QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho ngành chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 75 - 81)

CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.4. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu được vạch ra nhằm định hướng quá trình nghiên cứu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Trong luận án này, quy trình nghiên cứu được xác định dựa vào khung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu đã trình bày trong phần thiết kế nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu đƣợc chia làm 3 giai đoạn ứng với ba nội dung chính của luận án:

a. Giai đoạn xác định các nhóm chiến lược và xây dựng bản đồ chiến lược Quy trình nghiên cứu xác định chiến lƣợc và xây dựng bản đồ chiến lƣợc đƣợc trình bày trên hình 2.5. Đối với các DNCB thủy sản Khánh Hòa, hầu hết họ đều có

Xác định các nhóm chiến lƣợc cho các DN Nghiên cứu đặc điểm các

DNCB thủy sản Khánh Hòa - Sản phẩm

- Nguồn cung nguyên liệu - Thị trường

- Đặc điểm quản lý…

Xác định vấn đề, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Tổng hợp và nghiên cứu lý thuyết nền liên quan - Mô hình BSC tổng quát - Lý thuyết về chiến lƣợc - Kinh nghiệm áp dụng

BSC ở một số DN…

Điều tra, khảo sát sơ bộ bằng phỏng vấn sứ mệnh, tầm nhìn, điểm mạnh, cơ hội, thách thức Thiết kế bảng câu hỏi, điều tra thử, chỉnh sửa và hoàn thiện Điều tra, khảo sát các thông tin liên quan đến 4 khía cạnh của BSC

Phân tích thứ bậc AHP, xác định các mục tiêu trong cụ thể từng khía cạnh của BSC cho các nhóm chiến lƣợc

Khung các bản đồ chiến lƣợc

Xác định sơ bộ mục tiêu chung và

chiến lƣợc

Phân tích môi trường trong và ngoài, phân tích SWOT

Hình 2.5. Quy trình nghiên cứu xây dựng bản đồ chiến lƣợc Phân nhóm các DN theo chiến lƣợc

Khảo sát các mục tiêu chiến lƣợc cụ thể theo các khía cạnh BSC cho từng nhóm chiến lƣợc

chiến lược nhưng thường nằm trong suy nghĩ của lãnh đạo cấp cao. Chiến lược chưa đƣợc công bố rộng rãi đến toàn bộ nhân viên bởi tâm lý cho rằng chiến lƣợc hay sách lƣợc là thứ cần phải giữ bí mật. Bên cạnh đó, việc hoạch định và thực hiện chiến lược là nhiệm vụ của người chủ DN và cũng là người đứng đầu DN. Nghiên cứu này không đi xác định chiến lƣợc cho từng DNCB thủy sản theo cách xây dựng từ đầu mà đƣợc tiến hành bằng cách điều tra, phỏng vấn lãnh đạo DN để rút ra đƣợc chiến lƣợc của họ. Tiếp theo là nghiên cứu xem chiến lƣợc đó có phù hợp với DN hay không trên cơ sở phân tích các đặc thù của DN, phân tích SWOT và bối cảnh các yếu tố môi trường kinh doanh hiện nay. Xác định được một chiến lược kinh doanh phù hợp là điều kiện cần để có cơ sở ban đầu thiết kế BSC, đồng thời cũng là một đóng góp mang tính lý luận và thực tiễn nhằm đổi mới quản lý và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNCB thủy sản Khánh Hòa.

Để trả lời câu hỏi đâu là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và thực trạng xây dựng và triển khai chiến lƣợc kinh doanh tại các DNCB thủy sản Khánh Hòa và đâu là chiến lƣợc phù hợp của các DN này, nghiên cứu này tiến hành tổng hợp và nghiên cứu lý thuyết nền liên quan đến chiến lƣợc và thẻ điểm cân bằng.

Tiếp đến là điều tra, khảo sát sơ bộ và thu thập số liệu về sản phẩm, nguồn cung nguyên liệu, thị trường, đặc điểm quản lý theo phương pháp nghiên cứu tính huống.

Thông qua phỏng vấn các lãnh đạo, kết hợp với các kết quả từ điều tra và khảo sát ban đầu sẽ xác định các nhóm chiến lƣợc của các DN cũng nhƣ trợ giúp hoàn thiện bảng câu hỏi điều tra. Để thử nghiệm bảng câu hỏi điều tra, bản hỏi nháp đƣợc gửi đến 4 công ty và 8 đáp viên để đánh giá độ phù hợp của các câu hỏi. Sau đó, bảng câu hỏi này đƣợc điều chỉnh để đảm bảo tính tin cậy khi điều tra chính thức. Khảo sát chiến lƣợc đƣợc thực hiện tại 11 DN đại diện cho ngành chế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa và thực hiện phỏng vấn sâu với 15 lãnh đạo và quản lý DN.

Ở giai đoạn khảo sát chính thức, tác giả đã tiến hành điều tra 48 đáp viên từ 25 doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa. Kết quả thu lại đƣợc 48 bản trả lời từ 48 đáp viên của 25 công ty.

Tiếp đến, tiến hành phân tích dữ liệu thu đƣợc để hỗ trợ xác định nhóm chiến lược, đồng thời làm cơ sở để tiếp tục bước tiếp theo là xác định các mục tiêu trong từng khía cạnh của BSC ứng với từng nhóm chiến lược bằng phương pháp phân tích thứ bậc AHP. Sau đó tiến hành xác định mối quan hệ nhân quả của các mục tiêu và xây dựng nhóm các khung bản đồ chiến lƣợc cho các nhóm chiến lƣợc.

b.Giai đoạn xây dựng KI: nghiên cứu tình huống tại một DN CBTS điển hình Hệ thống KPI cho từng DN khác nhau là không giống nhau. Tuy nhiên có thể nói phương pháp luận xây dựng là giống nhau. Do vậy, giai đoạn này triển khai cho một DN điển hình trong một nhóm chiến lƣợc đƣợc lựa chọn đã định hình ở giai đoạn trước. Quy trình nghiên cứu xác định các KPI được trình bày trên hình 2.6 bao gồm 2 bước chính:

- Bước 1: Xác định sơ bộ các KPI (khoảng gấp đôi số lƣợng KPI cần thiết cho BSC). Nhu cầu xác định số lƣợng KPI sơ bộ nhiều hơn cần thiết cũng đã đƣợc một số nhà nghiên cứu khác trên thế giới sử dụng [48, 83] khi tích hợp BSC vào quá trình quản lý chiến lƣợc) bằng cách:

+ Dựa vào các tài liệu tham khảo về KPI cho các tổ chức và DN [59, 69, 71].

+ Dựa vào phương pháp động não (brainstorming) trong quá trình tập hợp các thành viên trong nhóm dự án xây dựng KPI để thảo luận nhóm để xác định các KPI theo định dạng của BSC trong đó có chú ý đến đặc trƣng hoạt động và chiến lƣợc của DN.

- Bước 2: Các KPI, các mục tiêu trong từng khía cạnh của BSC đƣợc đánh trọng số bằng cách sử dụng phương pháp phân tích thứ bậc AHP. Các thành viên trong nhóm dự án KPI đƣợc cung cấp phần mềm AHP trên máy tính cá nhân để đánh giá mức độ quan trọng của từng viễn cảnh trong BSC, mức độ quan trọng của các mục tiêu trong từng viễn cảnh và trọng số của các KPI (gọi chung là các phần tử - gọi theo cách của phương pháp AHP). Dữ liệu sẽ được tổng hợp và phân tích để cho ra kết quả cuối cùng là xác định được các chỉ số trọng yếu đo lường hiệu quả hoạt động cùng với trọng số của chúng trong hệ thống BSC.

Hình 2.6. Quy trình nghiên cứu xác định các chỉ số KPI

c. Giai đoạn xây dựng mô hình khung BSC phù hợp cho các DN CBTS Khánh Hòa

Giai đoạn này đúc kết các kinh nghiệm về mặt lý luận và thực tiễn và đề xuất phương pháp đo lường hoạt động của DN một cách hiệu quả và dẫn dắt các DN đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc theo cách tiếp cận BSC và mô hình khung BSC phù hợp đối với các DN CBTS Khánh Hòa. Mục đích của giai đoạn này là định hướng cách thức để các DN trong ngành CB thủy sản tỉnh Khánh Hòa có cơ sở khoa học để xây dựng KPI và BSC cho DN của mình một cách thuận lợi. Phương pháp nghiên cứu

Xác định sơ bộ các KPI cho BSC

Khảo sát theo format của phương pháp phân tích thứ bậc (AHP)

Xác định các trọng số của KPI, trọng số các mục tiêu

của các khía cạnh BSC KPI chính thức ứng với từng mục tiêu của BSC

Bảng KPI hoàn chỉnh theo cách tiếp cận mô hình BSC Phân tích thứ bậc

AHP

Phân tích dữ liệu, diễn giải kết quả

Thảo luận nhóm chuyên sâu và brainstorming Phỏng vấn sâu

bán cấu trúc Bản đồ chiến lƣợc

Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu: xây dựng KPI Tổng hợp cơ sở lý thuyết

về BSC và KPI

Nghiên cứu về tình hình áp dụng KPI của các DNCB

để xây dựng mô hình khung BSC dựa trên tổng quan về tình hình nghiên cứu BSC ở trong và ngoài nước, dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng BSC, kinh nghiệm từ nghiên cứu tình huống, phỏng vấn lại lãnh đạo các DN và chuyên gia đồng thời sử dụng phép suy luận quy nạp khoa học để xây dựng lý thuyết (mô hình).

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, tác giả đã trình bày chi tiết về cách tiếp cận, phương pháp, khung nghiên cứu của luận án, cách thức, quy trình tiến hành nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu này là: Đâu là các chiến lƣợc kinh doanh và bản đồ chiến lƣợc phù hợp với thực trạng và đặc trƣng của DNCB thủy sản Khánh Hòa? Mô hình khung BSC nào là thích hợp nhất để quản trị, đo lường và dẫn dắt các DN này đạt được mục tiêu chiến lược một cách hiệu quả nhất? Phương pháp nào để có thể thiết kế đƣợc các chỉ số then chốt KPI một cách có cơ sở khoa học để đo lường hoạt động của các DN – một nhiệm vụ quan trọng ảnh hưởng đến chất lƣợng và sự thành công của mô hình quản lý dựa theo BSC?

Để tiến hành nghiên cứu, tác giả sử dụng cách tiếp cận hỗn hợp gồm định tính và định lƣợng trong đó nghiên cứu định tính đóng vai trò chủ đạo. Nghiên cứu này còn sử dụng cách tiếp cận hệ thống để nghiên cứu về BSC để có đƣợc một cái nhìn toàn diện về hệ thống quản trị DN trong đó xét đến nhiều yếu tố ảnh hưởng có tác động tương hỗ và mối quan hệ nhân quả phức tạp. Ngoài ra, cách tiếp cận quan sát, phân tích và tổng hợp, nội quan và ngoại quan để mô tả, giải thích và nghiên cứu giải pháp xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho các DNCB thủy sản Khánh Hòa.

Chương này trình bày nội dung chọn mẫu khảo sát, thiết kế bảng câu hỏi, thiết kế mẫu, thu thập dữ liệu, các bước và nội dung phân tích dữ liệu. Đây là cơ sở quan trọng để tiến hành thu thập, xử lý số liệu và trình bày kết quả nghiên cứu ở các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho ngành chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)