CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.3. Phương pháp và kỹ thuật thu thập dữ liệu
2.3.3.1. Dữ liệu xây dựng bản đồ chiến lược và mô hình BSC
Việc thu thập dữ liệu sơ cấp đƣợc thực hiện thông qua hai cách: phỏng vấn sâu và điều tra bằng bảng câu hỏi. Hai cách thu thập dữ liệu này đƣợc tiến hành đối với các cán bộ lãnh đạo bao gồm giám đốc, phó giám đốc hoặc trưởng phòng kinh doanh của 11 DN đƣợc lựa chọn (Phụ lục 3) để khảo sát rõ: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các DN; sản phẩm và thị trường; các khía cạnh của thẻ điểm cân bằng; thăm dò về tầm nhìn chiến lƣợc, chiến lƣợc, thực thi chiến lƣợc tại các DN. Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện thông qua đối thoại trực tiếp bằng cách sử dụng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc (hoặc trao đổi qua email) để nghiên cứu định tính thăm dò quan điểm của lãnh đạo DN về các vấn đề nói trên nhằm mục đích đưa ra phương án xây dựng các bản đồ chiến lược cho các DNCB thủy sản Khánh Hòa. Việc phỏng vấn sâu còn có mục tiêu kiểm tra chéo các thông tin đã thu thập từ các DN và bổ sung các nhận định về tình hình xây dựng và thực hiện chiến lƣợc của các DNCB thủy sản Khánh Hòa. Bởi đa số các lãnh đạo DN không muốn công khai chiến lược, nên nhờ vào việc trao đổi trực tiếp này, hướng chiến lƣợc của các công ty trong các nhóm đƣợc chọn đã đƣợc làm sáng tỏ. Đây chính là cơ sở vững chắc cho việc xác định chiến lƣợc mà các công ty đang theo đuổi và thực thi. Bên cạnh đó, nhờ quá trình phỏng vấn sâu, tác giả đã tiến hành xây dựng bảng câu hỏi, điều tra thử và chỉnh sửa bảng câu hỏi để có đƣợc bảng câu hỏi chính thức phục vụ cho việc thu thập thông tin từ nhiều DN khác nữa .
Để khảo sát về các mục tiêu trong các khía cạnh tài chính, khách hàng, quy trình kinh doanh nội bộ và học hỏi & phát triển, tác giả sử dụng cách thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi điều tra sử dụng thang đo Likert 5 mức (xem phụ lục 1) để thăm dò mức độ quan trọng của các mục tiêu chiến lƣợc, các đặc điểm của DN,
điểm mạnh, điểm yếu, sản phẩm, thị trường, nguồn nguyên liệu. Với bảng câu hỏi, đáp viên dễ dàng trả lời hơn và sẵn sàng hợp tác hơn là phải trả lời bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp. Với thang đo Likert, thông tin định tính có thể lƣợng hóa đƣợc và dễ dàng xử lý bằng công cụ thống kê. Tám mươi bảng câu hỏi đến ban lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng kinh doanh) của 30 DNCB thủy sản trong tỉnh và thu lại đƣợc 48 bản trả lời của 25 doanh nghiệp. Tiếp theo, các bản trả lời này sẽ đƣợc sàng lọc và xử lý để đƣa ra thông tin thống nhất cho 25 DNCB thủy sản đã tham gia khảo sát. Việc sàng lọc này đƣợc thực hiện nhƣ sau: Nếu các phiếu trả lời đƣợc thu về từ các thành viên trong cùng một công ty có ý kiến mâu thuẫn nhau sẽ đƣợc phỏng vấn lại một lần nữa để có đƣợc thông tin cuối cùng. Dựa vào các dữ liệu này, thực trạng về xây dựng và thực thi chiến lƣợc sản xuất kinh doanh trong các DNCB thủy sản tỉnh Khánh Hòa sẽ đƣợc làm sáng tỏ. Dữ liệu thu đƣợc kết hợp với kết quả thu từ phỏng vấn sâu đƣợc làm cơ sở để phân tích SWOT các DN (phụ lục 7) và hỗ trợ cho quá trình xây dựng nên các nhóm chiến lƣợc cho các DN dựa vào sự phân loại các DN theo các đặc trƣng chiến lƣợc.
Ngoài các dữ liệu sơ cấp, các dữ liệu thứ cấp đƣợc thu thập từ các nguồn nhƣ:
Sở Nông nghiệp & phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa; Cục thống kê tỉnh; Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam; Cục Quản lý chất lƣợng Nông lâm sản và Thủy sản NAFIQAD và các website của các tổ chức và các công ty liên quan.
Trong nghiên cứu này, quá trình thu thập số liệu, xử lý số liệu và tiếp tục thu thập dữ liệu đƣợc tiến hành một cách tiếp diễn. Sau khi xác định đƣợc các nhóm chiến lƣợc và phân nhóm các công ty theo các nhóm chiến lƣợc, tác giả tiến hành khảo sát mục tiêu chiến lƣợc trong từng khía cạnh của BSC để có dữ liệu xây dựng bản đồ chiến lƣợc.
2.3.3.2. Dữ liệu xây dựng các chỉ số KPI
Xác định các KPI cho BSC là công việc phức tạp vì phải gạn lọc rất nhiều các chỉ số đo lường hoạt động để có được các chỉ số cốt lõi như đã đề cập ở lý thuyết của chương 2. Khi xây dựng KPI, nhóm dự án KPI được thành lập trong đó đứng đầu là giám đốc công ty nhằm phân tích tình hình thực tế của công ty trong đó có sự
phối hợp của người nghiên cứu để bàn bạc và thống nhất về chiến lược và bản đồ chiến lƣợc đã đƣợc đề xuất. Việc tạo lập nhóm dự án KPI nhƣ trên phục vụ cho việc thảo luận nhóm trọng tâm đƣợc thuận lợi và tạo sự thống nhất ý chí giữa lãnh đạo cấp cao và cấp trung trong việc ứng dụng BSC từ người đứng đầu DN đến các trưởng phòng ban. Nhiệm vụ kế tiếp đóng vai trò trọng tâm là xây dựng các chỉ số then chốt đánh giá thực hiện công việc (KPI) theo hướng tiếp cận BSC.
Khi áp dụng BSC, sự năng động và cương quyết trong đổi mới, sự cam kết thực hiện cho đến cùng của lãnh đạo DN đóng vai trò quan trọng nhất. Do vậy, đích thân lãnh đạo DN là người điều khiển thảo luận nhóm dưới sự tư vấn và hỗ trợ trước của người nghiên cứu. Người nghiên cứu vừa đóng vai trò người tham gia, vừa đóng vai trò người quan sát và chủ động tham gia vào quá trình thu thập dữ liệu. Có thể nói, người nghiên cứu vừa đóng vai trò người đứng bên trong, vừa đóng vai trò người đứng bên ngoài tổ chức được nghiên cứu để hiểu được thấu đáo và đảm bảo tính khách quan.
Về mặt kỹ thuật, các phương pháp chính được sử dụng để thu thập dữ liệu trong nghiên cứu của xây dựng hệ thống các chỉ số then chốt đánh giá hiệu quả hoạt động (KPIs) bao gồm:
- Phương pháp thảo luận nhóm trọng tâm
Thảo luận nhóm đƣợc thực hiện bằng cách trao đổi giữa lãnh đạo DN và các cán bộ quản lý trong nhóm dự án BSC và người nghiên cứu để tìm ra các KPI cho các khía cạnh của BSC. Danh sách các KPI ban đầu đƣợc tác giả đề xuất dựa trên các KPI thông dụng gợi ý từ các tài liệu tham khảo và chọn lọc theo đặc thù của các DN CBTS. Các KPI này đƣợc đem ra thảo luận sự phù hợp sau đó tiến hành phân tích và lựa chọn.
- Phương pháp b insto ming động n o
Phương pháp này sử dụng kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm để xác định được càng nhiều KPI ban đầu càng tốt. Người điều hành (nhóm trưởng BSC- KPI ) là lãnh đạo DN, người nghiên cứu đóng vai trò hỗ trợ điều hành và làm thư ký để ghi lại tất cả các ý kiến, quan điểm và đề xuất của từng thành viên trong nhóm về
các KPI ứng với các khía cạnh của BSC. Một số KPI mới theo đặc thù của DN đƣợc đề xuất thêm thông qua phương pháp này. (Xem Phụ lục 18).
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Mặc dù đã đƣợc sự hỗ trợ của một số lãnh đạo DN trong quá trình thực hiện nghiên cứu, việc thành lập nhóm và thảo luận nhóm nhiều lần khó có thể thực hiện được, do vậy phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để hỗ trợ và phân tích sâu hơn vấn đề nghiên cứu được thực hiện thường xuyên khi cần thiết. Trong quá trình xử lý kết quả nghiên cứu, một số vấn đề nảy sinh cũng nhƣ bản chất của vấn đề thể hiện thông qua kết quả phân tích cần đƣợc trao đổi thêm với lãnh đạo của DN để làm sáng tỏ. Người được phỏng vấn là giám đốc hoặc phó giám đốc của công ty, đôi khi là các trưởng phòng ban quan trọng có liên quan đến việc thực thi BSC sau này.
Khi áp dụng công cụ quản lý BSC, ý chí, sự sẵn sàng và hiểu biết của người lãnh đạo DN đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Do vậy, trao đổi trực tiếp với lãnh đạo DN để nắm bắt rõ đặc thù của DN, thống nhất về chiến lƣợc, thống nhất về các chỉ số KPI then chốt và mô tả rõ ràng hơn các KPI cũng như khả năng đo lường chúng nhằm áp dụng chúng một cách hiệu quả sau này.