Chế độ trả lương tối thiểu trong các khu vực kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị lao động tiền lương (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 28 - 31)

Chương II Các chế độ tiền lương

2. Chế độ trả lương tối thiểu trong các khu vực kinh tế

Mức tiền lương tối thiểu chung có thể được sử dụng để trả công cho người lao động làm công việc việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường được Chính phủ quy định tại Nghị định số 203/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 và điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu theo Nghị định số 118/2005/NĐ- CP.

Tuy nhiên, trên thực tế, tuỳ thuộc vào thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, mức tiền lương được trả cho lao động giản đơn có thể cao hơn mức tiền lương tối thiểu chung.

Cụ thể về chế độ trả lương tối thiểu chung trong hai Nghị định là:

- Mức tiền lương tối thiểu chung là 290.000 đồng/tháng được thực hiện từ ngày 01/10/2004 và đến 01/10/2005 được thay thế bằng mức lương tối thiểu

350.000 đồng/tháng theo Nghị định 118/2005/NĐ- CP.

- Mức tiền lương tối thiểu chung quy định tại Nghị định này dùng làm căn cứ tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương trong khu vực Nhà nước; tính các mức lương ghi trong hợp đồng lao động đối với doanh nghiệp tự mình xây dựng thang lương, bảng lương theo qui định của pháp luật lao động và thực hiện một số chế độ khác cho người lao động theo qui định của pháp luật.

- Mức lương tối thiểu chung qui định tại khoản 2, Điều 1 Nghị định này còn được áp dụng để tính khoản trợ cấp thôi việc cho số năm làm việc từ 2003 trở đi đối với lao động dôi dư theo Nghị định 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước và lao động dôi dư do quá trình hoàn thiện cơ cấu chức năng nhiệm vụ và bộ máy của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp theo Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ.

- Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức tiền lương tối thiểu chung để tính đơn giá tiền lương áp dụng trong các công ty hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước thực hiện theo qui định của Chính phủ, tuỳ thuộc vào năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

- Hệ số điều chỉnh tăng thêm tiền lương tối thiểu không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thực hiện một số chế độ khác theo qui định của pháp luật.

- Các công ty, doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; các hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và tổ chức khác có thuê mướn lao động được quyền định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu chung qui định tại Nghị định này.

1.2. Tiền lương tối thiểu để trả công lao động trong doanh nghiệp Nhà nước

Theo Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ qui định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty Nhà nước và Thông tư số 07/2005/TT- BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ LĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định này của Chính phủ thì:

- Các doanh nghiệp Nhà nước áp dụng mức lương tối thiểu chung nhưng còn được sử dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức lương tối thiểu chung.

Hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu chung và mức tiền lương tối thiểu này dùng làm cơ sở tính đơn giá tiền lương (TLmin dn = TLmin chung x (1+k), trong đó k < hoặc = 2);

- Mức tiền lương tối thiểu chung theo qui định tại điều 1, Nghị định số 118/2005/NĐ-CP là 350.000 đồng/tháng;

- Hệ số điều chỉnh tăng thêm so với mức tiền lương tối thiểu chung do công ty lựa chọn cụ thể nhưng phải đảm bảo đủ các điều kiện:

+ Nộp ngân sách Nhà nước theo qui định của các luật thuế và văn bản hướng dẫn thực hiện;

+ Mức tăng (theo tỷ lệ %) tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng (theo tỷ lệ %) năng suất lao động bình quân. Phương pháp tính mức tăng tiền lương bình quân và mức tăng năng suất lao động bình quân theo qui định của Bộ LĐTBXH (Thông tư số 09/2005/TT- LĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).

+ Công ty hoạt động phải có lợi nhuận, lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề, trừ trường hợp đặc biệt như:

trường hợp Nhà nước có quyết định can thiệp để bình ổn thị trường; tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư mới.

Các doanh nghiệp Nhà nước tuỳ thuộc vào tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tính toán, lựa chọn mức tiền lương tối thiểu áp dụng cho từng thời kỳ nhất định trên cơ sở tuuân thủ các qui định trên của Nhà nước.

1.3. Tiền lương tối thiểu để trả công lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) và các tổ chức đại diện nước ngoài

Mức lương tối thiểu áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo Nghị định 03/NĐ- CP ngày 6/1/2006 của Chính phủ gồm 3 mức:

+ Mức 1: Các quận Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh: 870.000 đồng/tháng;

+ Mức 2: Các huyện của Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các quận Hải Phòng, Hạ Long, Biên Hoà, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bấn Cát, Tân Uyên của tỉnh Bình Dương: 790 nghìn đồng/tháng;

+ Mức 3: Các huyện, tỉnh, thành phố còn lại: 710.000 đồng/tháng.

Nghị định 03/NĐ- CP còn qui định căn cứ vào năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền định mức lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị lao động tiền lương (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(325 trang)