CHƯƠNG 3. XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CHIẾN LƯỢC VÀ XÂY DỰNG
3.4. ĐỀ XUẤT KHUNG BẢN ĐỒ CHIẾN LƢỢC CHO TỪNG NHÓM DNCB THỦY SẢN TỈNH KHÁNH HÒA
3.4.4. Đề xuất khung bản đồ chiến lƣợc cho các DN CBTS có chiến lƣợc hướng theo tiêu chuẩn khách hàng mục tiêu
Các DNCB thủy sản theo chiến lược hướng theo tiêu chuẩn khách hàng mục tiêu tập trung vào sự thỏa mãn các nhu cầu đặc thù của khách hàng về chủng loại sản phẩm. Bố cục của bản đồ chiến lƣợc cho các DNCB thủy sản Khánh Hòa thuộc nhóm này đƣợc mô tả trong hình 3.5. Kết quả phân tích lựa chọn các mục tiêu chiến lƣợc quan trọng đƣợc trình bày trong bảng 9.3 phụ lục 9.
(1) Các mục tiêu trong khía cạnh tài chính
Để thực hiện có hiệu quả chiến lược tập trung (Chiến lược hướng theo tiêu chuẩn khách hàng mục tiêu), cần đạt đƣợc 2 mục tiêu chủ yếu trong khía cạnh Tài chính nhƣ sau:
- Mục tiêu thứ nhất: “Tăng doanh thu xuất khẩu”
Với DN theo chiến lược “hướng theo tiêu chuẩn khách hàng mục tiêu”, muốn tăng doanh thu xuất khẩu hợp lý phù hợp theo năng lực hiện tại của mình trong hoàn cảnh môi trường kinh tế bất ổn như hiện nay, luôn là sự lựa chọn đúng hướng.
Hình 3.5. Bản đồ chiến lược cho các DN CBTS hướng theo Chiến lược tập trung Để đạt được mục tiêu này, các DNCB thủy sản Khánh Hòa phải hướng đến các thị trường không quá khắt khe về chất lượng sản phẩm, chưa đòi hỏi code xuất
khẩu như EU. Với hướng chiến lược này các DN cần phải tập trung vào việc đáp ứng các đơn đặt hàng đa dạng về chủng loại và kích cỡ.
Mục tiêu này sẽ giúp hỗ trợ cho sự hoàn thành mục tiêu “Tăng lợi nhuận hợp lý” trong khía cạnh tài chính.
- Mục tiêu thứ hai: “Tăng lợi nhuận”
Với các DN hướng theo tiêu chuẩn khách hàng mục tiêu, muốn gia tăng lợi nhuận một cách hợp lý thì phải có biện pháp tạo ra nhiều mặt hàng, với đa dạng sản phẩm. DNCB thủy sản Khánh Hòa cần có những khảo sát để nắm đƣợc sở thích của từng nhóm khách hàng về sản phẩm thủy sản. Từ đó nghiên cứu đƣa ra những mặt hàng phù hợp với thị hiếu của từng nhóm khách hàng này.
(2) Các mục tiêu trong khía cạnh khách hàng
Để thực hiện có hiệu quả chiến lược tập trung (Chiến lược hướng theo tiêu chuẩn khách hàng mục tiêu), cần hướng tới 3 mục tiêu chủ yếu trong khía cạnh Khách hàng nhƣ sau:
- Mục tiêu thứ nhất: “Hoàn thành tốt những đơn đặt hàng đa dạng về chủng loại và kích cỡ”
Cần phải nhấn mạnh vào nhóm mục tiêu này để khách hàng thấy đƣợc những đặc trƣng nổi bật của DN. Điều này sẽ giúp DN thuận lợi hơn trong việc chinh phục thị trường ngách – chuyên làm các đơn hàng nhiều chủng loại và đa dạng về kích cỡ. Đây là những đơn đặt hàng mà các DN lớn thì không muốn tham gia nhƣng các DN nhỏ hơn lại chƣa thể tham gia đƣợc.
Việc hoàn thành mục tiêu này sẽ góp phần hỗ trợ cho mục tiêu ngang cấp
“Quản lý tốt các quan hệ khách hàng” đồng thời cũng hỗ trợ cho mục tiêu “Tăng doanh thu xuất khẩu hợp lý” trong khía cạnh tài chính.
- Mục tiêu thứ hai: “Quản lý tốt các quan hệ khách hàng”
Mục tiêu này sẽ giúp DN nắm bắt và kiểm soát đƣợc những phản ứng và các thông tin quan trọng từ khách hàng.
Để đạt được mục tiêu DN phải thường xuyên sử dụng phiếu thăm dò, góp ý, nhận xét của khách hàng về sản phẩm của mình. Dựa vào đó, DN sẽ có sự điều chỉnh kịp thời các chủng loại sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Từ đó DN chiếm đƣợc sự tin cậy của khách hàng bằng việc ngày càng thỏa mãn nhu cầu khách hàng và chính họ là những người sẽ mang thêm nhiều khách hàng mới cho DN.
Bởi vậy, mục tiêu này sẽ hỗ trợ cho DN đạt đƣợc hai mục tiêu của khía cạnh tài chính là “Tăng doanh thu xuất khẩu hợp lý” và “Tăng lợi nhuận hợp lý”.
- Mục tiêu thứ ba: “Chất lượng đạt HACC tiêu chuẩn ngành thủy sản”
Với những DNCB thủy sản hướng theo tiêu chuẩn khách hàng mục tiêu, thì chỉ tập trung vào việc hướng đến các thị trường không quá khắt khe về chất lượng sản phẩm. Khi đó yêu cầu về chất lƣợng sản phẩm chỉ cần đạt HACCP tiêu chuẩn ngành thủy sản. Mục tiêu này ảnh hưởng rất lớn đến sự quan tâm của khách hàng, bởi vậy sự thực hiện tốt mục tiêu này sẽ góp phần hỗ trợ cho mục tiêu “Quản lý tốt các quan hệ khách hàng” ở khía cạnh khách hàng và mục tiêu “Tăng doanh thu xuất khẩu hợp lý” trong khía cạnh tài chính.
(3) Các mục tiêu trong khía cạnh quy trình kinh doanh nội bộ
Để thực hiện có hiệu quả chiến lược tập trung (Chiến lược hướng theo tiêu chuẩn khách hàng mục tiêu), trong khía cạnh quy trình kinh doanh nội bộ cần đạt đƣợc 3 mục tiêu chủ yếu nhƣ sau:
- Mục tiêu thứ nhất: “Kiểm soát tốt lượng tồn kho”
Kiểm soát tốt lượng tồn kho sẽ góp phần giảm thiểu những chi phí lưu kho không cần thiết, giúp cho DN luôn ở thế chủ động trong việc giải quyết lƣợng hàng tồn kho cũng nhƣ chủ động với các hợp đồng đã, đang và sẽ đƣợc ký kết. Bên cạnh đó, nhờ vào việc kiểm soát chỉ tiêu này, DN có thể có đƣợc những quyết định đúng đắn trong việc tăng giảm lƣợng tồn kho để có đƣợc lƣợng tồn kho ở mức hợp lý. Vì vậy, việc thực hiện mục tiêu này sẽ giúp cải thiện đƣợc mục tiêu ngang cấp “Tiết
kiệm chi phí” và mục tiêu “Hoàn thành tốt những đơn đặt hàng đa dạng về chủng loại và kích cỡ” trong khía cạnh khách hàng.
- Mục tiêu thứ hai: “Kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào”
Mục tiêu “Kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào” sẽ giúp DN đảm bảo đƣợc cả khối lƣợng và chất lƣợng nguyên liệu nhập vào.
Để đạt đƣợc mục tiêu này, DNCB thủy sản Khánh Hòa cần có đội ngũ KCS thực thi nhiệm vụ kiểm tra giám sát nguồn nguyên liệu một cách chặt chẽ và hệ thống. DN cần phối hợp với các cơ quan chức năng và các nhà quản lý ngành thủy sản trong việc sử dụng biện pháp nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người cung cấp nguyên liệu (ngư dân, người nuôi trồng thủy sản, chủ vựa…).
Thực hiện đƣợc mục tiêu này, sẽ đảm bảo tốt chất lƣợng sản phẩm giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Không những thế, nếu thực hiện tốt việc kiểm soát về số lƣợng nguyên liệu đầu vào sẽ giúp các DN hạn chế đƣợc sự đình trệ sản xuất bởi sự thiếu hụt nguyên liệu, nhất là những mùa vụ khan hiếm nguyên liệu.
Chính vì thế, khi hoàn thành tốt mục tiêu “Kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào”, sẽ giúp cải thiện đƣợc việc thực hiện mục tiêu “Hoàn thành tốt những đơn đặt hàng đa dạng về chủng loại và kích cỡ” và “Quản lý tốt các quan hệ khách hàng”
trong khía cạnh khách hàng, bổ trợ cho mục tiêu đồng cấp “Tiết kiệm chi phí” đồng thời cải thiện cho việc thực hiện mục tiêu “Tăng lợi nhuận” của khía cạnh tài chính.
- Mục tiêu thứ ba: “Tiết kiệm chi phí”
Mục tiêu này nhấn mạnh đến việc giảm chi phí khi sản xuất sản phẩm bằng biện pháp thực hành tiết kiệm, tránh lãng phí. Hiện nay, tình trạng lãng phí đã và đang trở thành vấn nạn lớn trong mọi lĩnh vực kinh tế, trong đó có ngành chế biến thủy sản Khánh Hòa.
Để đạt đƣợc mục tiêu này các DNCB thủy sản Khánh Hòa cần rà soát lại tất cả các khâu từ sử dụng nguyên liệu, máy móc thiết bị, điện nước đến thời gian và nhân công…nhằm đánh giá khâu nào đang có sự lãng phí. Lãnh đạo DN cần có biện pháp nâng cao nhận thức của người lao động trong việc thực hiện Luật Thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí số 44/2013/QH13 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013).
Thực hiện đƣợc mục tiêu này, DNCB thủy sản Khánh Hòa sẽ giảm bớt đƣợc chi phí sản xuất, hạ thấp giá thành sản phẩm nhằm hỗ trợ cho mục tiêu “Tăng lợi nhuận” trong khía cạnh tài chính.
(4) Các mục tiêu trong khía cạnh Học hỏi và phát triển
Để thực hiện có hiệu quả chiến lược tập trung (Chiến lược hướng theo tiêu chuẩn khách hàng mục tiêu), trong khía cạnh Học hỏi và Phát triển, các DN cần thực hiện mục tiêu “Duy trì lực lƣợng lao động có kinh nghiệm và kỹ năng”.
Một thực trạng đáng tiếc đã và đang xảy ra là người lao động có tay nghề cao của ngành chế biến thủy sản không nhiều và có xu hướng chạy vào những khu công nghiệp lớn. Đối với các DNCB thủy sản Khánh Hòa hướng theo tiêu chuẩn khách hàng mục tiêu, là DN quy mô nhỏ và vừa thì việc thu hút và giữ chân những lao động có kinh nghiệm và kỹ năng cao quả thực khó khăn.
Để thực hiện mục tiêu “Duy trì lực lƣợng lao động có kinh nghiệm và kỹ năng” DN phải có kế hoạch tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công nhân; đồng thời phải đƣa ra những ƣu đãi hợp lý đối với những họ.
Việc thực hiện tốt mục tiêu “Duy trì lực lƣợng lao động có kinh nghiệm và kỹ năng” sẽ giúp DN hoàn thành hai mục tiêu “Kiểm soát tốt nguyên liệu đầu vào” và
“Tiết kiệm chi phí” của khía cạnh quy trình kinh doanh nội bộ.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Xác định chiến lƣợc phù hợp và xây dựng bản đồ chiến lƣợc là những công việc quan trọng trong quá trình xây dựng BSC. Chương 3 trình bày kết quả nghiên cứu khảo sát về đặc điểm và thực trạng sản xuất kinh doanh của các DNCB thủy sản Khánh Hòa; điều tra thực trạng xây dựng và triển khai chiến lƣợc tại các DNCB thủy sản Khánh Hòa; xác định các nhóm chiến lƣợc phù hợp của các DN và xây dựng khung bản đồ chiến lƣợc ứng với các nhóm chiến lƣợc.
Kết quả khảo sát cho thấy các DNCB thủy sản tỉnh Khánh Hòa có những đặc điểm nổi trội về nguồn nguyên liệu, về sản phẩm và về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Qua đó có thể nói rằng, các DNCB thủy sản Khánh Hòa có thế mạnh về thị trường xuất khẩu. Các mặt hàng của DNCB thủy sản Khánh Hòa có thể xuất sang 52 quốc gia trong đó có những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản. Về trình độ công nghệ, các DN CBTS trong tỉnh rất quan tâm và không ngừng hoàn thiện về chất lƣợng sản phẩm và công nghệ chế biến. Đến năm 2013 đã có 27 DN có code xuất hàng vào Châu Âu.Về tổ chức quản lý, việc các DN CBTS đã trải nghiệm phương pháp quản trị theo mục tiêu sẽ là những thuận lợi ban đầu để có thể thực hiện xây dựng và áp dụng BSC.
Qua nghiên cứu về thực trạng, tác giả nhận thấy rằng các DNCB thủy sản Khánh Hòa vẫn chƣa thực sự chú trọng đúng mức đối với việc xây dựng chiến lƣợc.
Tuy nhiên, các lãnh đạo DN đều cho rằng DN của họ đã có chiến lƣợc SXKD rõ ràng. Các chiến lƣợc của họ đều chủ yếu dựa trên kinh nghiệm lâu năm trong điều hành công tác quản lý. Một điều đáng chú ý là, chiến lƣợc SXKD của các DN không được lưu giữ dưới dạng văn bản và không được công khai cho các thành viên trong công ty do cho rằng chiến lƣợc là bí mật, sợ đối thủ cạnh canh nắm bắt đƣợc bí mật của DN mình. Mặc dù chƣa công khai chiến lƣợc, nhƣng các ý kiến đƣợc phỏng vấn đều cho rằng, lãnh đạo công ty rất ủng hộ quan điểm tìm kiếm cái mới và đang đi theo một chiến lƣợc cụ thể để giúp công ty phát triển. Thông qua các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với các quản trị viên cấp cao của 11 DNCB thủy sản điển
hình của Khánh Hòa, tác giả phát hiện rằng có 3 nhóm chiến lƣợc chủ đạo mà các DN này đang ưu tiên thực hiện hoặc đang hướng đến đó là: Chiến lược phát triển các sản phẩm có GTGT cao; Chiến lƣợc dẫn đầu về chi phí gia công quốc tế; Chiến lược hướng theo tiêu chuẩn khách hàng mục tiêu.
Dựa trên các nhóm chiến lƣợc, tác giả đi xây dựng các khung bản đồ chiến lƣợc trên cơ sở thu thập dữ liệu từ phỏng vấn và bảng câu hỏi điều tra. Dữ liệu thu đƣợc sẽ đƣợc phân tích qua phép phân tích SWOT và AHP để xác định các mục tiêu trong từng khía cạnh của BSC, phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các mục tiêu, từ đó xây dựng các khung bản đồ chiến lƣợc cho các nhóm chiến lƣợc. Các bản đồ chiến lƣợc diễn tả chiến lƣợc một cách trực quan nhằm mô tả chiến lƣợc, truyền đạt chiến lƣợc giữa lãnh đạo DN và nhân viên, giúp dễ dàng hiểu đƣợc chiến lƣợc, tạo tiền đề cho các bước tiếp theo khi xây dựng BSC. Mỗi DN cụ thể khác nhau sẽ có một bản đồ chiến lƣợc riêng cho họ tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh cụ thể và nguồn lực của họ. Tuy nhiên, khung bản đồ chiến lƣợc đƣợc xây dựng sẵn cho các DN CTBS Khánh Hòa là cơ sở tham khảo hiệu quả để các DN này giảm đƣợc công sức và chi phí xây dựng BSC. Đối với quá trình thiết kế BSC, nếu chiến lƣợc không rõ ràng và bản đồ chiến lược không đúng hướng, nó có thể là thách thức cản trở việc tạo ra GTGT cho công ty. Đây là một phần ý nghĩa lý luận về xây dựng BSC và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu này đối với các DN CBTS Khánh Hòa.
CHƯƠNG 4