Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị lao động tiền lương (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 137 - 142)

III. Các chế độ phụ cấp lương do Nhà nước quy định

10. Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề

Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề được quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Nhìn chung, các quy định tại Nghị định này về chế độ phụ cấp đặc thù có một vài điểm được điều chỉnh so với trước cải cách tiền lương tháng 10/2004: số các khoản phụ cấp được thu gọn hơn, mức hưởng phụ cấp cũng có một số thay đổi. Những điều chỉnh này về thực chất là điều chỉnh quan hệ tiền lương giữa các ngành nghề trong nền kinh tế quốc dân, có mục đích xác lập lại các quan hệ tiền lương phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước.

Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề bao gồm:

1.1. Phụ cấp thâm niên nghề

Phụ cấp thâm niên nghề là khoản phụ cấp mang tính chất ưu đãi cho sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân, công chức hải quan và người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu nhằm khuyến khích họ phục vụ lâu dài với chất lượng và hiệu quả cao.

Công thức tính phụ cấp thâm niên nghề như sau:

Phụ cấp thâm niên nghề

Mức lương hiện hưởng + phụ cấp chức vụ lãnh đạo +

phụ cấp thâm niên

Tỷ lệ % được hưởng

= x

Mức phụ cấp được quy định: Sau 5 năm (đủ 60 tháng) tại ngũ hoặc làm việc liên tục trong ngành hải quan, cơ yếu thì được hưởng phụ cấp thâm niên nghề với tỷ lệ % được hưởng là 5%. Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm được tính thêm 1%.

Phụ cấp thâm niên nghề được trả cùng kỳ lương hàng tháng.

1.2. Phụ cấp ưu đãi theo nghề

Phụ cấp ưu đãi theo nghề là phụ cấp nhằm bù đắp cho những cán bộ, công chức, viên chức làm những nghề hoặc công việc có điều kiện lao động cao hơn bình thường, có chính sách ưu đãi của Nhà nước mà vẫn chưa được xác định trong mức lương.

Công thức tínhphụ cấp theo nghề như sau:

Phụ cấp ưu đãi theo nghề có 10 mức: 5%, 10%, 15%, 20%, 25%, 30%, 35%, 40%, 45%, 50% và được trả cùng kỳ lương hàng tháng. Căn cứ trên quy định về các mức phụ cấp ưu đãi theo nghề này, các cơ quan có thẩm quyền quy định mức phụ cấp ưu đãi theo nghề phù hợp với đặc thù công việc của ngành mình.

Ví dụ, theo Quyết định số 313/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 2/12/2005, các cán bộ viên chức y tế làm các công việc trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo nghề là 50%.

1.3. Phụ cấp trách nhiệm theo nghề

Phụ cấp trách nhiệm theo nghề là phụ cấp nhằm bù đắp cho các chức danh được xếp lương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ và bảng lương chức vụ thuộc ngành Toà án, Kiểm sát, Thanh tra và một số chức danh tư pháp do tinh thần trách nhiệm cao trong công việc của các chức danh này chưa được tính đến

Phụ cấp ưu đãi theo nghề

Mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + phụ cấp thâm niên vượt khung

(nếu có)

Tỷ lệ % được hưởng

= x

hoặc tính đủ trong mức lương.

Công thức tính phụ cấp trách nhiệm theo nghề như sau:

Phụ cấp trách nhiệm theo nghề có 5 mức: 10%, 15%, 20%, 25%, 30% và được trả cùng kỳ lương hàng tháng.

Đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề thì không được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề.

Việc quy định mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với từng loại chức danh thuộc ngành Toà án, Kiểm sát, Thanh tra và các chức danh tư pháp do cấp có thẩm quyền quy định. Ví dụ, theo Quyết định số 233/2005/QĐ-TTg ngày 29/9/2005 của Thủ tướng Chính phủ, chế độ phụ cấp theo nghề đối với Chấp hành viên thi hành án dân sự được quy định: cấp tỉnh là 25%; cấp huyện là 30%; chế độ phụ cấp theo nghề đối với công chức viên các cơ quan thuộc Công chứng Nhà nước là 15%...

1.4. Phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh

Phụ cấp phục vụ quốc phòng an ninh là loại phụ cấp nhằm khuyến khích công nhân, viên chức phục vụ lâu dài trong các lực lượng vũ trang và cơ yếu góp phần xây dựng lực lượng vũ trang, cơ yếu vững mạnh.

Đối tượng được hưởng phụ cấp quốc phòng an ninh là những người làm việc trong lực lượng vũ trang và cơ yếu, không thuộc đối tượng hưởng lương cấp bậc quân hàm (sĩ quan, hạ sĩ quan từ Hạ sĩ đến Đại tướng) và không thuộc đối tượng hưởng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân, lương chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân.

Công thức tính mức tiền phụ cấp quốc phòng an ninh như sau:

139

Phụ cấp trách nhiệm theo

nghề

Mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo +

phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)

Tỷ lệ % được hưởng

= x

Phụ cấp quốc phòng an

ninh

Mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo +

phụ cấp thâm niên

Tỷ lệ % được hưởng

= x

Tỷ lệ % được hưởng được quy định theo 2 mức: 30% và 50% tuỳ theo mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của nghề, công việc.

Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng.

1.5. Phụ cấp phục vụ

Phụ cấp phục vụ là phụ cấp nhằm ưu đãi những cán bộ, công chức được bầu cử vào các chức vụ hoặc được bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và Chuyên gia cao cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho họ thực hiện tốt trọng trách được giao.

Theo Quyết định số 269/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 10 năm 2005, chế độ phụ cấp này được quy định như sau:

1.5.1. Đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp phục vụ

(1) ủy viên ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Chủ nhiệm ủy ban của Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Trưởng ban của Đảng ở Trung ương; Chánh Văn phòng Trung ương; Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;

Tổng biên tập Báo Nhân dân; Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản và các chức danh đã được xếp mức lương tương đương Trưởng ban Đảng ở Trung ương.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam; Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các chức danh đã được xếp mức lương tương đương Bộ trưởng.

Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

Thượng tướng; Đô đốc Hải quân; Tư lệnh quân chủng, Quân khu và các chức danh tương đương trong Quân đội nhân dân.

Thượng tướng trong lực lượng Công an nhân dân.

(2) Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam.

(3) Phó Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương; Phó Chánh Văn phòng Trung ương; Bí thư Ban Cán sự đảng ngoài nước; Bí thư Đảng ủy khối cơ quan Trung ương; Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Phó Tổng biên tập Báo Nhân dân; Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản;

Giám đốc Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Phó Chủ nhiệm các ủy ban của Quốc hội; Trưởng ban thuộc ủy ban Thường vụ Quốc hội; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.

Trung tướng; Phó Đô đốc Hải quân; Thiếu tướng; Chuẩn Đô đốc Hải quân;

Tư lệnh Quân đoàn và các chức vụ tương đương trong Quân đội nhân dân.

Trung tướng; Thiếu tướng và Tổng cục trưởng trong lực lượng Công an nhân dân.

(4) ủy viên ủy ban Kiểm tra Trung ương; Phó Chủ tịch các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam);

Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đô thị loại I.

(5) ủy viên Đoàn Chủ tịch, ủy viên Thường trực ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

(6) Người được quyết định hưởng bảng lương Chuyên gia cao cấp quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.

1.5.2. Mức phụ cấp phục vụ

- Mức 400.000 đồng/tháng áp dụng đối với các đối tượng thuộc nhóm (1), nhóm (2) và Chuyên gia cao cấp bậc 3.

- Mức 200.000 đồng/tháng áp dụng đối với các đối tượng thuộc nhóm (3), (4) và (5) và Chuyên gia cao cấp bậc 1, bậc 2.

Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức vụ thì hưởng một mức phụ cấp phục vụ theo chức vụ cao nhất.

1.5.3. Cách tính trả

Khi cán bộ, công chức thuộc diện hưởng phụ cấp phục vụ được điều động, thuyên chuyển từ vị trí có mức phụ cấp phục vụ cao đến vị trí có mức phụ cấp phục vụ thấp thì được bảo lưu mức phụ cấp phục vụ cũ trong thời gian 6 tháng.

Khi cán bộ, công chức thuộc diện hưởng phụ cấp phục vụ thôi giữ chức vụ, nghỉ hưu hoặc từ trần thì thôi hưởng phụ cấp phục vụ.

Phụ cấp phục vụ được thanh toán định kỳ hàng tháng.

1.5.4. Nguồn trả phụ cấp

Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp phục vụ được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm trả lương cho cán bộ, công chức thuộc các nhóm đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp phục vụ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị lao động tiền lương (Nghề: Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai (Trang 137 - 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(325 trang)