Phụ cấp thâm niên vượt khung

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị lao động tiền lương (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 104 - 108)

III. Các chế độ phụ cấp lương do Nhà nước quy định

1. Phụ cấp thâm niên vượt khung

Phụ cấp thâm niên vượt khung là khoản tiền dùng để trả cho cán bộ, công chức, viên chức đã được xếp bậc lương cuối cùng của ngạch lương hoặc chức danh chuyên môn nghiệp vụ hiện giữ, đã có đủ điều kiện thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nhằm tạo động lực và khuyến khích người lao động tiếp tục công tác với hiệu quả công việc cao.

Về thực chất, chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung được sử dụng để thay thế cho việc phải xây dựng quá nhiều bậc lương trong một bảng lương, nhằm đơn giản hoá hệ thống lương. Thực tế cho thấy rằng, dù quy định các bảng lương gồm nhiều bậc, có thể do những thành tích rất xuất sắc trong quá trình công tác, hoặc do thay đổi quy định về thời hạn nâng lương, hoặc do quy định

lại độ tuổi nghỉ hưu, ... người lao động sẽ đạt được bậc lương cuối cùng trong khi thời gian công tác vẫn còn dài. Bằng việc quy định chế độ phụ cấp này, các hạn chế trên sẽ bị loại bỏ và đối với người lao động, thay vì được nâng bậc lương, người lao động sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

Chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đã từng được quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức trước cải cách tiền lương năm 1993. Đến cải cách tiền lương năm 1993, chế độ này bị bãi bỏ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hệ thống lương theo quy định tại cải cách tiền lương năm 1993, thực tế đã cho thấy một số bất cập: một số cán bộ, công chức, viên chức tuy đã được xếp bậc lương cuối cùng của ngạch, song vẫn còn thời gian công tác tương đối dài, đã quá thời hạn nâng lương nhưng không được nâng lương, qua đó tạo ra một số điểm không thuận lợi về tâm lý. Để khắc phục tình trạng này, cải cách tiền lương tháng 10/2004 đã quy định lại chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung. Hiện nay, phụ cấp thâm niên vượt khung áp dụng theo Nghị định số 204/2004/ NĐ- CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp này.

1.1. Đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung

(a) Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, gồm:

- Cán bộ bầu cử trong các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo;

- Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ (bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát và các chức danh lãnh đạo bổ nhiệm) làm việc trong các cơ quan Nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;

- Công chức ở xã, phường, thị trấn.

(b) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế Nhà nước, xếp lương

theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ được cử đến làm việc ở các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam.

1.2. Đối tượng không được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung

Những đối tượng không được hưởng loại phụ cấp này gồm Chuyên gia cao cấp và cán bộ lãnh đạo hưởng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.

1.3. Điều kiện và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung

(a) Điều kiện thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh hiện giữ:

- Thời gian 3 năm (đủ 36 tháng): Đối với cán bộ, công chức, viên chức loại A (được xếp lương trong các bảng lương A0, A1, A2, A3 và trong chức danh chuyên môn, nghiệp vụ của ngành Toà án, Kiểm sát);

- Thời gian 2 năm (đủ 24 tháng): Đối với cán bộ, công chức, viên chức loại B, C.

Trong giai đoạn giữ bậc lương cuối cùng, thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương; thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và nước ngoài quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quy định;

thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác đều không được tính vào thời gian để xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung6.

(b) Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

Người lao động sẽ được xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi trong thời gian giữ bậc lương cuối cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm theo quy định của cơ quan, đơn vị sử dụng; không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc không bị bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử7.

1.4. Công thức tính và cách tính:

Phụ cấp thâm niên

vượt khung = Mức lương bậc

cuối cùng hiện x Tỷ lệ % được hưởng

6 Theo điểm 1.3 mục II Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05/1/2005 của Bộ Nội vụ.

7 Theo điểm 2.1 và 2.2 mục II Thông tư số 03/2005/TT-BNV ngày 05/1/2005 của Bộ Nội vụ

hưởng

Theo quy định tại Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 5/1/2005, tỷ lệ % được hưởng là 5% sau khi người lao động thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thoả mãn các điều kiện và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (đủ 36 tháng giữ bậc lương cuối cùng đối với cán bộ, công chức, viên chức loại A;

đủ 24 tháng: loại B, C). Với mỗi năm kế tiếp (đủ 12 tháng giữ mức phụ cấp), được tính hưởng thêm 1%.

Cũng cần lưu ý là, khi cán bộ, công chức, viên chức không đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung như đã đề cập thì sẽ bị kéo dài thời gian hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung. Dù trong trường hợp đang đợi để hưởng mức 5% hay trong trường hợp đang giữ phụ cấp thâm niên vượt khung, đang đợi để nâng mức phụ cấp lên thêm 1%, cứ mỗi năm không đạt tiêu chuẩn hưởng sẽ bị kéo dài thêm 1 năm (đủ 12 tháng) so với thời gian quy định.

Truờng hợp cán bộ, công chức, viên chức đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền là oan, sai sau khi bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam, bị kỷ luật (khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bị bãi nhiệm), nếu vẫn được cơ quan có thẩm quyền đánh giá (bằng văn bản) là hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao hàng năm, sẽ được tính lại các mức phụ cấp thâm niên vượt khung như khi đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung và được truy lĩnh phụ cấp, truy nộp bảo hiểm xã hội theo các mức phụ cấp thâm niên vượt khung đã được tính lại.

1.5. Cách chi trả

Phụ cấp thâm niên vượt khung được trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

1.6. Một số điểm cần lưu ý

Phụ cấp thâm niên vượt khung không được quy định cho cán bộ làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước. Các cơ quan, doanh nghiệp không thuộc sở hữu Nhà nước có thể áp dụng chế độ phụ cấp này nếu thấy cần thiết.

Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước đã được thoả thuận trong hợp đồng lao

động xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức, nếu đã xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hiện giữ thì được áp dụng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung như đối với cán bộ, công chức, viên chức khác.

Các đối tượng thuộc diện hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung làm việc trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân, công an nhân dân và trong tổ chức cơ yếu có hướng dẫn riêng.

Cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận và các đoàn thể thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.

Các đối tượng hưởng, mức hưởng và cách tính phụ cấp thâm niên vượt khung có thể được điều chỉnh khi phát hiện sự bất hợp lý.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị lao động tiền lương (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 104 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(325 trang)