Thưởng cho hoạt động sáng tạo

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị lao động tiền lương (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 194 - 199)

I. Những vấn đề lý luận tiền thưởng

3. Các hình thức tiền thưởng trong nền kinh tế

3.1. Thưởng cho hoạt động sáng tạo

Một số hình thức thưởng cho các hoạt động sáng tạo cụ thể như:

3.1.1. Thưởng cho hoạt động tạo ra bước phát triển mới của doanh nghiệp a. Thưởng cho ý tưởng chiến lược, tạo bước ngoặt đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Nhà doanh nghiệp rất coi trọng ý tưởng. Những công ty lớn đều xuất phát từ công ty nhỏ nhưng nhờ ý tưởng kinh doanh mà thu hút được các nguồn lực để trở thành những doanh nghiệp lớn. Những ý tưởng đó có thể là phát triển thương hiệu; tiếp cận công nghệ, thị trường mới...

Hình thức thưởng này thường được đặt ra ở những doanh nghiệp mà những người lãnh đạo có tầm tư duy chiến lược cao, không ngừng chấp nhận cạnh tranh trong nước và cạnh tranh quốc tế. Việc lựa chọn, đánh giá tính khả thi và mức độ làm lợi của ý tưởng là vấn đề phức tạp, đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải có những am hiểu sâu về sản xuất - kinh doanh và phải tham khảo ý kiến các nhà chuyên môn- kỹ thuật.

Thưởng cho ý tưởng có thể thực hiện theo các hình thức sau:

- Trả thưởng bằng cách thưởng một tỷ lệ % cổ phần nào đó của doanh nghiệp. Tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng, quy mô làm lợi của ý tưởng và những tính toán của chủ sở hữu mà tỷ lệ này có thể cao hay thấp.

- Trả thưởng theo tỷ lệ % tính theo giá trị lợi nhuận tăng thêm do ý tưởng mới mang lại trong một khoảng thời gian nhất định (vì sau khoảng thời gian nào đó, ý tưởng có thể sẽ bị lạc hậu).

b. Thưởng tìm ra sáng chế, phát minh làm lợi cho doanh nghiệp

Thưởng sáng chế, phát minh được áp dụng chủ yếu ở các doanh nghiệp lớn, đặc biệt là ở các tập đoàn kinh tế có tiềm lực tài chính mạnh, cho phép các doanh nghiệp lớn thực hiện điều đó. Thực tiễn chỉ ra rằng, việc quy định hình thức và cơ chế thưởng cho người lao động có sáng chế, phát minh là việc mà hầu hết công ty, tập đoàn kinh doanh lớn đều thực hiện (các công ty lớn ở Nhật Bản, Mỹ...).

Có thể áp dụng một trong 2 cách trả thưởng sáng chế, phát minh sau:

- Thưởng một lần: Giá trị thưởng phụ thuộc vào mức độ làm lợi của sáng chế, phát minh từ tính toán của các chuyên gia công ty, sau khi đã trừ các chi phí nghiên cứu, thử nghiệm và các chi phi khác liên quan.

- Thưởng theo tỷ lệ % giá trị lợi nhuận tăng thêm do sáng chế, phát minh đem lại trong một khoảng thời gian xác định: Việc xác định giá trị làm lợi khá phức tạp, do lợi nhuận tăng thêm được hình thành bởi nhiều yếu tố, mà sáng chế, phát minh chỉ là một trong số các yếu tố đó. Trong thực tế, có thể xảy ra một số trường hợp sau đây: (cách tính toán được tiến hành với giả định là các yếu tố khác không đổi):

Trường hợp 1: Sáng chế, phát minh ra máy móc - thiết bị mới có năng suất lao động cao

Ta có:

PSCTB = (p1W1 - p0W0) x L1 Trong đó:

+ PSCTB là lợi nhuận do sáng chế, phát minh thiết bị đem lại trong 1 đơn vị thời gian;

+ p0 và p1 là lợi nhuận của 1 đơn vị sản phẩm trước và sau khi áp dụng sáng chế, phát minh (bằng giá bán 1 đơn vị sản phẩm - giá thành 1 đơn vị sản phẩm).

+ W0 và W1 là năng suất lao động/ 1 đơn vị thời gian/ 1 công nhân trước và sau khi áp dụng sáng chế, phát minh.

+ L1 là số công nhân của doanh nghiệp áp dụng sáng chế, phát minh.

Trường hợp 2: Sáng chế, phát minh ra tính năng mới của sản phẩm

Phát minh ra tính năng mới của sản phẩm có tác động không làm thay đổi nhiều quy trình kỹ thuật - công nghệ sản xuất, không gây xáo trộn lớn trong tổ chức sản xuất, giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển thị trường. Công thức tính lợi nhuận tăng thêm như sau:

PSCTNSP = Q0(p1- p0) + p1(Q1- Q0) Trong đó:

+ PSCTNSP: Lợi nhuận tăng thêm/ 1đơn vị thời gian so với trước khi thay đổi tính năng sản phẩm;

+ Q0 và Q1: Số sản phẩm được tiêu thụ/ 1 đơn vị thời gian trước và sau khi

thay đổi tính năng sản phẩm;

+ p0 và p1: Lợi nhuận của 1 đơn vị sản phẩm trước và sau khi thay đổi tính năng sản phẩm.

Trường hợp 3: Sáng chế, phát minh ra sản phẩm mới

Trường hợp này khó tính lợi nhuận tăng thêm do doanh nghiệp phải có những đầu tư khá lớn để sản xuất, kinh doanh sản phẩm mới. Tính lợi nhuận tăng thêm phải dựa trên kết quả dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm trong tương lai. Lợi nhuận tăng thêm dự báo thu được có thể tính từ công thức:

PSCSPM = p x Q Trong đó:

+ PSCSPM là lợi nhuận dự báo tăng thêm /1 đơn vị thời gian do bán sản phẩm mới.

+ p là lợi nhuận dự kiến thu được từ 1 đơn vị sản phẩm mới.

+ Q là số sản phẩm dự kiến tiêu thụ được/ 1 đơn vị thời gian.

Trường hợp này, nên “thưởng 1 lần”, với mức thưởng được xác định dựa trên kết quả dự báo lợi nhuận, không nên xác định tiền thưởng trên lợi nhuận thực tế tăng thêm vì thời gian thu được lợi nhuận thực tế tăng thêm mang tính lâu dài, do đó hiệu quả khuyến khích của hình thức thưởng này sẽ giảm.

Đối với các trường hợp trên, để xác định mức thưởng cần xác định thời gian thu hồi chi phí áp dụng sáng chế, phát minh (TThu hồi) và lợi nhuận tăng thêm (PTT) được tạo ra do tiêu thụ sản phẩm mới. TThu hồi càng ngắn, PTT càng cao thì mức thưởng áp dụng phải càng cao và ngược lại.

Công thức xác định như sau:

TT n

1 i i hồi

Thu P

C T



Trong đó:

+ 

 n 1

i Ci : Tổng chi phí (gồm các chi phí chế tạo thử nghiệm, chế tạo, sản xuất máy móc thiết bị, đào tạo công nhân, tiếp thị sản phẩm mới, thuế...) mà doanh nghiệp bỏ ra để áp dụng sáng chế, phát minh

mới.

+ PTT: Lợi nhuận tăng thêm được tạo ra do tiêu thụ sản phẩm mới.

3.1.2. Thưởng khuyến khích khả năng sáng kiến, cải tiến của người lao động

Trong doanh nghiệp, muốn khuyến khích khả năng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tổ chức cần phải xây dựng hệ thống chính sách thưởng để thúc đẩy người lao động tích cực phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và tổ chức. Thông qua đó để khuyến khích phát triển phong trào sáng tạo trong đội ngũ người lao động, để thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Mức thưởng có thể dựa bằng tỷ lệ % trên giá trị làm lợi trong một khoảng thời gian được xác định.

Xác định giá trị làm lợi được tiến hành với giả định là các yếu tố khác không đổi và có thể tính như sau:

- Tính giá trị làm lợi từ phần tiết kiệm chi phí ngoài lương: Giá trị này thường gắn với sáng kiến tiết kiệm nguyên vật liệu, vật tư, chi phí vận chuyển hàng hoá; mức lãi suất, giá trị khấu hao tài sản cố định tính trên 1 đơn vị sản phẩm giảm do mức độ quay vòng vốn nhanh...

CTK = CTK 1đvsp x Q CTK 1đvsp = C1 - C0

Trong đó:

+ CTK : Tổng tiền tiết kiệm chi phí ngoài lương.

+ Q : Số đơn vị sản phẩm đã được tiết kiệm chi phí ngoài lương.

+ CTK 1 đvsp : Phần tiết kiệm chi phí ngoài lương / 1 đơn vị sản phẩm.

+ C0 và C1: Chi phí ngoài lương/1 đơn vị sản phẩm trước và sau khi áp dụng sáng kiến.

- Tính giá trị làm lợi khi thực hiện các biện pháp làm tăng lợi nhuận tính trên 1 đơn vị sản phẩm nhờ cải tiến chất lượng, mẫu mã hàng hoá, qua đó tăng giá bán, tăng lợi nhuận; phát triển thương hiệu, qua đó tăng cầu về hàng hoá, nâng cao giá bán hàng hoá...

Công thức tính lợi nhuận tăng thêm:

PTăng thêm =(P1 - P0) x Q1

Trong đó:

+ P0 và P1: Lợi nhuận trên 1 đơn vị sản phẩm trước và sau khi áp dụng biện pháp.

+ Q1 là số đơn vị sản phẩm được sản xuất ra trên 1 đơn vị thời gian sau khi áp dụng biện pháp.

Ngoài các hình thức thưởng sáng kiến, cải tiến trên, trong thực tế còn có các hình thức thưởng khác thuộc loại thưởng này như: thưởng thực hiện các biện pháp tăng năng suất lao động nhờ hợp lý hoá các thao tác lao động, thay đổi lề lối làm việc, cải tiến cách thức quản lý, nâng cao tính kỷ luật lao động...

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị lao động tiền lương (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 194 - 199)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(325 trang)