Hình thức trả lương sản phẩm luỹ tiến

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị lao động tiền lương (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 171 - 175)

Chương VI Các hình thức trả lương

II. Các hình thức trả lương theo sản phẩm

6. Hình thức trả lương sản phẩm luỹ tiến

- Hình thức trả lương theo sản phẩm luỹ tiến: Là hình thức trả lương theo sản phẩm mà tiền lương của những sản phẩm ở mức khởi điểm luỹ tiến (sản phẩm ở mức qui định hoàn thành) được trả theo đơn giá bình thường (đơn giá cố định), còn tiền lương của những sản phẩm vượt mức khởi điểm luỹ tiến được trả theo đơn giá luỹ tiến.

- Mức khởi điểm luỹ tiến: Là mức được quy định, nếu sản lượng vượt mức quy định đó thì những sản phẩm vượt sẽ được trả lương theo đơn giá cao hơn so với bình thường (đơn giá cố định).

Như vậy, trong hình thức trả lương này có 2 loại đơn giá: đơn giá cố định và đơn giá luỹ tiến. Đơn giá cố định dùng để trả cho những sản phẩm trong mức khởi điểm và được xác định như trong chế độ trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân. Đơn giá luỹ tiến dùng để trả cho những sản phẩm vượt mức qui định (mức khởi điểm). Ví dụ:

+ Khi đạt 100% mức qui định thì được trả theo đơn giá cố định ĐGcđ; + Nếu vượt 1 - 10% mức qui định thì được trả theo đơn giá là: ĐCcđ x 1,1;

+ Nếu vượt 11 - 20% mức qui định thì được trả theo đơn giá là: ĐCcđ x 1,2;

+ Nếu vượt trên 21% mức qui định thì được trả theo đơn giá là: ĐCcđ x 1,3.

1.2. Đối tượng thường áp dụng hình thức trả lương sản phẩm luỹ tiến - Trả lương sản phẩm luỹ tiến được áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất - kinh doanh.

- áp dụng cho công nhân làm ở những khâu trọng yếu của dây chuyền sản xuất hoặc do yêu cầu đột xuất của nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh (đơn đặt

hàng đột xuất, sản xuất hàng xuất khẩu...) đòi hỏi phải hoàn thành khẩn trương, kịp thời kế hoạch.

1.3. Nguồn tiền trả cho đơn giá luỹ tiến

Nguồn tiền trả thêm cho đơn giá luỹ tiến được lấy từ khoản tiết kiệm chi phí sản xuất cố định trong giá thành sản phẩm.

1.4. Cách tính tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến a. Tính đơn giá cố định

Đơn giá cố định dùng để trả cho những sản phẩm trong mức khởi điểm, là thành phần liên quan đến tính tiền lương sản phẩm luỹ tiến. Đơn giá cố định được xác định như đơn giá của các chế độ tiền lương sản phẩm khác như đã nêu ở phần trên (§ G(LCBCVPC)Mtg hoặc

SL CBCV

M PC G L

§ 

 ...).

b. Xác định đơn giá luỹ tiến

Đơn giá luỹ tiến dùng để trả cho những sản phẩm vượt mức khởi điểm, được tính toán dựa vào đơn giá cố định và tăng thêm một tỷ lệ cho phép, tuỳ thuộc vào mức độ tiết kiệm chi phí sản xuất cố định trong giá thành sản phẩm.

Tỷ lệ này được xác định như sau:

k = dcđ x tc

x 100 (%) dL

Trong đó:

+ k : Tỷ lệ tăng đơn giá hợp lý;

+ dcđ: Tỷ trọng số tiền tiết kiệm được trong chi phí sản xuất cố định trong giá thành sản phẩm;

+ tc: Tỷ lệ của số tiền tiết kiệm về chi phí sản xuất cố định dùng để tăng đơn giá.

+ dL: Tỷ trọng tiền lương của công nhân sản xuất trong giá thành sản phẩm khi hoàn thành vượt mức sản lượng.

Công thức tính đơn giá luỹ tiến như sau:

ĐGlti = ĐGcđ x (1 + k i) (i= 1- n) Trong đó:

+ ĐGlti : Đơn giá luỹ tiến ở khoảng thứ i

+ ĐGcđ : Đơn giá cố định

+ k i : Tỷ lệ tăng đơn giá ở khoảng thứ i + n : Số khoảng trả theo đơn giá luỹ tiến c. Công thức tính tiền lương sản phẩm luỹ tiến:

- Công thức tổng quát:

§ C i

n 1 i i

SP Qx(k 1)x§G TL  

Trong đó:

+ Qi : Số lượng sản phẩm được trả ở mức đơn giá tăng thêm.

+ ki : Tỷ lệ % tăng đơn giá ở khoảng thứ i

- Nếu doanh nghiệp áp dụng 1 tỷ lệ tăng đơn giá thì:

TLsp = (Qtt x ĐGCĐ) + (Qtt - Q1)k x ĐGCĐ

Trong đó:

+ TLSP : Tiền lương sản phẩm luỹ tiến.

+ Q1 : Mức sản lượng khởi điểm.

+ ĐGCĐ : Đơn giá cố định.

+ k : Tỷ lệ % tăng đơn giá.

Nếu doanh nghiệp áp dụng các tỷ lệ tăng đơn giá khác nhau thì có thể áp dụng công thức tính sau:

§ C n tt n

§ C i 1 i 1

n 1

i i

§ C 1

sp Qx§G (1 k )(Q Q)§G (1 k )(Q Q )§G

TL         

 Hoặc

§ C n

tt n

§ C i

1 i 1 n

1 i i

§ C tt

sp Q x§G k (Q Q)x§G k (Q Q )x§ G

TL       



Trong đó:

+ Q1: Mức sản lượng khởi điểm

+ Qi: Mức sản lượng qui định thứ i dùng để xác định đơn giá luỹ tiến + Qn: Mức sản lượng qui định thứ n dùng để xác định đơn giá luỹ tiến + Qtt : Sản lượng thực tế của công nhân

+ ki: Tỷ lệ % tăng đơn giá của những sản phẩm vượt ở khoảng thứ i + kn: Tỷ lệ % tăng đơn giá của những sản phẩm vượt ở khoảng thứ n + ĐGCĐ: Đơn giá cố định dùng để tính cho sản phẩm từ 1 đến Q1.

Ví dụ:

Một công nhân bậc 5/6 được giao làm công việc đúng bậc thợ với đơn giá cố định là 3000 đồng/sản phẩm. Trong tháng, người công nhân này đạt được 175 sản phẩm. Mức sản lượng/tháng là 120 sản phẩm. Hãy tính tiền lương sản phẩm luỹ tiến? Biết rằng doanh nghiệp quy định biểu tỷ lệ luỹ tiến như sau:

+ Những sản phẩm từ 121 đến 150 được tăng 30% đơn giá cố định.

+ Từ sản phẩm thứ 151 trở đi được tăng 48% đơn giá.

Tiền lương sản phẩm luỹ tiến là:

TL = (120 x 3000) + (1+0,3)x(150-120)x3000 + (1+0,48)x(175-150)x3000 = 360.000 + 117.000 + 111.000 = 588.000 đồng

Hoặc:

TL = 175 x 3000 + (150-120)x0,3 x 3000 + (175-150)x0,48 x 3000 = 525.000 + 27.000 + 36.000 = 588.000 đồng

Ưu nhược điểm của chế độ trả lương sản phẩm luỹ tiến như sau:

Ưu điểm: Khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ kế hoạch.

Nhược điểm: Việc tổ chức quản lý tương đối phức tạp. Nếu xác định biểu tỷ lệ luỹ tiến không hợp lý sẽ làm tăng giá thành sản phẩm và giảm hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp.

Trên thực tế, để khắc phục các nhược điểm áp dụng hình thức này, cần lưu ý một số điểm sau:

Không nên quy định thời gian trả lương quá ngắn (ngày, tuần) khi áp dụng hình thức trả lương này để tránh tình trạng không hoàn thành mức lao động hàng tháng mà được hưởng mức tiền lương đơn giá luỹ tiến;

Phải lập phương án pháp dụng hình thức lương luỹ tiến, trong đó dự kiến được hiệu quả kinh tế để tránh tình trạng công nhân nhận lương luỹ tiến nhưng không đạt định mức;

Đơn giá được nâng cao nhiều hay ít cho những sản phẩm vượt mức khỏi điểm là do mức độ quan trọng của bộ phận sản xuất đó quyết định;

Không nên áp dụng rộng rãi chế độ trả lương này vì tốc độ tăng tiền lương của công nhân có thể lớn hơn tốc độ tăng năng suất lao động.

Trường hợp do khuyết điểm của công nhân gây ra hàng hỏng, hàng xấu thì không trả lương luỹ tiến hoặc rút bớt tỷ lệ luỹ tiến.

Hiệu quả kinh tế của chế độ lương này thể hiện qua các chỉ tiêu: mức độ tiết kiệm chi phí sản xuất cố định; mức độ hạ giá thành sản phẩm; nhiệm vụ sản xuất được hoàn thành về số lượng, chất lượng và thời gian.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị lao động tiền lương (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 171 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(325 trang)