Tác động tích cực

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 23 - 30)

Quan điểm về vốn FDI tại các nước đang phát triển ngày nay đã được phát triển rất nhiều. Các nước đang phát triển xem vốn FDI là một trong những nguồn vốn đầu tư quan trọng góp phần bù đắp cho sự thiếu hụt vốn đầu tư trong nước thay vì trước đây thường xem nguồn vốn này như một sự khai thác bóc lột của tư bản nước ngoài. Khi thu hút vốn FDI vào một vùng nào đó, một địa phương nào đó trong quốc gia, tác động tích cực của dòng vốn này thể hiện ở những mặt cụ thể sau:

Thứ nhất, vốn FDI có khả năng giải quyết có hiệu quả những khó khăn về nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của vùng kinh tế. Trong

giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, các nước chậm và đang phát triển đều gặp phải vấn đề nan giải là thiếu vốn đầu tư do không có tích lũy hoặc tích lũy thấp, do đó việc đầu tư cho các vùng kinh tế của quốc gia còn thấp, quy mô đầu tư cho các vùng này là không cao. Vì mức đầu tư thấp nên kém hiệu quả, không có điều kiện để thâm nhập thị trường trong nước, mở rộng hợp tác quốc tế, hạn chế việc đổi mới công nghệ, thiếu khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, gây ra tình trạng thường xuyên thâm hụt ngân sách ở các địa phương trong vùng. Giải pháp của các quốc gia đang phát triển lúc này là tìm đến những nguồn đầu tư quốc tế, trong đó vốn FDI là nguồn vốn đầu tư quốc tế được đánh giá là có hiệu quả nhất đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội. Loại hình FDI không quy định mức đầu tư vốn tối đa mà chỉ quy định mức vốn đầu tư tối thiểu, do vậy cho phép các nước nhận đầu tư khai thác được nguồn vốn bên ngoài, làm tăng thêm nguồn lực. Nguồn vốn FDI có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, xã hội và thường là vốn đầu tư dài hạn, khi nhà ĐTNN bỏ vốn đầu tư thì họ chịu trách nhiệm hoàn toàn về hiệu quả của hoạt động sản xuất và kinh doanh, do đó buộc họ phải tính toán kỹ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện dự án. Bên cạnh đó, với các ưu thế có sẵn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý… nhà ĐTNN sẽ triển khai những dự án có độ rủi ro thấp và khả năng thu lợi nhuận trên vốn đầu tư là cao. Đây là ưu thế hơn hẳn của vốn FDI so với các loại vốn vay khác, nên nó có hiệu quả để tăng trưởng kinh tế bền vững. Việc thu hút vốn FDI có thể giải quyết khó khăn về tích lũy vốn thấp và bù đắp những khoản thiếu hụt ngoại tệ trong cán cân thanh toán. Hơn nữa, nhờ dòng ngoại tệ và các nguồn lực từ bên ngoài đưa vào đã tạo cơ sở vật chất kinh tế để củng cố sức sức mạnh đồng nội tệ. Chỉ xét riêng vốn FDI, trong những năm qua bằng những chính sách năng động và có hiệu quả, các nước công nghiệp mới (NICs) Châu Á đã nhận một lượng vốn lớn, đây là nguồn vốn đặc biệt quan trọng giúp các nước này trở thành những con rồng Châu Á. Về tỷ lệ mà tư bản nước ngoài đóng góp vào hoạt động xuất khẩu

cũng khá lớn đối các quốc gia đang phát triển như Braxin 37,2%, Mêxico 32,1%, Đài Loan 25,6%, Hàn Quốc 24,6%, Thái Lan 22,7%, Hồng Kông 16,5%, Colombia 14,4%. Cùng với việc bổ sung thêm nguồn vốn từ bên ngoài, vốn FDI còn có tác động tích cực đến sự phát triển của thị trường tài chính của quốc gia tiếp nhận đầu tư, sự hoạt động của vốn FDI như là một trong những động lực làm tăng huy động và kích thích đầu tư từ nguồn vốn nội địa, cũng như thúc đẩy và trợ giúp sự hình thành các thể chế tài chính như hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán ở những quốc gia đang phát triển. Trên thực tế, các nhà ĐTNN không đơn thuần di chuyển vốn từ nước họ đến nước nhận đầu tư mà còn dựa vào chính thị trường vốn của địa phương.

Vốn nước ngoài có thể trực tiếp tạo ra những thuận lợi cho đầu tư nhiều hơn nếu nó được dùng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng của quốc gia và địa phương tiếp nhận. Thậm chí vốn FDI được đầu tư vào bất kỳ ngành nào đó vẫn có thể kích thích đầu tư trong vùng thông qua giảm chi phí hoặc tạo ra nhu cầu cho các ngành khác. Như vậy, cùng với việc tiếp nhận vốn đầu tư từ bên ngoài, các vùng tiếp nhận đầu tư còn có điều kiện huy động nguồn vốn đầu tư trong nước.

Thứ hai, vốn FDI kích thích chuyển giao và phát triển công nghệ ở vùng kinh tế nhận đầu tư. Công nghệ có thể nói là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng và sự phát triển của mọi nền kinh tế, đối với các quốc gia đang phỏt triển hiện nay thỡ vai trũ này ngày càng được khẳng định rừ ràng. Vỡ vậy, tăng cường khả năng công nghệ luôn là những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của các quốc gia đang phát triển, vốn FDI được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của nước nhận đầu tư. Vai trò này thể hiện qua hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài và phát triển khả năng công nghệ của các trung tâm nghiên cứu ứng dụng của nước sở tại.

Đặc điểm phổ biến ở các quốc gia đang phát triển là sự lạc hậu, thiếu thốn công nghệ và kỹ thuật do trình độ phát triển kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật

kém nên các nước này ít có khả năng tự phát triển công nghệ mới, hiện đại.

Do đó, các nước đang phát triển muốn có được những công nghệ mới thì phần lớn thông qua con đường nhận đầu tư trực tiếp từ bên ngoài. Theo quy luật và sức ép thay đổi, cải tiến công nghệ ở các nước phát triển thì việc đưa những công nghệ đã giảm đi lợi thế cạnh tranh sang các quốc gia đang phát triển mà ở đó công nghệ này còn hiện đại, phù hợp với trình độ sản xuất là một tất yếu.

FDI là hình thức chuyển giao công nghệ chuyên sâu nhất, bởi vì khi triển khai các dự án FDI, các nhà ĐTNN không chỉ chuyển vốn mà họ còn mang theo toàn bộ những thành tố cấu thành nên một công nghệ sản xuất hoàn chỉnh. Đó bao gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu (phần cứng của công nghệ), tri thức khoa học, bí quyết công nghệ, phương thức quản lý và tổ chức vận hành công nghệ…(phần mềm của công nghệ) cũng như đưa sang những chuyên gia về lĩnh vực đó. Việc hình thành một mối liên hệ lâu bền giữa bên chuyển giao và bên tiếp nhận, điều này cho phép các nước nhận đầu tư không chỉ nhập khẩu công nghệ đơn thuần mà còn nắm vững cả về kỹ năng nguyên lý vận hành, sửa chữa, mô phỏng và phát triển nó, nhanh chóng tiếp cận những công nghệ hiện đại ngay cả khi nền tảng công nghệ quốc gia chưa được tạo lập đầy đủ.

Bên cạnh đó, việc xuất hiện những công nghệ, kỹ thuật và trình độ quản lý tiên tiến của các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là của các công ty xuyên quốc gia cũng đã kích thích các doanh nghiệp trong nước cố gắng đổi mới công nghệ để nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ ba, vốn FDI có thể giải quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực cho vùng kinh tế nhận đầu tư. Phần lớn các dự án FDI thường tổ chức các khóa đào tạo cho người lao động trong dự án, trong đó có nhiều người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài, từ đó sẽ hình thành ở vùng nhận đầu tư một lực lượng lao động lành nghề và có chuyên môn tốt. Mặt khác, để dự án hoạt động tốt, nhà ĐTNN buộc phải đào tạo cán bộ quản lý đến trình độ đủ để đáp ứng yêu cầu của công việc. từ đó làm cho đội ngũ cán bộ của nơi nhận

đầu tư trưởng thành hơn về năng lực quản lý. Đây là nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi vì trình độ nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất, các vấn đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cư. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nước trên thị trường lao động là nhân tố thúc đẩy lực lượng lao động tự nâng cao trình độ một cách tích cực và có hiệu quả hơn, góp phần hình thành nhanh một đội ngũ lao động có trình độ, có tác phong công nghiệp hiện đại. Tất cả những điều đó sẽ góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động của các công ty trong nền kinh tế, vì khi các công ty xuyên quốc gia thâm nhập vào nền kinh tế sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh mạnh mẽ buộc các công ty khác phải cải tiến để nâng cao năng suất lao động, đứng vững trên thị trường. Bên cạnh đó, thông qua việc tạo ra những doanh nghiệp mới hoặc tăng quy mô của các đơn vị kinh tế, vốn FDI đã tạo ra việc làm cho một số lượng lớn lao động. Các dự án FDI không những có thể thu hút một lượng lớn lao động trực tiếp mà còn tạo ra nhiều việc làm cho các dịch vụ đi theo, chẳng hạn các hoạt động cung ứng dịch vụ và gia công cho các dự án FDI đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động.

Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, số người thất nghiệp và bán thất nghiệp ở các nước chậm và đang phát triển chiếm khoảng từ 35% - 38% tổng số lao động. Trước tình trạng đó, tỷ lệ 54,46%, 23%, 21% số người làm việc cho các doanh nghiệp FDI so với tổng số người có việc làm của các nước tương ứng Singapore, Braxin, Mexico có ý nghĩa rất lớn. Cũng theo kết quả nghiên cứu của Liên hợp quốc thì số việc làm gián tiếp do công ty nước ngoài tạo ra thường lớn gấp 2-3 lần, tối thiểu cũng bằng số việc làm được trực tiếp tạo ra. Sự gia tăng của khu vực dịch vụ thu hút được khá nhiều lao động và thậm chí số việc làm được tạo ra trong các ngành này còn nhiều hơn so với các ngành công nghiệp truyền thống vốn vẫn sử dụng nhiều lao động, nhờ đó tình trạng bán thất nghiệp phổ biến ở các nước đang phát triển được hạn chế rất nhiều.

Thứ tư, vốn FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng CNH-HĐH và đưa nền kinh tế tham gia vào phân công lao động quốc tế.

Trước hết, vốn FDI có vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi và phát triển cơ cấu kinh tế ngành, vùng lãnh thổ, nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư cố định ở một số ngành quan trọng của nền kinh tế. Tùy theo chính sách, chiến lược phát triển kinh tế ngành, vùng lãnh thổ mà nước nhận đầu tư lập và giới thiệu các dự án khuyến khích đầu tư, đưa ra các chính sách ưu đãi các công ty nước ngoài đầu tư vào những ngành, những vùng cần phát triển. Bằng việc thu hút vốn FDI, các nước đang phát triển từng bước khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, thúc đẩy nền kinh tế hội nhập, tham gia phân công lao động và hợp tác quốc tế.

Ví dụ, năm 1988 ở Thái Lan, dòng vốn FDI vào khu vực nông nghiệp, khai thác mỏ và thăm dò dầu khí chỉ có 12,2%, còn gần 90% FDI tập trung vào các ngành công nghiệp. Đó là nguyên nhân giải thích vì sao FDI đã đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy quá trình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm công nghiệp. Thái Lan cũng như nhiều nước đang phát triển khác, một điểm đáng lưu ý là số vốn đó tập trung khá đồng đều vào cả hai khu vực công nghiệp loại hai và loại ba, trong đó ba ngành dẫn đầu đó là đồ điện, xây dựng và thương mại chiếm trên 40,5% tổng giá trị FDI vào Thái Lan.

Thứ năm, vốn FDI có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ vùng kinh tế- nơi nhận đầu tư. Hoạt động FDI giúp những nước nhận đầu tư đẩy mạnh xuất khẩu, những lợi thế so sánh của các yếu tố sản xuất ở vùng kinh tế của nước chủ nhà được khai thác có hiệu quả trong phân công lao động quốc tế, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hoạt động FDI giúp nơi nhận đầu tưởm rộng thị trường ở nước ngoài, những hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn FDI, đã biến bạn hàng truyền thống của các nhà ĐTNN tại nơi nhận đầu tư thành bạn

bè của họ. Đối với những nước đang phát triển, yêu cầu thâm nhập và mở rộng thị trường ở nước ngoài là rất lớn và cấp bách, nhưng do sự hạn chế về năng lực tiếp thị, hạn chế về trình độ công nghệ và quản lý nên rất khó khăn trong việc giải quyết yêu cầu này. Công việc này đối với các NĐT trực tiếp nước ngoài lại đơn giản hơn vì họ là những người tương đối am hiểu thị trường thế giới, có cơ sở tiếp thị ở những thị trường quan trọng, có tiềm lực về vốn và công nghệ, có sẵn những mối quan hệ làm ăn cũng như kinh nghiệm buôn bán, có nhiều thủ thuật để chiến thắng đối thủ cạnh tranh. Chính vì những lý do đó, khuyến khích FDI hướng vào xuất khẩu luôn có ưu đãi đặc biệt trong chính sách thu hút FDI của những nước đang phát triển.

Và nếu xét vốn FDI trong mối quan hệ với các nguồn vốn nước ngoài khác như tín dụng quốc tế, chứng khoán quốc tế, ODA…thì vốn FDI cho phép các nước đang phát triển tránh được gánh nặng nợ nần, ít mạo hiểm, do đó có ảnh hưởng tích cực đến cán cân thanh toán trong ngắn hạn. Tuy nhiên, về dài hạn, để biết rừ FDI ảnh hưởng đến cỏn cõn thanh toỏn như thế nào thỡ cần phải xem xét trong một thời kỳ nhất định. Và dù có xem xét dưới góc độ nào, các nhà kinh tế đều có một kết luận là sự gia tăng dòng vốn FDI có ảnh hưởng tích cực đối với cán cân thanh toán của các nước đang phát triển. Điều quan trọng hơn nữa là vốn FDI có hiệu ứng tích cực đối với toàn bộ hệ thống tài chính của nước nhận đầu tư.

Tóm lại, quan hệ kinh tế quốc tế đã hình thành nên các dòng lưu chuyển vốn chủ yếu: Dòng vốn từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển, dòng vốn lưu chuyển trong nội bộ các nước đang phát triển và dòng vốn trong nội bộ của các nước phát triển…Sự lưu chuyển của các dòng vốn diễn ra dưới nhiều hình thức như: Tài trợ phát triển chính thức (gồm Viện trợ phát triển chính thức - ODA và các hình thức khác), nguồn vay tư nhân (tín dụng từ các ngân hàng thương mại) và FDI. Mỗi nguồn vốn có những đặc điểm riêng của nó. Trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, vốn FDI là loại vốn có

nhiều ưu điểm hơn so với các loại vốn khác. Nhất là đối với các nước đang phát triển, khi khả năng tổ chức sản xuất đạt hiệu quả còn thấp thì ưu điểm đó càng rừ rệt. Vốn FDI giữ vai trũ to lớn và khỏ toàn diện đối với sự phỏt triển kinh tế xã hội của các vùng kinh tế nơi nhận vốn, đặc biệt các dự án FDI sẽ làm thay đổi bộ mặt các vùng kinh tế nơi các dự án này hoạt động. Với những ưu điểm nổi bật đó thì việc thu hút ngày càng nhiều vốn FDI trở thành một chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, trong đó thu hút và sử dụng vốn FDI theo lãnh thổ luôn được các quốc gia chú trọng

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của nhiều nước tiếp nhận FDI cho thấy việc sử dụng vốn FDI có thể mang lại một số tác động tiêu cực.

Một phần của tài liệu luận văn kinh tế quốc tế Thu hút đầu tư trực tiếp của Châu Á vào Đà Nẵng trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Thực trạng và giải pháp (Trang 23 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w