Đà Nẵng nằm ở trung độ của đất nước, cách Hà Nội 765 km về phía Bắc và cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, nối với vùng Tây Nguyờn qua quốc lộ 14B và là cửa ngừ ra biển của Tõy Nguyờn và cỏc nước Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước Đông Bắc Á thông qua hành lang kinh tế Đông - Tây. Bên cạnh đó, Đà Nẵng có các tuyến giao thông quan trọng như quốc lộ 1A, đường sắt liên vận quốc tế Trung Quốc - ASEAN
đi qua, cảng biển và sân bay quốc tế, tạo ưu thế về vị trí địa lý kinh tế của Đà Nẵng trong tổng thể của cả nước, xứng đáng là thành phố hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Ngoài ra Đà Nẵng còn là trung tâm của năm di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Phong Nha - Kẻ Bàng và Nhã nhạc cung đình Huế.
Các trung tâm kinh tế phát triển của các nước Đông Nam Á và Thái Bình Dương đều nằm trong phạm vi bán kính 2.000km tính từ thành phố Đà Nẵng rất thuận tiện trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Địa hình
Địa hình thành phố vừa có đồng bằng vừa có núi, vùng núi cao và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi thấp xen kẽ những đồng bằng hẹp.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, lại là vùng tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự và các khu chức năng của thành phố có dân cư đông đúc. Đất để bố trí các cơ sở công nghiệp và các công trình kinh tế - xã hội khác đã gần tới hạn và vấn đề cấp nước cho sản xuất công nghiệp, dịch vụ đang có nhiều hạn chế.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, phần lớn ở dộ cao 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Việc xây dựng có những thuận lợi về nền móng công trình, song vẫn cần đầu tư lớn trong xử lý mặt bằng - xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó cần tính toán thật hiệu quả trong bố trí phát triển các cơ sở mới.
Khí hậu thủy văn
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nền nhiệt độ cao và ít biến động. Khí hậu thành phố mang đặc thù của khí hậu nơi chuyển tiếp giữa hai miền: niềm bắc và niềm nam nhưng nổi trội là khí hậu nhiệt đới của niềm nam. Đà Nẵng cú hai mựa rừ rệt: mựa mưa (từ thỏng 8 đến tháng 12) và mùa khô (tháng 1 đến tháng 7). Mùa mưa trùng với mùa bão lớn
nên thường có lũ lụt, ngập úng ở nhiều vùng, ngược lại mùa hè ít mưa, nền nhiệt cao gây hạn, một số cửa sông bị nước mặn xâm nhập, gây ảnh hưởng không tốt đến phát triển kinh tế và đời sống dân cư thành phố.
Tài nguyên thiên nhiên
Thành phố Đà Nẵng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của thành phố.
Tài nguyên nước
Nguồn nước cung cấp cho thành phố Đà Nẵng chủ yếu từ các sông Cu Đê, Cẩm Lệ, Vĩnh Điện, tuy nhiên nguồn nước này bị hạn chế do ảnh hưởng của thủy triều (vào mùa khô, tháng 5 và 6). Các tháng khác nhìn chung đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và sinh hoạt của người dân. Nước ngầm của vùng khá đa dạng, các khu vực có triển vọng khai thác là nguồn nước ngầm tệp đá vôi Hòa Hải - Hòa Quý ở chiều sâu tầng chứa nước 50 - 60m, khu Hòa Khánh có nguồn nước ở độ sâu 30-90m.
Tài nguyên đất
Diện tích toàn thành phố Đà Nẵng là 1.256,54km2 (năm 2006) với các loại đất, cồn cát, đất ven biển, đất mặn, đất phèn, đất phù sa, đất xám bặc màu, đất đen, đất đỏ vàng, đất mùn đỏ vàng, đất thung lũng và đất xói mòn trơ sỏi đá. Quan trọng là đất phù sa thích hợp với sản xuất nông nghiệp và đất đỏ vàng thích hợp với trồng cây công nghiệp dài ngày, cây đặc sản, dược liệu, chăn nuôi gia súc và bố trí các cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp thành phố đến năm 2006 là 60.989,8 ha, chiếm diện tích lớn nhất (48,5%) trong tổng diện tích dất tự nhiên của thành phố.
Đất rừng tự nhiên tập trung chủ yếu phía tây huyện Hòa Vang, một số ít ở quận Liên Chiểu, Sơn Trà. Đất rừng trồng có ở hầu hết các quận, huyện trong thành phố nhưng tập trung chủ yếu vẫn là huyện Hòa Vang, Quận liên Chiểu và Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 45%, phân bố chủ yếu ở nơi có độ
dốc lớn, địa hình phức tạp.
Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa phụ vụ nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch, nhất là khu vực Sơn Trà, Hải Vân và Bà Nà-nơi hội tụ các thực vật Bắc Nam.
Tài nguyên biển và ven biển
Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 70km, có vịnh nước sâu với các cửa biển Liên Chiểu, tiên Sa, có vùng lãnh hải thềm lục địa với độ sâu 200m, tạo thành vành đai nước nông rộng lớn thích hợp cho phát triển kinh tế tổng hợp biển và gia lưu với nước ngoài. Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp như bãi Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có giá trị lớn cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng.
Khả năng phát triển kinh tế thủy hải sản của thành phố lớn, vùng biển Đà Nẵng có trữ lượng hải sản lớn, khả năng hàng năm khoảng 60-70 nghìn tấn.
Sản lượng khai thác trung bình hàng năm đạt trên 40 nghìn tấn, chủ yếu cá nổi ven bờ. Thành phố còn có hơn 670 ha mặt nước có khả năng nuôi trồng thủy sản, tạo điều kiện tốt để xây dựng vùng nuôi cá nước ngọt tại các xã Hòa Khương, Hòa Phong, Hòa Liên, Hòa Sơn thuộc huyện Hòa Vang.
Tài nguyên du lịch và di sản văn hóa
Thành phố Đà Nẵng là một trong những trung tâm du lịch của cả nước, có tiềm năng du lịch phong phú gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Đà Nẵng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như đèo Hải Vân, Nam Ô, Xuân Thiều, bán đảo Sơn Trà, Bà Nà Núi Chúa, Ngũ Hành Sơn, các bãi tắm Mỹ Khê, Non Nước, được tạp chí Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển đẹp và hấp dẫn nhất hành tinh, Bảo tàng Chàm với di tích Chàm gắn kết với các di sản văn hóa thế giới như: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Cố Đô Huế và các thành phố duyên hải miền Trung. Rất thuận tiện cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch nghỉ mát, tham quan, nghiên cứu, văn hóa…
Tài nguyên nhân văn
Thành phố Đà Nẵng là nơi tập trung nhiều danh la, thắng cảnh, đồng thời cũng là nơi có nhiều di tích văn hóa của các dân tộc do nhiều thế hệ để lại, tiêu biểu là các di tích lịch sử dân tộc Chăm, các lễ hội văn hóa của đồng bào dân tộc Cơ Tu…Những nét đặc trưng về văn hóa của các dân tộc đã để lại trên địa bàn thành phố nhiều luồng văn hóa đặc sắc có sức thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, tạo cơ hội để thành phố phát triển kinh tế theo hướng đa dạng.
Dân số và nguồn nhân lực
Dân số trung bình của Đà Nẵng năm 1997 là 672,5 nghìn người, đến năm 2007 là 806,9 nghìn người, tăng thêm 134,4 nghìn người trong giai đoạn 1997-2007 và đạt tốc độ tăng dân số bình quân 1,9%/năm, giai đoạn 2001- 2005 là 1,7%/năm, cao hơn mức tăng của cả nước (1,33%).
Cũng do dân số tăng nhanh chóng, mật độ dân số thành phố đã tăng từ 535người/km2 năm 1997 lên 631 người/km2 vào năm 2006 trong khi mật độ dân số tòan miền trung mới chỉ đạt 203 người/km2 và cả nước là 256 người/km2. Tuy nhiên dân số phân bố không đều giữa các quận huyện. Quận tập trung đông dân cư gồm: quận Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn và đặc biệt là quận Thanh Khê có mật độ dân số/km2 cao nhất thành phố. Các quận, huyện ngoại thành do điều kiện địa hình, vị trí địa lý không thuận lợi nên dân cư thưa thớt, năm 2006 mật độ dân số hai quận, huyện ngoại thành chỉ đạt 150 người/km2, thấp hơn rất nhiều so với các quận nội thành.
Dân số khu vực thành thị năm 2006 là 687 nghìn người, chiếm 86,7%
tổng dân số toàn thành phố. Đây là tỷ lệ cao nhất trong cả nước, tăng bình quân 3,53%/năm trong giai đoạn 2001-2005 và 2,84% trong giai đoạn 1997-2006.
Lực lượng lao động xã hội năm 2006 của thành phố là 387,3 nghìn người, chiếm 48,8%% dân số, trong đó số lao động có việc làm là 365,1
nghìn người (chiếm 95,1% lực lượng lao động) tăng 112,4 nghìn người so với năm 2000 và 147,1 nghìn so với năm 1007. Trình độ học vấn và trình độ kỹ thuật nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng tương đối cao so với trung bình chung của cả nước. Theo số liệu năm 2006, toàn thành phố có hơn 62 nghìn lao động có trình độ đại học, cao đẳng (chiếm 16%), lao động có trình độ trung học đạt 8,5% và công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng cao nhất với 21,2%
tổng số lao động.
Thành phố giải quyết tốt việc làm cho người dân với 24,2 vạn lao động đựoc giải quyết việc làm trong giai đoạn 1997-2007, đạt bình quân 2,2 vạn lao động/năm (vượt so với kế hoạch đề ra 1,8 - 2 vạn lao động). Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn thành phố đã giảm từ 5,42%/ năm 1997 ước còn 4,8%
vào năm 2007, và được đánh giá là ổn định, hợp lý đối với một đô thị đang trên đà phát triển. Công tác giải quyết việc làm được phối hợp chặt chẽ với đào tạo nghề, chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động. tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ 21,6%/ năm 1997 lên 24,4% năm 2000 và 45,7% năm 2006, tăng hơn 2 lần so với năm 1997. Tỷ lệ lao động có tay nghề, kỹ thuật tăng tương ứng từ 13,35 lên 15,4% và 29,7%.
Tuy nhiên, thành phố Đà Nẵng mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chủ yếu phát triển các ngành công nghiệp gia công, chế biến ở dạng thô, cơ khí lắp ráp…chỉ đòi hỏi lực lượng lao động phần lớn là lớp trẻ, có sức khỏe. Mặt bằng chung về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và trình độ nguồn nhân lực tuy có nâng lên và cao hơn so với tỷ lệ bình quân của khi vực cũng như cả nước (cao gấp 2,9 lần khu vực Nam Trung bộ và 2,6 lần cả nước), song vẫn thấp so với các thành phố lớn.
2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CỦA CHÂU Á TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG