Chương VI Các hình thức trả lương
II. Các hình thức trả lương theo sản phẩm
1. Hình thức trả lương sản phẩm trực tiếp cho cá nhân
Hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân là trả lương cho người lao động căn cứ trực tiếp vào số lượng, chất lượng sản phẩm (hay chi tiết sản phẩm) mà người lao động làm ra.
Chế độ này được áp dụng đối với những người trực tiếp sản xuất, kinh doanh trong các đơn vị kinh tế mà quá trình lao động của họ mang tính độc lập
tương đối, công việc có thể định mức lao động và kiểm tra nghiệm thu sản phẩm một cách cụ thể, riêng biệt. Tiền lương của họ do chính năng suất lao động cá nhân quyết định và tính theo công thức:
TLspi = ĐG x Qi
Trong đó:
+ TLspi: Tiền lương sản phẩm của công nhân i;
+ Qi : Sản lượng (hoặc doanh thu) của công nhân i trong một thời gian xác định (tháng, ngày...);
Đơn giá trong chế độ lương này trả cố định và có thể áp dụng công thức:
ĐG = (LCBCV + PC)MTG
Hoặc:
SL CBCV
M PC G L
§
Trong đó:
+ ĐG : Đơn giá tiền lương trả cho một sản phẩm.
+ LCBCV : Lương cấp bậc công việc của công nhân trong kỳ (tháng, ngày).
+ PC: Phụ cấp lương được tính trong đơn giá.
+ MTG : Mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm.
+ MSL: Mức sản lượng của công nhân trong kỳ.
Ví dụ:
Một công nhân (dược phẩm nhóm III thang lương 7 bậc) bậc 3/7 được phân làm công việc bậc 4/7. Hệ số lương bậc 3/7 là 2,56; hệ số lương bậc 4/7 là 3,01. Mức sản lượng là 6 sản phẩm/ca. Hãy xác định đơn giá và tiền lương sản phẩm cho công nhân này? Biết rằng: Doanh nghiệp có phụ cấp khu vực hệ số 0,1; MLmin = 350000 đồng/tháng; áp dụng chế độ làm việc 26 ngày/tháng;
trong tháng người công nhân này đạt được 130 sản phẩm.
áp dụng công thức:
SL CBCV
M PC G L
§
3,01 x 350000 + 0,1 x 350000
ĐG = = 6977,5641 (đồng /sản phẩm)
26 x 6 Và tiền lương sản phẩm là:
TLsp = ĐG x Q = 6977,5641 x 130 = 907.083 đồng/ tháng
Ưu, nhược điểm của chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân như sau:
Ưu điểm: Chế độ trả lương này đơn giản, dễ hiểu, dễ tính, công nhân có thể tự tính được số tiền lương của mình; gắn được tiền lương với kết quả lao động, năng suất, chất lượng lao động cá nhân. Từ đó khuyến khích công nhân phấn đấu tăng năng suất lao động.
Nhược điểm: Nếu thiếu những qui định chặt chẽ, hợp lý, công nhân sẽ ít quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên vật liệu, coi nhẹ việc tiết kiệm chi phí sản xuất, ít quan tâm đến việc bảo quản máy móc, thiết bị. Trong một số trường hợp, công nhân chỉ quan tâm đến số lượng mà ít chú ý đến chất lượng sản phẩm.
2. Hình thức trả lương theo sản phẩm tập thể (tổ , đội, nhóm...)
Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể là chế độ trả lương căn cứ vào số lượng sản phẩm hay công việc do một tập thể công nhân đã hoàn thành và đơn giá tiền lương của một đơn vị sản phẩm hay một đơn vị công việc trả cho tập thể.
Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể được áp dụng đối với những công việc hay sản phẩm do đặc điểm về tính chất công việc (hay sản phẩm) không thể tách riêng từng chi tiết, từng phần việc để giao cho từng người mà phải có sự phối hợp của một nhóm công nhân cùng thực hiện.
Để tính lương cho người lao động cần tiến hành 2 bước sau đây:
Bước 1: Tính đơn giá tiền lương và tiền lương cho tập thể:
Công thức tính đơn giá:
SL n
1
i CBCV
tt M
) PC L
( G
§
Hoặc:
TG n
1
i CBCV
tt (L PC)xM
G
§
Trong đó:
+ ĐG tt : Đơn giá tiền lương sản phẩm trả cho tập thể.
+
n
1
i (LCBCV PC): Tổng số tiền lương và phụ cấp tính theo cấp bậc công việc của cả tổ.
+ n : Số công nhân trong tổ.
+ MSL : Mức sản lượng của cả tổ.
+ M TG : Mức thời gian của tổ.
Tiền lương sản phẩm của tập thể tính theo công thức:
TLsptt = ĐGtt x Qtt
Trong đó: Qtt là sản lượng (hoặc doanh thu đạt được của tổ, đội).
Ví dụ 1:
Để sản xuất sản phẩm A. Thành phần công nhân theo yêu cầu là:
+ Một thợ bậc 4/7 hệ số lương 3,01;
+ Một thợ bậc 3/7 hệ số lương là 2,56;
Biết sản lượng qua nghiệm thu đạt 150 sản phẩm và mức sản lượng giao là 4 sản phẩm/ ca. Hãy tính đơn giá và tiền lương sản phẩm tập thể? Biết rằng doanh nghiệp làm việc 26 ngày công chế độ / tháng.
Ta có :
SL n
1
i CBCV
tt M
) PC L
( G
§
350000 x 3,01 + 350000 x2,56
ĐGtt = = 18173,0769 (đồng/ sản phẩm)
26 x 4
Và tiền lương sản phẩm tập thể là:
TL sptt = ĐGtt x Qtt = 18173,0769 x 150 = 2.725.961, 5 đồng
Bước 2: Tính lương cho từng người:
Sau khi xác định được tiền lương sản phẩm tập thể có thể áp dụng các phương pháp khác nhau để chia lương sản phẩm tập thể cho từng công nhân.
Dưới đây xin giới thiệu 3 phương pháp chia lương sản phẩm tập thể cho từng người lao động.
a. Phương pháp dùng hệ số điều chỉnh
áp dụng phương pháp hệ số điều chỉnh chia lương cho từng công nhân tiến hành theo 3 bước sau:
Bước 1: Tính tiền lương thời gian thực tế của từng công nhân:
TLtg thực tếCNi = MLtgCNi x TLVTT CNi
Trong đó:
TLtg thực tếCNi: Là tiền lương thực tế của công nhân i.
MLtgCNi: Là mức lương thời gian của công nhân i.
TLVTTCNi :Là thời gian làm việc thực tế của công nhân i.
Bước 2: Tính hệ số điều chỉnh (Hđc).
Hđc =
n
i 1
TLsptt
n
i 1
TLtgtt
Trong đó:
+ Hđc : Hệ số điều chỉnh +
n i 1
TLsptt : Tổng tiền lương sản phẩm của tổ, nhóm +
n
i 1 TLtgtt : Tổng tiền lương thời gian của tổ, nhóm Bước 3: Tính TLsp cho từng công nhân.
TLspCNi = Hđc x TLtg thực tếCNi
Ví dụ 2: (tiếp ví dụ 1)
Hãy chia lương sản phẩm tập thể cho từng công nhân theo phương pháp hệ
số điều chỉnh. Biết rằng: Để sản xuất ra 150 sản phẩm thực tế có 2 công nhân làm việc cùng nhau trong 20 ngày. ML ngày của thợ bậc 4/7 là 33573 đồng/ngày, ML ngày của thợ bậc 3/7 là 28553 đồng/ngày.
Bước 1: Tính TLtg thực tế của từng công nhân.
Công nhân bậc 4/7: 33573 x 20 = 671460 đồng Công nhân bậc 3/7: 28553 x 20 = 571060 đồng Cộng: 1242520 đồng Bước 2: Tính hệ số điều chỉnh:
2725961,5
Hđc = = 2,193897 1242520
Bước 3: Tính TLsp cho từng công nhân.
Tiền lương sản phẩm của:
Công nhân bậc 4/7 là: 671460 x 2,193897 = 1.473.114 đồng Công nhân bậc 3/7 là: 571060 x 2,193897 = 1.252.846 đồng b. Phương pháp dùng thời gian hệ số
Để tiến hành chia lương sản phẩm tập thể ta tiến hành theo 3 bước sau:
Bước 1: Tính thời gian làm việc thực tế quy đổi của từng công nhân (hoặc là thời gian hệ số của từng công nhân):
Tqđ CNi = HLCBCNi x TLVTT CNi
Trong đó:
+ Tqđ CNi : Thời gian làm việc thực tế quy đổi của công nhân i;
+ HLCBCNi : Hệ số lương cấp bậc của công nhân i;
+ TLVTT CNi : Thời gian làm việc thực tế của công nhân i.
Bước 2: Tính lương sản phẩm cho 1 đơn vị thời gian qui đổi:
TL1tghs =
n
i 1
TLsptt
n i 1
Tqđi
Trong đó:
+ TL1tghs : Tiền lương của 1 đơn vị thời gian qui đổi (thời gian hệ số);
+
n
i 1 TLsptt : Tổng tiền lương sản phẩm của tổ, nhóm;
+
n i 1
T qđi : Tổng thời gian qui đổi (hệ số) của tổ, nhóm.
Bước 3: Tính TLsp cho từng công nhân:
TLspCNi = TLsp/ 1đơn vị Tqđ x TqđCNi
Ví dụ 3: (tiếp ví dụ 1)
Hãy chia lương sản phẩm tập thể cho từng công nhân theo phương pháp thời gian hệ số? Biết rằng: Để sản xuất ra 150 sản phẩm thực tế có 2 công nhân làm việc cùng nhau trong 20 ngày. Hệ số lương bậc 4/7 là 3,01; hệ số lương bậc 3/7 là 2,56.
Bước 1: Tính đổi thời gian làm việc thực tế của từng công nhân về đơn vị thời gian qui đổi chung.
Tqđ của công nhân bậc 4/7: 20 x 3,01 = 60,2 Tqđ của công nhân bậc 3/7: 20 x 2,56 = 51,2 Cộng: 111,4 Bước 2: Tính TLsp cho 1 đơn vị thời gian qui đổi:
2.725.961,5 :111,4 = 24.470,0314 (đồng) Bước 3: Tính TLsp cho từng cá nhân .
TLsp của thợ 4/6: 24470,0314 x 60,2 = 1.473.095 đồng TLsp của thợ 3/6: 24470,0314 x 51,2 = 1.252.865 đồng c. Phương pháp chia lương theo bình điểm và hệ số lương
Thực chất của phương pháp này là căn cứ vào năng suất, kết quả lao động của mỗi người lao động, những người có trách nhiệm sẽ tiến hành bình bầu và cho điểm dùng để trả lương. Trình tự tiến hành phương pháp này như sau:
Bước 1: Quy đổi điểm được bình bầu của từng công nhân:
Đqđcni = Đđbcni x HLCBCNi
Trong đó:
+ Đqđcni : Điểm quy đổi của công nhân i + Đđbcni : Điểm được bình của công nhân i
+ HLCBCNi : Hệ số lương cấp bậc của công nhân i
Bước 2: Tính tiền lương sản phẩm cho 1 điểm quy đổi
TLsp1đ =
n
i 1
TLsptt
n
i 1
Đqđcni
Trong đó:
+ TLsp1đ : Tiền lương của 1 điểm quy đổi +
n
i 1 TLsptt : Tổng tiền lương sản phẩm của tổ, nhóm +
n i 1
Đqđcni : Tổng điểm quy đổi của tổ, nhóm
Bước 3: Tính tiền lương sản phẩm của từng công nhân TLspcni = TLsp1đ x Đqđcni
Trong đó:
+ TLspcni : Tiền lương sản phẩm của công nhân i + TLsp1đ : Tiền lương của 1 điểm quy đổi
+ Đqđcni : Điểm quy đổi của công nhân i Ví dụ 4: (tiếp ví dụ 1)
Hãy chia lương sản phẩm tập thể cho từng công nhân theo phương pháp bình điểm và hệ số lương. Biết rằng: Để sản xuất ra 150 sản phẩm thực tế có 2 công nhân. Số điểm được bình của từng công nhân như sau: công nhân bậc 4/7 là 125 điểm; công nhân bậc 3/7 là 117,5 điểm.
Bước 1: Tính điểm quy đổi của từng công nhân.
Công nhân bậc 4/7: 125 x 3,01 = 376,25 Công nhân bậc 3/6: 117,5 x 2,56 = 300,8
Cộng: 677,05
Bước 2: Tính tiền lương sản phẩm cho 1 điểm quy đổi:
2725961,5
TLsp1đ = = 4026,2336 đồng/ điểm 677,05
Bước 3: Tính TLsp cho từng công nhân.
TLsp công nhân 4/7 = 4026,2336 x 376,25 = 1.514.870 đồng TLsp công nhân 3/7 = 4026,2336 x 300,8 = 1.211.091 đồng
Mức độ chính xác của phương pháp chia lương này phụ thuộc rất lớn vào số điểm được bình bầu của mỗi công nhân. Điểm được bình bầu của mỗi công nhân dựa trên hệ thống tiêu chí mà doanh nghiệp quy định.
Ưu nhược điểm của chế độ trả lương sản phẩm tập thể như sau:
Ưu điểm: Có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và phối hợp có hiệu quả giữa các công nhân làm việc trong tổ, nhóm để cả tổ, nhóm làm việc hiệu quả hơn; khuyến khích các tổ, nhóm lao động làm việc theo mô hình tổ chức lao động tự quản.
Nhược điểm: Nếu việc phân phối tiền lương của nhóm không chính xác có thể sẽ gây mất đoàn kết nội bộ làm giảm động lực lao động.