hiện có hiệu quả chiến lƣợc “phát triển các sản phẩm có GTGT cao”, khía cạnh Học hỏi và Phát triển chỉ quan tâm đến mục tiêu duy nhất: “Duy trì lực lượng lao động có kinh nghiệm và kỹ năng”.

Việc thực hiện tốt mục tiêu này sẽ tạo nền tảng vững chắc để hoàn thành các mục tiêu “Kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào”, “Quản lý tốt mối quan hệ với các nhà cung cấp nguyên liệu” và “Hợp lý hóa sản xuất”.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho ngành chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 104 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)