Đặc trƣng về nguồn nguyên liệu cho DN CBTS tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho ngành chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 81 - 84)

CHƯƠNG 3. XÁC ĐỊNH CÁC NHÓM CHIẾN LƯỢC VÀ XÂY DỰNG

3.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DNCB THỦY SẢN KHÁNH HÒA

3.1.1. Đặc trƣng về nguồn nguyên liệu cho DN CBTS tỉnh Khánh Hòa

liệu. Nguyên liệu đầu vào cho các DNCB thủy sản là các loại tôm hùm (là một trong những sản phẩm thủy sản đã và đang là thế mạnh cho xuất khẩu thủy sản tỉnh nhà), tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, tôm sắt...; các loại cá biển nhƣ cá mú, cá hồng, cá thu, cá chim, cá bớp, cá ngừ đại dương...; các loài nhuyễn thể chân đầu và nhuyễn thể hai mảnh vỏ. Chúng có những đặc trƣng riêng biệt, đó là tính mùa vụ, đặc tính mau hƣ hỏng, ƣơn thối [19] và đặc trƣng về nguồn cung cấp.

(1) ặc trưng về mùa vụ

Mùa vụ cung cấp nguyên liệu cho các DNCB thủy sản chủ yếu phụ thuộc vào mùa vụ khai thác thủy sản. Khai thác thủy sản thường chia làm hai mùa vụ: mùa chính từ tháng 4 đến tháng 9 (có sản lƣợng cao) và mùa phụ từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau (sản lƣợng thấp). Vì vậy, trong mùa vụ chính (Quí 2 và Quí 3), nguồn nguyên liệu dồi dào đòi hỏi nhà máy phải làm hết công suất, công nhân phải làm việc tăng ca và tăng khối lƣợng sản phẩm. Ngƣợc lại, từ quý 4 năm nay cho tới quý 1 năm sau đƣợc xem là thời điểm khan hiếm nguyên liệu của DN. Thời gian này, DN nào duy trì hoạt động ở mức 70% công suất đã đƣợc xem là cao nhất, còn lại thì chỉ đạt trên dưới 50% công suất, thậm chí phải chấp nhận cảnh ngưng sản xuất vì không có nguyên liệu. Đặc trưng về mùa vụ của nguyên liệu có ảnh hưởng xấu đến sự duy trì tính liên tục và ổn định trong sản xuất của các DNCB thủy sản.

(2) ặc trưng về tính mau ươn, chóng hỏng và sự đa dạng kích thước Nguyên liệu thủy sản là sản phẩm mau ƣơn, chóng hỏng do chúng thuộc loại động vật bậc thấp, cấu trúc cơ thịt của chúng không săn chắc. Đặc điểm này có ý nghĩa quan trọng là giúp cho quá trình tiêu hóa tốt hơn, làm tăng giá trị thực phẩm của các sản phẩm thủy sản nhƣng gây khó khăn trong việc bảo quản chúng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian giữ độ tươi tốt nhất cho nguyên liệu thủy sản là trong vòng từ 10 đến 20 ngày kể từ khi đƣa chúng lên tàu.

Ngoài ra, nguyên liệu thủy sản còn có tính đa dạng về kích thước được thể hiện qua số lƣợng con trên một đơn vị khối lƣợng. Do đặc điểm này mà giá của

nguyên liệu thủy sản cùng chủng loại có sự dao động rất lớn tùy thuộc vào độ tươi và kích cỡ của chúng.

(3) ặc trưng về nguồn cung ứng nguyên liệu

Đối với lĩnh vực chế biến nói chung và chế biến thủy sản nói riêng thì việc cung ứng nguyên liệu cho DN sản xuất ổn định là hết sức quan trọng. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, đa số các DNCB thủy sản Khánh Hòa đều ƣu tiên cho sự lựa chọn thu mua nguyên liệu từ các đại lý thu mua nguyên liệu thủy sản (xem phụ lục 6).

Theo kết quả trao đổi trong phỏng vấn chuyên sâu, lý do mà các DNCB thủy sản ưu tiên theo hướng này là vì:

+ Các đại lý thu mua thủy sản áp dụng phương thức cho các DNCB thủy sản mua chịu nguyên liệu. Theo phương thức này các DNCB thủy sản được hưởng lợi là tiết kiệm được nguồn vốn lưu động của mình khá lớn (số tiền thu mua nguyên liệu có thể lên tới 1 - 2 tỉ đồng/ngày). Ngoài ra, phương thức này còn giúp các DNCB giảm bớt được rủi ro nếu trường hợp phát hiện ra nguồn nguyên liệu có vấn đề trong quá trình thu nhận và lỗi không thuộc về quá trình chế biến của các DNCB.

Không những thế, các DNCB thủy sản sẽ có thêm lợi thế trong việc đề cập tới những yêu cầu về xuất xứ nguồn gốc của nguyên liệu.

+ Do nguyên liệu thủy sản có đặc điểm mau ƣơn chóng hỏng, nên các ngƣ dân thường muốn bán hết toàn bộ sản lượng đánh bắt cho người trả giá hợp lý và tiếp cận với họ sớm nhất. Về điểm này, các đại lý thu mua nhanh nhạy thông tin hơn hẳn so với các DNCB. Việc mua hết toàn bộ chủng loại sản phẩm trên tàu ngƣ dân cũng là một khó khăn không nhỏ đối với DNCB (vì có thể không phù hợp với yêu cầu thu mua). Trong khi đó các đại lý lại có thể thu mua tất cả các loại sản phẩm từ các tàu để phục vụ cho các nhu cầu đa dạng sản phẩm của các DN khác nhau. Đặc biệt, ngư dân chỉ bán cho các đại lý vì giữa họ có nhiều mối ràng buộc từ trước, chẳng hạn như ngư dân đã ứng tiền hoặc ứng trước vật tư (xăng dầu, đá…) từ các chủ nậu này.

+ Sự sẵn sàng đáp ứng nguyên liệu thủy sản cả về số lƣợng và chất lƣợng của các đại lý thu mua cũng là lợi thế hơn hẳn so với các tàu ngƣ dân.

+ Sự sẵn sàng đáp ứng về các phương tiện giao nhận và phương tiện bảo quản nguyên liệu cũng là một lợi thế hơn hẳn của các đại lý thu mua so với ngƣ dân hay người nuôi thủy sản.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống thẻ điểm cân bằng cho ngành chế biến thủy sản tỉnh khánh hòa (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)