Chương II Các chế độ tiền lương
II. Chế độ tiền lương cấp bậc
5. Các yếu tố cấu thành chế độ tiền lương cấp bậc
5.1. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật
5.1.6. Phương pháp xác định cấp bậc công việc
- Nghề
Khái niệm nghề được xuất hiện trên cơ sở tồn tại sự phân công và hiệp tác lao động trong xã hội. Nghề nghiệp là một loại lao động nhất định, bước khởi đầu mới chỉ có một loại hình lao động giản đơn và sơ đẳng, không có sự phân biệt ranh giới giữa các nghề. Do tiến trình phát triển của xã hội loài người, kéo theo sự thay đổi và phát triển lực lượng sản xuất, công cụ lao động ngày càng được hoàn thiện, dẫn đến quan hệ sản xuất thay đổi, đã xuất hiện sự phân công và hiệp tác lao động xã hội, các nghề (được chuyên môn hoá) đã được tách ra. Từ một số nghề giản đơn sau dần phát triển thành nhiều nghề hơn, chuyên sâu hơn, phức tạp hơn.
Và hiện nay, sự phong phú, đa dạng của các nghề trong xã hội tuỳ thuộc vào trình độ phát triển khoa học - kỹ thuật của mỗi nước, của từng khu vực khác nhau.
Nghề nghiệp là một phạm trù lịch sử, có nghĩa là nghề được nảy sinh và phát triển trong quá trình phát triển lịch sử xã hội của nhân loại, của khoa học - kỹ thuật. Có những nghề ra đời và phát triển lâu dài và trở thành nghề truyền thống, như: nghề sơn mài, nghề khảm trai, nghề đục đá.... nhưng lại có nghề dần dần bị thay thế bằng những nghề khác hoặc xuất hiện thêm nhiều nghề mới do tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ, như: nghề sử dụng máy vi tính, điện tử, nghề sửa chữa máy video, nghề lắp ráp máy vô tuyến truyền hình...
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật và công nghệ dẫn đến một cuộc bùng nổ ngành, nghề mới trong xã hội mà trước đây cuộc cách mạng này đã giải phóng con người thoát khỏi lao động chân tay nặng nhọc, tiêu hao nhiều sức lao động. Ngày nay, cuộc cách mạng này tiếp tục giúp đỡ con người thoát khỏi những nặng nhọc trí tuệ và trợ giúp thêm sức mạnh trí tuệ cho con người bằng những máy móc, thiết bị hiện đại, tối tân hơn. Nhiều nghề được thay thế bằng các nghề có hàm lượng tri thức, “chất xám” cao. ở một số nước phát triển các lĩnh vực dịch vụ tri thức, xử lý thông tin ngày càng mở rộng, dẫn đến số lượng công nhân làm trong lĩnh vực này (gọi là công nhân cổ trắng; tiếng Anh gọi là white - collar worker) tăng lên nhanh chóng, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số lao động, số lao động cổ xanh (tiếng Anh gọi là blue - collar worker) có xu hướng giảm dần. Ngày nay cũng đã bắt đầu xuất hiện một lực lượng lao động mới có trình độ đại học trở lên được gọi là công nhân cổ vàng làm việc trong lĩnh vực thông tin (tiếng Anh gọi là gold - collar worker). Xu hướng công nhân cổ trắng và công nhân cổ vàng ngày càng chiếm tỷ
trọng cao hơn công nhân cổ xanh.
Theo xu hướng phát triển nghề nghiệp, E.A. Klimov (Nga) có quan điểm:
“Nghề nghiệp là lĩnh vực sử dụng sức lao động vật chất và tinh thần của con người một cách có giới hạn cần thiết cho xã hội (do sự phân công lao động mà có), nó tạo khả năng cho con người sử dụng lao động của mình để thu lấy những phương tiện cần thiết cho việc tồn tại và phát triển”.
Trong từ điển tiếng Việt có định nghĩa: “Nghề là những công việc chuyên làm theo sự phân công lao động trong xã hội. Nghề nghiệp là nghề để sinh sống và để phục vụ xã hội”. Như vậy, có thể khẳng định nghề là một thuật ngữ để chỉ một hình thức lao động trong xã hội theo sự phân công lao động mà con người sử dụng sức lao động của mình để tạo ra những sản phẩm vật chất, tinh thần cho xã hội.
Con người thông qua việc hành nghề để duy trì, phát triển cuộc sống cá nhân và gia đình mình, đồng thời góp phần xây dựng đất nước. Nghề nghiệp là một tổ hợp những chuyên môn có quan hệ cùng loại với nhau. Một nghề bao gồm nhiều chuyên môn. Trong bất kỳ quốc gia nào cũng đều có hai loại nghề: Nghề không được đào tạo và Nghề được đào tạo.
+ Nghề không được đào tạo là nghề được hình thành tự phát do tích luỹ kinh nghiệm của con người trong xã hội hoặc được truyền nghề từ người này sang người khác, từ đời này sang đời khác.
+ Nghề được đào tạo là nghề có yêu cầu một trình độ trí thức, kỹ năng, kỹ xảo nhất định. Trình độ này mà con người có được do quá trình đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn để tạo ra sản phẩm trao đổi trên thị trường và con người gắn bó lâu dài với hoạt động đó.
Từ quan điểm trên thì hiện nay nghề đã và đang trở thành một đối tượng hoạt động cơ bản, lâu dài của con người và từ đó hình thành nhân cách nghề nghiệp của con người trong xã hội.
Vì vậy, nghề được định nghĩa như sau: Nghề là một dạng cụ thể, hoàn chỉnh của hoạt động lao động trong hệ thống phân công lao động xã hội (đòi hỏi phải được tiến hành theo một nguyên tắc thực hiện riêng, với công nghệ và loại công cụ riêng) là tổng hợp của trình độ hiểu biết kỹ năng trong lao động mà người lao
động cần phải tiếp thu được trong quá trình đào tạo chuyên môn và tích luỹ kinh nghiệm thực tiễn để đáp ứng các yêu cầu cụ thể, hoàn chỉnh của một dạng hoạt động.
- Công việc
Công việc là một phần trong toàn bộ hoạt động lao động của nghề. Mỗi công việc bao gồm các chức năng của quá trình thực hiện công việc như: chuẩn bị, tính toán, tiến hành quá trình làm việc, yếu tố trách nhiệm, và có những nét đặc trưng sau:
+ Công việc phải xác định được;
+ Công việc là một đơn vị được hoàn thành độc lập;
+ Công việc có bắt đầu và kết thúc rõ ràng;
+ Công việc được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định;
+ Công việc có thể chia nhỏ thành hai hay nhiều bước thực hiện;
+ Công việc có thể quan sát và đo được;
+ Công việc có kết quả khi hoàn thành là một sản phẩm hoặc bán thành phẩm, một dịch vụ...
- Cấp bậc công việc
Như đã nêu ở trên, cấp bậc công việc là mức độ phức tạp của công việc, cấp bậc công việc được xác định theo một thang đánh giá trình độ kỹ thuật về công nghệ tổ chức sản xuất, yêu cầu của các chức năng lao động và mức độ trách nhiệm của một nghề hay nhóm nghề.
b. Các phương pháp xác định cấp bậc công việc
Có nhiều phương pháp xác định cấp bậc công việc như: Phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh tương quan, phương pháp dựa vào tính chất đặc điểm của quá trình lao động... Nhưng phương pháp đạt độ chính xác cao và đang được áp dụng ở nước ta là cho điểm các chức năng lao động.
b1. Xác định cấp bậc công việc bằng phương pháp cho điểm các chức năng Trình tự phương pháp:
- Chia quá trình lao động ra các chức năng và yếu tố:
Quá trình lao động được phân chia theo 4 chức năng và 1 yếu tố, đó là:
+ Chức năng tính toán: Bao gồm việc thực hiện toàn bộ quá trình tính toán
mà người công nhân phải làm trước và trong quá trình lao động.
+ Chức năng chuẩn bị và tổ chức nơi làm việc: Bao gồm các công việc chuẩn bị, như chuẩn bị đối tượng lao động, công cụ lao động, tìm hiểu bản vẽ, qui trình công nghệ và làm các công việc khác chuẩn bị cho quá trình làm việc (làm vệ sinh tại nơi làm việc, đảm bảo ánh sáng, thông gió...).
+ Chức năng thực hiện quá trình lao động: Bao gồm những hoạt động có ích của công nhân nhằm đảm bảo hoạt động của quá trình công nghệ làm thay đổi đối tượng lao động.
+ Chức năng phục vụ, điều chỉnh thiết bị, máy móc: Gồm những hoạt động của công nhân khi điều khiển và phục vụ các loại thiết bị máy móc để quá trình sản xuất được liên tục.
+ Yếu tố trách nhiệm: Thể hiện ở tinh thần trách nhiệm đối với công việc, với máy móc thiết bị, với con người…
- Xác định mức độ phức tạp cho từng chức năng:
Mỗi chức năng tính toán; chuẩn bị và tổ chức nơi làm việc; thực hiện quá trình lao động; phục vụ, điều chỉnh thiết bị máy móc và yếu tố tinh thần trách nhiệm được phân chia thành 3 mức độ phức tạp là:
+ Đơn giản.
+ Trung bình.
+ Phức tạp.
Mỗi mức độ phức tạp lại chia thành 2 bậc: Tối thiểu, tối đa.
Như vậy mỗi chức năng và yếu tố tinh thần trách nhiệm được chia thành 6 mức phức tạp để đánh giá.
- Thống kê công việc:
Thống kê toàn bộ công việc của một nghề đang sử dụng trong doanh nghiệp theo trình tự nhất định, từ khi bắt đầu công việc cho đến khi kết thúc với yêu cầu phải gọn, rõ, chính xác và đầy đủ. Thống kê công việc được thực hiện thông qua khảo sát trực tiếp dây chuyền sản xuất, tổ chức lao động, nghiên cứu quy trình công nghệ. Lập Bản danh sách thống kê các công việc sau khi nghiên cứu, khảo sát theo nguyên tắc: từ công việc nhỏ nhất đến lớn nhất; từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất; không bỏ sót một công việc nào trong các công đoạn,
dây chuyền sản xuất của tất cả các chi tiết sản phẩm hoặc bán sản phẩm.
Bản thống kê các công việc theo nghề cần phải xác định cụ thể công việc chính và các công việc tương đương của nghề. Biểu thống kê như sau:
Biểu thống kê công việc
Tên doanh nghiệp:...
Tên Phân xưởng/ Bộ phận sản xuất trực
tiếp:...
Tên
nghề:...
...
STT Tên các công việc của nghề
Xác nhận của phân xưởng Ngày ... tháng... năm...
Người lập phiếu (ký tên) - Phân nhóm công việc:
Sau khi thống kê công việc, tiến hành phân nhóm công việc có độ phức tạp khác nhau theo nguyên tắc:
+ Những công việc đồng dạng về kỹ thuật sản xuất có liên quan đến kỹ năng, kỹ xảo của công nhân;
+ Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và loại công việc để nhóm các công việc chủ yếu, sau đó mới đến những công việc khác;
+ Xác định nhóm đơn giản nhất và nhóm phức tạp nhất;
+ Loại bỏ các công việc khác nhóm nhưng giống nhau về kỹ thuật.
Sau khi thống kê và phân nhóm các công việc cần thiết chuyển Bản phân nhóm công việc xuống các phân xưởng (hoặc bộ phận sản xuất, kinh doanh trực
tiếp...) để tham khảo, lấy ý kiến của công nhân, sau đó hoàn chỉnh lại cho phù hợp. Biểu phân nhóm công việc như sau:
Biểu phân nhóm công việc của nghề
STT Công việc điển hình của nghề Công việc tương tự của nghề
1 A A1
A2 A3
2 B B1
B2 B3 B4
3 ... ...
Xác nhận của phân xưởng Ngày ... tháng... năm...
Người lập phiếu (ký tên) - Lập phiếu xác định mức độ phức tạp của công việc:
Yêu cầu của phiếu là tóm tắt những phần việc mà người công nhân phải thực hiện (từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc công việc bằng những thiết bị, phương tiện nào, sử dụng nguyên vật liệu gì, trong điều kiện lao động nào, với tinh thần trách nhiệm như thế nào, những kiến thức có liên quan đến công việc đó…). Do có nhiều các loại công việc khác nhau, cho nên không thể lập phiếu cho tất cả các công việc đó, mà mỗi phiếu chỉ cần ghi một việc cụ thể, điển hình nhất trong mỗi nhóm công việc.
Nội dung của phiếu là tài liệu quan trọng làm cơ sở đánh giá, so sánh và xác định mức độ phức tạp của công việc, bao gồm các vấn đề sau:
+ Tiến hành công việc đó, công nhân phải chuẩn bị những gì, có phải tính toán không và tính toán như thế nào, tổ chức nơi làm việc ra sao?
+ Quá trình làm thay đổi đối tượng lao động do người là chính hay do máy móc là chính?
+ Sử dụng máy móc, thiết bị loại gì và sử dụng như thế nào?
+ Công việc đó nếu làm xấu, làm hỏng hoặc sản xuất không an toàn thì mức độ tác hại về kinh tế và tính mạng con người ra sao?
Phiếu xác định bậc phức tạp của công việc như sau:
Phiếu xác định bậc phức tạp của công việc STT Các chức năng công
việc
Nội dung trả lời các câu hỏi đặc trưng cho các chức năng công việc 1
Tính toán - Các phép tính tiến hành trước và sau sản xuất;
- Mức độ chính xác của phép tính;
- Dụng cụ tính toán.
2
Chuẩn bị và tổ chức nơi làm việc
- Các bước chuẩn bị công cụ;
- Các bước chuẩn bị nguyên vật liệu;
- Thời gian xem tài liệu kỹ thuật;
- Thời gian công việc chuẩn bị chiếm tỷ lệ
% trong ca.
3
Thực hiện quá trình sản xuất
- Thực hiện nhiệm vụ công nghệ;
- Đặt thông số kỹ thuật;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.
4
Điều khiển máy móc thiết bị
- Những thao tác hiệu chỉnh khí, nhiệt độ...
- Điều khiển thiết bị máy móc;
- Kiểm tra, theo dõi diễn biến của quá trình công nghệ
- Tỷ trọng thời gian điều khiển trong ca (%)
5
Yếu tố trách nhiệm - Giá trị nguyên vật liệu
- Khả năng cung cấp nguyên vật liệu - Mức độ tác hại đến sức khoẻ;
- Qui mô (số người) bị ảnh hưởng nguy hiểm trong sản xuất (nếu vô trách nhiệm để sự cố xảy ra)
Xác nhận của phân xưởng Ngày ... tháng... năm...
Người lập phiếu
(ký tên)
- Phân tích, so sánh, đánh giá và xác định cấp bậc công việc bằng điểm:
+ Lập bảng điểm theo thang lương, bảng lương:
Bảng điểm để xác định cấp bậc của từng công việc được xây dựng căn cứ vào các thang lương, bảng lương quy định tại Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ. Sau khi phân tích cho điểm từng chức năng phải tổng hợp lại và đối chiếu với Bảng điểm để xếp công việc vào các bậc lương. Việc xây dựng Bảng điểm như sau:
+ Xác định bội số của từng bậc theo từng nhóm lương trong thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định theo công thức sau:
Kbậc j
a =
Kbậc 1
Trong đó:
+ a: Bội số của từng bậc của nhóm lương trong thang lương, bảng lương quy định;
+ Kbậc j: Hệ số lương của từng bậc trong nhóm lương;
+ Kbậc 1: Hệ số lương của bậc 1 của nhóm lương, được xác định theo công thức đã nêu ở trên.
Ví dụ: Thang lương A1 cơ khí 7 bậc nhóm 1 có bội số cao nhất là 2,429 (3,28 của bậc 7 / 1,35 của bậc 1 = 2,429).
(Thang lương ngành cơ khí theo qui định có 3 nhóm mức lương, trong đó nhóm 3 có mức độ nặng nhọc và phức tạp hơn so với nhóm 2 và nhóm 1 ở cùng bậc tương ứng, cụ thể như ở bảng sau)
Nhóm mức lương
Bậc
1 2 3 4 5 6 7
Nhóm 1 1,35 1,47 1,62 1,78 2,18 2,67 3,28
Nhóm 2 1,40 1,55 1,72 1,92 2,33 2,84 3,45
Nhóm 3 1,47 1,64 1,83 2,04 2,49 3,05 3,73
+ Quy ước số điểm tối đa của bậc 1 là: 200 điểm.
+ áp dụng điểm tối đa của bậc 1 và hệ số lương cấp bậc để làm cơ sở xác định điểm số tối đa và số điểm tối thiểu của các bậc khác nhau, theo 2 công thức như sau:
Xác định điểm tối đa của bậc:
Điểm tối đa của = Điểm tối đa của x Hệ số lương cấp bậc
bậc thứ i bậc thứ 1 của bậc thứ i
Xác định điểm tối thiểu của bậc:
Điểm tối thiểu củabậc thứ i = Điểm tối đa của bậcdưới kề bậc thứ i + 1
Từ hai công thức nêu trên, Bảng điểm nhóm I theo thang lương ngành cơ khí được lập như sau:
Bảng điểm của từng bậc theo thang lương của ngành cơ khí
Bậc 1 2 3 4 5 6 7
Hệ số cấp bậc 1 1,089 1,200 1,319 1,615 1,978 2,429 -Điểm tối thiểu
-Điểm tối đa
- 200
201 218
219 240
241 264
265 323
324 396
397 485 + Xác định mức độ phức tạp của từng chức năng lao động:
Như đã nêu ở trên, để đánh giá, so sánh mức độ phức tạp của mỗi chức năng đối với các công việc, quy ước phân chia mỗi chức năng thành 3 bậc: đơn giản, trung bình và phức tạp. Mỗi một bậc phức tạp chia thành 2 mức độ: tối thiểu và tối đa. Như vậy, mỗi một chức năng và yếu tố tinh thần trách nhiệm của công việc gồm 6 mức độ phức tạp. Để thấy rõ có thể xem ví dụ về mức độ phức tạp của chức năng tính toán bao gồm:
Tính toán đơn giản tổi thiểu
Tính toán đơn giản tối đa
Tính toán trung bình tổi thiểu
Tính toán trung bình tối đa
Tính toán phức tạp tổi thiểu
Tính toán phức tạp tối đa
Các chức năng khác cũng được chia ra các mức độ phức tạp như vậy.
+ Xác định hệ số của 2 mức độ phức tạp kề nhau:
1
1
n a K
Trong đó:
+ K: Hệ số tăng tương đối giữa các mức độ phức tạp + n: Số mức độ phức tạp của mỗi chức năng (n = 6) + a: Bội số của thang lương (ngành cơ khí a = 2,429)
Theo công thức trên, tìm được hệ số của 2 mức độ phức tạp kề nhau của ngành cơ khí là:
K 612,42910,194
Kết quả tìm được (K = 0,194) được gọi là hệ số tăng dần đều giữa các mức độ phức tạp.
Từ kết quả nêu trên, tính Bảng hệ số các mức độ phức tạp công việc như sau: