Chương II Các chế độ tiền lương
T. T Chức năng lao động Bậc phức
5.2. Thang lương, bảng lương trong chế độ tiền lương cấp bậc
5.2.2. Thang lương trong chế độ tiền lương cấp bậc
Thang lương là hệ thống thước đo, dùng để đánh giá chất lượng lao động của các loại lao động cụ thể khác nhau, đó là một bảng qui định một số bậc lương (mức lương), các mức độ đãi ngộ lao động theo bậc từ thấp đến cao, tương ứng với tiêu chuẩn cấp bậc nghề của công nhân.
Thang lương được thiết kế với nhiều bậc lương phân biệt theo trình độ chuyên môn khác nhau để áp dụng đối với công nhân kỹ thuật trực tiếp sản xuất - kinh doanh, gắn với tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề rõ ràng. Các bậc trong thang lương thể hiện cấp bậc kỹ thuật nghề của công nhân. Việc nâng từ bậc lương thấp lên bậc lương cao hơn phải gắn với kết quả thi nâng bậc theo tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật gắn với công việc đảm nhận.
b. Kết cấu của một thang lương:
Mỗi thang lương được kết cấu gồm: Nhóm mức lương, số bậc, hệ số, bội số lương.
- Nhóm mức lương:
Mỗi thang lương có thể có 1 hoặc một số nhóm mức lương, thang lương
thiết kế theo chế độ tiền lương năm 1993 có từ 1 đến 4 nhóm mức lương và chế độ tiền lương 2004 là 1 - 3 mức lương. Nhóm mức lương phản ánh điều kiện lao động và tính chất phức tạp của lao động. Trong cùng một thang lương thì điều kiện lao động càng khó khăn, phức tạp lao động càng cao thì được xếp ở nhóm mức lương cao hơn.
- Số bậc trong thang lương:
Số lượng bậc lương trong thang lương nhiều hay ít tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của nghề và được xác định trên cơ sở tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật nghề.
- Hệ số lương:
Hệ số lương (hệ số bậc lương) là hệ số so sánh về mức lương ở bậc nào đó với mức lương bậc 1 trong một thang lương. Nó chỉ rõ mức lương của công nhân ở bậc nào đó được trả cao hơn mức lương bậc 1 bao nhiêu lần.
- Bội số lương:
Bội số của thang lương là hệ số lương của bậc cao nhất trong một thang lương. Nói cách khác đó là sự gấp bội của bậc có độ phức tạp lao động cao nhất so với bậc có độ phức tạp lao động thấp nhất của thang lương. Nó chỉ rõ mức lương ở bậc cao nhất gấp bao nhiêu lần mức lương tối thiểu (hoặc mức lương bậc 1).
Ví dụ 1: Trích thang lương A1 nhóm ngành Xây dựng cơ bản; vật liệu xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh:
Nhóm mức lương
Bậc
I II III IV V VI VII
Nhóm I : Hệ số Nhóm II : Hệ số Nhóm III : Hệ số
1,55 1,67 1,85
1,83 1,96 2,18
2,61 2,31 2,56
2,55 2,41 3,01
3,01 3,19 3,54
3,56 3,74 4,17
4,20 4,40 4,90 - Thang lương trên có 3 nhóm mức lương được phân biệt theo điều kiện lao động và tính chất phức tạp của lao động.
- Thang lương có 7 bậc.
- Các số 1,55; 1,67; 1,85 là hệ số lương bậc 1 của từng nhóm.
- Bội số của thang lương là hệ số lương bậc 7: 4,2; 4,40; 4,90 theo từng
nhóm mức lương.
c. Các loại thang lương:
Việc xây dựng các loại thang lương phụ thuộc vào việc thiết lập các chỉ tiêu của thang lương, dùng hệ số tăng tuyệt đối và hệ số tăng tương đối của thang lương.
Hệ số tăng tuyệt đối của một bậc lương là hiệu số giữa hệ số lương của bậc nào đó với hệ số lương bậc trước liền kề của thang lương (hiệu số của 2 bậc lương liền kề trong thang lương).
Theo ví dụ ở bảng lương trên thì hệ số tăng tuyệt đối của bậc 2 (nhóm mức lương I) là 0,28 (1,83 - 1,55).
Hệ số tăng tương đối của một bậc lương là thương số giữa hệ số tăng tuyệt đối của bậc đó và hệ số lương của bậc đứng trước liền kề.
Hệ số tăng tương đối của bậc 2 nêu trên là 0,18 (0,28 : 1,55).
Hệ số tăng tương đối trong thang lương có thể là tăng tương đối đều đặn, luỹ tiến, luỹ thoái, hoặc hỗn hợp. Tương ứng với các loại hệ số tăng tương đối ta có các loại thang lương:
- Thang lương có hệ số tăng tương đối đều đặn: Là thang lương có hệ số tăng tương đối của các bậc về cơ bản luôn bằng nhau:
1 n
n 3
4 2
3 1
2
Kb Kb Kb
Kb Kb
Kb Kb
Kb
...
Trong đó: Kb1, Kb2,…, Kbn là hệ số lương bậc 1, bậc 2, …, bậc n
- Thang lương có hệ số tăng tương đối luỹ tiến: Là thang lương có hệ số tăng tương đối của bậc sau về cơ bản luôn lớn hơn bậc đứng trước.
1 n
n 3
4 2
3 1
2
Kb Kb Kb
Kb Kb
Kb Kb
Kb
...
- Thang lương có hệ số tăng tương đối luỹ thoái: Là thang lương có hệ số tăng tương đối của bậc sau về cơ bản luôn nhỏ hơn bậc trước.
1 n
n 3
4 2
3 1
2
Kb Kb Kb
Kb Kb
Kb Kb
Kb
...
- Thang lương có hệ số tăng tương đối hỗn hợp: Là thang lương có hệ số tăng tương đối được kết hợp các loại trên, có thể vừa đều đặn ở một số bậc vừa
luỹ tiến ở một số bậc, …
Thang lương trong ví dụ 1 ở trên là loại thang lương có hệ số tăng tương đối hỗn hợp.
Ví dụ 2: Thang lương có hệ số tăng tương đối đều đặn.
Bậc I II III IV V VI
Hệ số lương 1 1,063 1,130 1,201 1,278 1,360
Hệ số tăng tuyệt đối - 0,063 0,067 0,071 0,077 0,082 Hệ số tăng tương đối - 0,063 0,063 0,063 0,063 0,063
Ví dụ 3: Thang lương có hệ số tăng tương đối luỹ tiến.
Bậc I II III IV V VI
Hệ số lương 1,0 1,13 1,29 1,48 1.72 2,0
Hệ số tăng tuyệt đối - 0,13 0,16 0,19 0,24 0,28 Hệ số tăng tương đối - 0,13 0,14 0,147 0,162 0,163
Ví dụ 4: Thang lương có hệ số tăng tương đối luỹ thoái.
Bậc I II III IV V VI
Hệ số lương 1,0 1,21 1,45 1,70 1,95 2,2
Hệ số tăng tuyệt đối - 0,21 0,24 0,25 0,25 0,25 Hệ số tăng tương đối - 0,21 0,19 0,17 0,14 0,12
Hiện nay, người ta xây dựng chủ yếu các thang lương có hệ số tăng tương đối hỗn hợp. Các thang lương được xây dựng theo Nghị định số 204/2004/NĐ- CP ngày 14/12/2004 và Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 đều là thang lương có hệ số tăng tương đối hỗn hợp.
d. Phương pháp xây dựng thang lương (bảng lương) cho công nhân, viên chức:
d1. Nguyên tắc xây dựng thang lương (bảng lương)
Theo điều 57 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002 thì nguyên tắc xây dựng thang lương (và cả bảng lương) được qui định như sau:
- Thang (bảng lương) được xây dựng cho lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh;
- Bội số của thang (bảng lương) là hệ số mức lương cao nhất của người lao động có trình độ quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cao nhất so với người có trình độ thấp nhất trong thang lương, bảng lương hoặc ngạch lương đó.
- Số bậc của thang (bảng lương) phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc đòi hỏi. Khoảng cách của bậc lương liền kề phải đảm bảo khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, các tài năng, tích luỹ
kinh nghiệm;
- Mức lương bậc 1 của thang (bảng) lương phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Mức lương của nghề hoặc công việc độc hại, nguy hiểm và đặc biệt độc hại, đặc biệt nguy hiểm phải cao hơn mức lương của nghề hoặc công việc có điều kiện lao động bình thường.
d2. Phương pháp xây dựng thang lương, bảng lương cho công nhân, viên chức Để xây dựng thang lương phải tiến hành xác định các yếu tố sau:
+ Xây dựng chức danh nghề của thang lương.
+ Xác định bội số thang lương.
+ Xác định mức lương thấp nhất trong thang, bảng lương, ngạch lương.
+ Xác định số bậc của thang lương.
+ Xác định hệ số lương mỗi bậc.
- Xây dựng chức danh nghề của thang lương:
Căn cứ vào tính chất, đặc điểm, nội dung lao động của nghề để tiến hành phân nhóm nghề; trong đó những nghề có tính chất, đặc điểm, nội dung tương tự nhau được đưa vào cùng một nhóm, từ đó xây dựng thang lương cho nhóm nghề.
Ví dụ:
Thang lương cơ khí, điện, điện tử, tin học;
Thang lương luyện kim, hoá chất, địa chất, đo đạc cơ bản;
Thang lương xây dựng cơ bản; vật liệu xây dựng, sành sứ, thuỷ tinh.
…
- Xác định bội số và hệ số lương bậc 1 của thang lương (bảng lương).
Việc xác định bội số của thang lương phải căn cứ vào hệ số giữa thời gian để đạt tới bậc cao nhất với thời gian để đạt bậc thấp nhất trong nghề (nhóm nghề) bao gồm cả thời gian học tập phổ thông.
Bội số độ phức tạp của nghề có thể được xác định theo công thức:
0
3 3 2 2 1 1
T
T K T K T
Kbn K
Trong đó:
+ Kbn: Bội số độ phức tạp của nghề công nhân.
+ T1: Thời gian học văn hoá theo yêu cầu tuyển sinh đào tạo.
+ T2: Thời gian đào tạo nghề (cộng dồn) để đạt bậc cao nhất trong nghề.
+ T3: Thời gian tích luỹ kinh nghiệm để đạt bậc cao nhất trong nghề.
+ T0: Thời gian học phổ thông và học nghề để đạt bậc 1 của nghề.
+ K1, K2, K3: Là các hệ số quy đổi giữa 3 loại thời gian T1 , T2 và T3
Các giá trị K1 , K2 , K3 được xác định như sau:
K1 = 1,0 K2 = 1,74 K3 = 0,83
Giá trị của T0 theo quy định của cải cách tiền lương năm 1993 là 7,5. Tại cải cách tiền lương năm 2004, giá trị của T0 được điều chỉnh tăng lên thành 9,5 do thời gian học phổ thông tăng lên so với trước đây 2 năm.
Để xác định hệ số lương bậc 1 của thang lương (bảng lương), người ta vẫn sử dụng công thức :
0
3 3 2 2 1
1 1
T
T K T K T
Kb K
Trong đó:
+ Kb1: là hệ số lương bậc 1.
+ T2: Thời gian đào tạo (cộng dồn) để đạt được các bằng cấp, chứng chỉ theo quy định chuẩn của bậc 1.
+ T3: Thời gian tích luỹ kinh nghiệm để đạt bậc 1 trong nghề.
+ Các ký hiệu khác được quy định như trên.
Ví dụ, trong bảng lương A1, đòi hỏi đối với công chức, viên chức là:
+ Tốt nghiệp đại học, có chứng chỉ C ngoại ngữ, B tin học —> T2
= 4,8. Yêu cầu của tuyển sinh đào tạo là tốt nghiệp trung học phổ thông —> T1
= 12.
+ Tập sự 2 năm —> T3 = 2.
Thay số ta được:
Kb1 = (12 + 1,74 x 4,8 + 0,83 x 2) : 9,5 = 2,34 - Xác định số bậc của thang lương:
Căn cứ vào bội số của thang lương, tính chất phức tạp của sản xuất, trình độ cơ khí hoá, trình độ tự động hoá… của quá trình lao động của nghề (nhóm nghề) hoặc công việc để xác định số bậc. Với thang lương công nhân, nếu trình độ cơ khí hoá, tự động hoá… càng cao thì số bậc của thang lương càng ít.
- Xác định hệ số lương mỗi bậc:
Căn cứ vào bội số lương của thang lương, số bậc của thang lương để xác định hệ số lương của mỗi bậc. Với mỗi loại thang lương khác nhau thì có phương pháp xác định khác nhau.
Với thang lương có hệ số tăng tương đối luỹ tiến, luỹ thoái hoặc hỗn hợp, khi xác định hệ số lương ở mỗi bậc cần căn cứ vào tình hình thực tế về tính phức tạp, điều kiện lao động, trình độ cơ khí hoá… để xác định.
Hệ số lương = Hệ số phức tạp lao động x Hệ số điều kiện lao động Hệ số phức tạp lao động vận dụng công thức tính bội số độ phức tạp (B) Hệ số điều kiện lao động xác định trên cơ sở phân loại lao động theo mức tiêu hao lao động bình quân của nghề (hao phí calo/ngày) và chia thành 6 mức từ mức 1 có hệ số điều kiện lao động bằng 1 đến mức 6 có hệ số điều kiện lao động là 1,41.
Với thang lương có hệ số tăng tương đối đều đặn, việc xác định hệ số lương tiến hành như sau:
Xác định hệ số lương bậc 2 (Kb2)
1
n n 1
1
2 Kb Kb Kb
Kb /
Trong đó:
+ Kbn: Là bội số của thang lương.
+ Kb1:Là hệ số lương bậc 1.
+ n : Là số bậc của thang lương.
Đặt a = n1Kbn/Kb1, khi đó các hệ số lương khác được xác định theo công thức sau:
Kbi = Kbi-1 x a Hoặc Kbi = Kb1 x ai-1 Trong đó:
+ i: Là số thứ tự của bậc lương.
+ Kbi:Là hệ số lương bậc i.
Theo phương pháp này, hệ số a biểu hiện độ tăng của 2 bậc lương liền kề nhau thì hơn kém nhau a lần.