Chương II Các chế độ tiền lương
T. T Chức năng lao động Bậc phức
III. Chế độ tiền lương chức vụ
5. Các yếu tố cấu thành chế độ tiền lương chức vụ
1.1. Chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức
1.1.4. Phương pháp xây dựng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức,
a. Xác định chức danh phải xây dựng tiêu chuẩn - Xây dựng chức danh gốc:
Chức danh gốc do Nhà nước xây dựng và ban hành, được hình thành trên cơ sở của sự phân loại viên chức theo phân công lao động.
Bất cứ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào cũng có 3 loại viên chức, đó là:
+ Lãnh đạo;
+ Chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Thừa hành, phục vụ.
Phương pháp xây dựng chức danh gốc được tiến hành theo cách điều tra tổng hợp về tình hình đặc điểm của sự phát triển ngành nghề, vị trí của ngành nghề... để xây dựng các chức danh có tính chung nhất. Do đó, bản chức danh gốc mang tính chất là bản danh mục các chức vụ gốc, cơ quan doanh nghiệp dựa vào đó để xây dựng chức danh đầy đủ.
- Xây dựng chức danh đầy đủ và tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức:
Khác với xây dựng chức danh gốc, việc xây dựng chức danh đầy đủ phải xuất phát từ nội dung cụ thể của công việc và chức trách nhiệm vụ mà viên chức được giao. Do đó, chức danh đầy đủ của viên chức chỉ có thể xây dựng và được xác nhận khi đã xác định rõ được nội dung, tính chất của công việc.
b. Trình tự chung xây dựng chức danh đầy đủ và tiêu chuẩn nghiệp vụ
Việc xây dựng chức danh đầy đủ và tiêu chuẩn nghiệp vụ của viên chức là xác định chức trách nhiệm vụ của viên chức trong tổ chức. Viên chức là “tế bào” của tổ chức. Mối quan hệ giữa viên chức và tổ chức là mối quan hệ hữu cơ. Xác định chức năng, nhiệm vụ của viên chức phải xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và nhiệm vụ của họ phải được cụ thể hoá bằng các nội dung công việc có tính chất thường xuyên của bộ máy. Trên cơ sở xác định rõ nội dung lao động sẽ xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ để pháp chế hoá chức trách, nhiệm vụ, xác định quyền hạn, trách nhiệm và những điều kiện cần phải có để viên chức hoàn thành nhiệm vụ.
Trình tự tiến hành xây dựng chức danh đầy đủ và tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức gồm 4 bước theo sơ đồ sau:
Error: Reference source not found
Bước 1: Rà soát chức năng nhiệm vụ:
Chức năng, nhiệm vụ của một tổ chức đều đã được quy định bằng văn bản pháp lý. Đó là các Nghị định, Quyết định, Điều lệ thành lập tổ chức đã được các cấp Nhà nước ban hành.
Việc khảo sát, rà soát lại chức năng, nhiệm vụ phải căn cứ vào các văn bản pháp quy đã có. Quá trình rà soát làm rõ chức năng, nhiệm vụ đã được quy định, có thể đề xuất, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ. Những vấn đề vướng mắc (chưa rõ hoặc trùng lặp chức năng, nhiệm vụ giữa các ngành) cần kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên để trình Chính phủ, cơ quan chức năng xem xét, quyết định.
Bước 2: Khảo sát, soát xét nội dung các công việc và điều tra thực trạng đội ngũ công chức, viên chức.
Rà xét chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của bộ máy
- Rà xét nội dung công việc
- Điều tra thực trạng CNVC
- Phân tích;
- Sắp xếp công việc;
- Xác định chức danh đầy đủ
Xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ
Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của toàn ngành và chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong hệ thống tổ chức, mỗi đơn vị cần tiến hành rà soát, xem xét có bao nhiêu lĩnh vực và nhiệm vụ lớn mà mình phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ qui định. Mỗi lĩnh vực, mỗi nhiệm vụ lớn cần xác định có bao nhiêu phần việc, mỗi phần việc có bao nhiêu nội dung công việc cụ thể, để từ đó phân chia cho các chức danh viên chức đảm nhận.
Đi đôi với việc khảo sát, phân tích khoa học các nội dung công việc của từng lĩnh vực cần phải tiến hành điều tra thực trạng hoạt động của bộ máy để xem xét thực tế các viên chức đang làm những công việc cụ thể gì? mức độ đảm nhận công việc, sự phối hợp với các đơn vị khác liên quan. Đồng thời lấy ý kiến tham gia của viên chức về việc nên thêm hoặc bớt công việc gì.
Việc khảo sát các nội dung công việc của từng viên chức được tiến hành thông qua phiếu điều tra đối với từng viên chức trên cơ sở từng viên chức tự khai các nội dung công việc hiện đang đảm nhiệm với chức trách được phân công. Cụ thể, trong phiếu phải có các nội dung như: lĩnh vực nào đang làm, các công việc cụ thể, mức độ các công việc đã làm (đã làm, chưa làm do quá tải công việc, chưa làm do không được giao, công việc trùng, các mối quan hệ công tác khi làm các công việc...). Thông qua phiếu điều tra, tiến hành tổng hợp và so sánh với việc khảo sát chức năng nhiệm vụ để bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Sau khi khảo sát, điều tra thực trạng đội ngũ viên chức cần tiến hành điều chỉnh và lập bảng tổng hợp các nội dung công việc của từng lĩnh vực theo sự sắp xếp tối ưu của bộ máy. Sau đó tiến hành tổ chức hội thảo để xác định rõ giới hạn của từng công việc, tránh trùng lặp giữa các bộ phận trong đơn vị. Sau khi hội thảo cần điều chỉnh nội dung công việc giữa các bộ phận để làm cơ sở cho việc phân tích, sắp xếp và hình thành chức danh đầy đủ của đơn vị.
Bước 3: Phân tích tính chất từng công việc, sắp xếp hợp lý các công việc và xây dựng chức danh đầy đủ.
Dựa theo bảng tổng hợp các nội dung công việc đã được xác định của bộ máy, tiến hành phân tích tính chất và mối quan hệ của từng công việc.
Việc phân tích tính chất từng công việc nhằm phục vụ cho sự sắp xếp hợp
lý những công việc có cùng độ phức tạp, cùng cấp trình độ, cùng loại chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ để hình thành chức danh đầy đủ.
Khi phân tích tính chất từng công việc cần đánh giá về đặc trưng về mức độ phức tạp của công việc; trình độ yêu cầu của từng công việc, từng phạm vi chức trách theo từng loại viên chức và thâm niên đặc biệt cần có… Phương pháp phân tích có thể dùng là phương pháp chuyên gia hoặc phương pháp cho điểm.
Thông qua phân tích về tính chất phức tạp và trình độ chuyên môn yêu cầu sẽ giúp đưa ra kết luận công việc đó thuộc loại viên chức gì, cấp độ nào đảm nhiệm. Trên cơ sở đó sắp xếp hợp lý các công việc dựa theo nội dung lao động và sự phân chia về ngành nghề cụ thể thuộc lĩnh vực đó để xác định nội dung đầy đủ của chức danh.
Cuối cùng lập lại bảng tổng hợp các chức danh có nội dung công việc cụ thể và vị trí phân công trong bộ máy.
Bước 4: Xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức.
Trong bước 4 thực hiện các công việc sau đây:
- Qui định chức trách nhiệm vụ đối với từng chức danh;
- Qui định những nhu cầu về kiến thức của từng chức danh;
- Qui định phần yêu cầu trình độ đối với từng chức danh.
Ví dụ: Tiêu chuẩn viên chức chuyên môn, nghiệp vụ của Tổng công ty mía đường II - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Ngạch: Cán sự lao động - tiền lương.
a. Chức trách
Là viên chức chuyên môn nghiệp vụ, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ có mức độ ít phức tạp trong lĩnh vực lao động - tiền lương.
Nhiệm vụ cụ thể:
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện công việc được giao.
- Tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện công việc được giao theo quy định.
- Quản lý, lưu trữ hỗ sơ, tài liệu quy định.
- Chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của viên chức lao động - tiền lương ngạch cao
hơn và phối hợp với các viên chức khác để thực hiện các nhiệm vụ theo đúng chức trách.
b. Hiểu biết
- Hiểu được các văn bản phát luật trong lĩnh vực lao động tiền lương và các văn bản pháp quy khác có liên quan.
- Nắm được các kiến thức cơ bản về lĩnh vực lao động - tiền lương.
- Hiểu được thực tiễn công tác lao động tiền lương và các thủ tục hành chính trong đơn vị .
- Hiểu biết đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, tổ chức quản lý của đơn vị.
c. Làm được
- Thực hiện được các công tác chuyên môn nghiệp vụ theo đúng chức trách.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện tốt các quy định, chế độ, các phương án, kế hoạch, nội dung của công tác lao động - tiền lương theo đúng qui định của Nhà nước và của đơn vị.
- Tham gia xây dựng định mức, định biên lao động.
- Thực hiện các thủ tục trong việc giải quyết các chế độ chính sách đối với người lao động theo đúng các quy định của Nhà nước và của đơn vị.
d. Yêu cầu trình độ
- Có trình độ trung cấp nghiệp vụ lao động - tiền lương.
Sau khi xây dựng toàn bộ các tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức cần tổng hợp và cân đối tiêu chuẩn giữa các chức danh để đảm bảo tính hợp lý và tổ chức lấy ý kiến trong các cơ quan, doanh nghiệp để hoàn thiện tiêu chuẩn.